TP.HCM giám sát chặt thịt bẩn

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
“Kiểm soát thịt bẩn tại TP.HCM” là chủ đề buổi giao lưu trực tuyến do báo Pháp Luật TP.HCM tổ chức vào sáng 14-3.

Công ty Cổ phần Chế biến thực phẩm Tân Việt Sin (Bình Chánh, TP.HCM) tài trợ buổi giao lưu này.

BS Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Phó Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM, cho biết từ đầu năm 2012 đến nay, chi cục phối hợp thanh tra Sở Y tế TP thanh tra 100 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và đã phát hiện 50 cơ sở vi phạm, tạm đình chỉ hoạt động 12 cơ sở, buộc chín cơ sở tiêu hủy sản phẩm thực phẩm vi phạm. “Sau khi có kết luận thanh tra, sẽ công khai trên báo, đài những cơ sở tạm đình chỉ hoạt động” - BS Huỳnh Mai nhấn mạnh.

Bà Trương Thị Kim Châu, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP.HCM, cũng cho biết mỗi ngày TP.HCM tiêu thụ khoảng 1.000 tấn sản phẩm động vật. Trong đó, 8.000-9.000 con heo, khoảng 500 con trâu, bò. Hơn 80% nguồn cung cấp thịt từ các tỉnh. Cơ quan thú y thường phối hợp các ngành chức năng, đoàn liên ngành… kiểm tra ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh có sử dụng thịt. Khi phát hiện vi phạm thịt không nguồn gốc hoặc kém chất lượng đều xử lý theo quy định.

Bà Kim Châu còn cho biết cơ quan thú y thường phối hợp các ngành chức năng, đoàn liên ngành… kiểm tra ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh có sử dụng thịt. Khi phát hiện vi phạm thịt không nguồn gốc hoặc kém chất lượng đều xử lý theo quy định. “Mới đây, Trạm Kiểm dịch động vật Thủ Đức bắt giữ trên 100 kg thịt bò thối có nguồn gốc từ tỉnh Đồng Nai. Người vận chuyển khai số hàng trên giao cho Công ty Tân Việt Sin ở quận 8. Tuy nhiên, qua xác minh, Chi cục Thú y TP.HCM ghi nhận Công ty Tân Việt Sin ở quận 8 đã ngưng hoạt động từ lâu. Công ty này hiện đóng tại xã Bình Hưng (huyện Bình Chánh) và chỉ mua thịt bò đã qua kiểm dịch từ chợ đầu mối, các cửa hàng uy tín trên địa bàn TP.HCM” - bà Kim Châu lưu ý.

Liên quan đến chất cấm được sử dụng trong chăn nuôi, bà Kim Châu cho biết từ năm 2006 đến nay, Chi cục Thú y TP.HCM thường xuyên giám sát tình hình sử dụng chất cấm tại các cơ sở chăn nuôi, đồng thời lấy mẫu nước tiểu kiểm định các chất Salbutamol, Clenbutarol và Ractopamin. Cơ sở sử dụng sẽ bị xử phạt hành chính, còn đàn heo phải giữ lại cho đến khi xét nghiệm nước tiểu âm tính mới được xuất bán. Trong khi đó, BS Huỳnh Mai cho rằng sản phẩm động vật tại TP.HCM được cơ quan thú y kiểm soát khá chặt chẽ, bài bản. Cho đến nay ngành y tế vẫn chưa nhận được thông tin cảnh báo cũng như đề nghị phối hợp kiểm tra về chất cấm gốc Beta Agonist. Tuy nhiên, nếu phát hiện trường hợp nghi ngờ thì các đoàn thanh, kiểm tra ngành y tế sẽ lấy mẫu xét nghiệm.

Phân biệt thịt “sạch” và thịt “bẩn”

Chúng ta có thể dễ nhận ra thịt tươi hoặc thịt ôi, kém phẩm chất, tuy nhiên khó phân biệt được thịt có tồn dư các chất kíc‌h thí‌ch tăng trọng (chất tạo nạc). Do đó, chúng ta nên chọn mua thịt ở các cửa hàng, quầy sạp chính danh, có cơ quan thú y kiểm tra, không nên chọn những loại thịt có nạc quá dày, sát da và lớp mỡ quá mỏng.

Bà TRƯƠNG THỊ KIM CHÂU, Chi cục phó Chi cục Thú y TP.HCM

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật