Cắt cảnh vườn chuối truyện Chí Phèo như bị... “thiến”

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
“Lúc cưỡ‌ּng dâ‌ּm Thị Nở, Chí Phèo vẫn là một con vật, sau hành động tính giao ấy Chí mới trở lại là người”, nhà phê bình (NPB) Phạm Xuân Nguyên nhận định.
Cắt cảnh vườn chuối truyện Chí Phèo như bị... “thiến”
“Sự kiện vườn chuối” trong phim Làng Vũ Đại ngày ấy.

Giải pháp nghệ thuật không thể cắt

Theo NPB Phạm Xuân Nguyên, phần đầu của truyện chỉ là phần trình bày lai lịch, nguồn gốc và sự lưu manh hóa do bị dồn đến bước đường cùng khiến Chí Phèo méo mó biến dạng cả về thể chất và nhân cách.

Truyện ngắn bao giờ cũng có một biến cố để làm nên cái đỉnh, xung đột để mở nút và kết thúc truyện. Trong Chí Phèo thì “sự kiện vườn chuối” chính là biến cố, cao trào, là cái đỉnh đó.

Khi kể quá trình tha hóa rồi, nhà văn cần một giải pháp nghệ thuật. Người ta chờ giải pháp nghệ thuật ấy của Nam Cao. Chí bị lưu manh hóa, bị biến thành con vật người là bởi các thế lực ở làng Vũ Đại, và để cho Chí trở lại làm người nhà văn đã chọn một giải pháp nghệ thuật là để Chí Phèo cưỡ‌ּng dâ‌ּm Thị Nở.

Hành động đó mang tính bản năng nhưng đã đánh thức tính người ở hai nhân vật này. Trong truyện, Nam Cao đã chuẩn bị rất kĩ hoàn cảnh và tình huống để cho hai nhân vật “lâm trận” như vậy.

Trong “sự kiện vườn chuối” Nam Cao dàn dựng cả một đêm trăng sáng, cả một cuộc rượu và sự hồn nhiên hớ hênh của Thị Nở, gió thì hây hây và đó không phải là sự ngẫu nhiên. Ông đã cài cắm chi tiết rất công phu và tài tình. Nam Cao đã dùng đến bản năng để giải tỏa giúp cho Chí Phèo và Thị Nở được làm người. Và đó là giải pháp nghệ thuật không thể nào cắt bỏ.

Giá trị của “sự kiện vườn chuối”

Lúc vào cuộc cưỡ‌ּng dâ‌ּm đó, Chí Phèo vẫn là một con vật với bản năng tính giao. Sau hành động tính giao ấy Chí mới trở lại là người, thể hiện ở chi tiết Chí bị cảm.

Nam Cao đã chuẩn bị rất kĩ cho chi tiết này. Từ khi ở tù về lại làng Vũ Đại, Chí cứ uống rượu rồi lăn lê ngoài trời, mưa nắng cũng không bận gì, giống như con vật có bao giờ biết ốm.

Chí bị cơn cảm, đó là cơn cảm “người” và cũng chính cơn cảm đó làm cho Thị Nở biết nấu được bát cháo hành, là một nghĩa cử, một thiên chức của người phụ nữ.

Bát "cháo hành Thị Nở" là bát cháo tình yêu ngon nhất

Từ cơn cảm ấy Chí Phèo bắt đầu phục hồi được trí nhớ. Chí bị đánh mất kí ức, và bây giờ kí ức được vãn hồi. Chí nghe tiếng người lao xao đi chợ, Chí trở lại con người.

Cũng từ kí ức đó Chí lấy lại tiếng nói, trước đó Chí không nói mà chỉ có tiếng hét, chửi. Và câu đầu tiên Chí nói là với Thị Nở “giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ”.

Sự giằng co phần vật với phần người trong Chí để chân hắn rẽ bước sang nhà Bá Kiến chính là phần người đã hướng hắn đi cũng bởi nhờ có “sự kiện vườn chuối” ấy.

NPB Phạm Xuân Nguyên cho biết thêm, khi đi giảng cho các đội tuyển học sinh giỏi văn ông nhận ra rằng lâu nay khi nói về truyện Chí Phèo hình như không ai phân tích biến cố “sự kiện vườn chuối” này cả.

Theo ông thì đoạn này cần phải được chọn giảng dạy. Bao nhiều công phu nghệ thuật của tác giả mà lại bỏ, cắt sự kiện này đi giống như cắt củ‌ּa qu‌ּý của con người vậy.

Cắt sẽ mất chức năng, nhiệm vụ dạy văn

Nếu có cắt, lướt qua hoặc bỏ không nói đến “sự kiện vườn chuối” vô tình chúng ta đã làm mất đi chức năng nhiệm vụ dạy văn. Dạy văn là dạy tác phẩm văn học, dạy cách thưởng thức và dạy cách phân tích.

Tác phẩm văn học là dụng công sáng tạo của tác giả, họ dày công sáng tạo và được đưa vào nhà trường giảng dạy thế mà chúng ta lại cắt nó đi, cắt chi tiết độc, chi tiết mang giá trị tư tưởng nghệ thuật cao ở trong tác phẩm thì còn dạy cái gì?

Cái tài của anh là phải lý giải tại sao nhà văn lại chọn giải pháp nghệ thuật này. Khi đưa ra xung đột, đẩy lên thì phải cần có giải pháp nghệ thuật. Và ở đây, nhà văn Nam Cao đã chọn giải pháp nghệ thuật bằng “sự kiện vườn chuối”.

Một hành động tính giao của động vật nhưng để trở lại làm người cần được giảng, còn hơn để học trò tự tìm đọc rồi nghĩ bậy bạ. Đúng là thời lượng có hạn nhưng cái giỏi của người làm chương trình, người làm sách là anh chọn ra được đoạn hay nhất, quan trọng nhất để dạy.

Chúng ta đã có giáo dục giới tính, sách sinh học cũng đã nói về bộ phận c‌ơ th‌ể và cơ chế sản sinh ra con người. Đã trang bị kiến thức về giới để không để xảy ra hậu quả đáng tiếc vậy tại sao khi đưa vào văn học chúng ta lại ngại đề cập, lại sợ?

Dạy văn là dạy cho người học biết cái hay cái đẹp, cái tài tình, nhân văn, để người học văn không chỉ hiểu được tác phẩm mà còn học được kĩ năng, cách thức phân tích một truyện ngắn, vậy nên việc cắt này là không chấp nhận được, NPB Phạm Xuân Nguyên kết luận.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật