Kỳ diệu vợ chồng nhiễm HIV bước qua cửa tử

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Biết mình đã nhiễm HIV, Thi và Lả hai nhân vật chính trong một bộ phim tài liệu vừa được công chiếu rộng rãi có tên “Trong hay ngoài tay em” đã có lúc tự buông lơi cuộc sống của mình và đếm chậm từng ngày phải đối mặt với cái chết.
Kỳ diệu vợ chồng nhiễm HIV bước qua cửa tử
Vợ chồng Thi Lả

Thế nhưng, cuộc đời đã không quay lưng với họ, từ một lớp học truyền thông về HIV, họ đã gặp nhau để rồi nhận ra rằng chính sự không may mắn mà số phận đem lại đã giúp họ nương tựa vào nhau kéo dài sự sống bằng tình yêu chân thành, thấm đẫm sự hi sinh.

Chuyện của Thi

Chúng tôi gặp Thi lần đầu tiên khi anh vừa đặt chân xuống Hà Nội để dự buổi chiếu phim tài liệu mà anh là một trong những nhân vật chính.

Khi nhận lời tham gia vào bộ phim, lần đầu tiên được xuất hiện trước ống kính máy quay, nhưng Thi không hề ngượng ngùng, anh nói: “Tôi chỉ kể lại cuộc đời mình bằng cuộc sống thực của bản thân, ban đầu không quen thì gượng gạo nhưng chỉ một thời gian sau có lúc tôi quên mất rằng đang có một chiếc máy quay chĩa về phía mình cùng với hai người mà cách đó không lâu chúng tôi vẫn là người xa lạ”.

Thi kể, cuộc đời anh bắt đầu xuống dốc từ khi anh bập vào m‌a tú‌y. Mà ma túy ở cái thời điểm cách đây 10 năm sao mà bình thường đến vậy. Nó chẳng khác gì điếu thu‌ốc l‌á trên tay đám thanh niên thời nay.

Thi hút thuốc phi‌ện, rồi chích m‌a tú‌y vào c‌ơ th‌ể mình chỉ với một lý do mà đại đa số những người nghiện thứ thuốc chết người này lý giải: Vì tò mò.

Nhìn đám bạn say thuốc mơ màng mỗi khi phê, như được thanh thoát, được giải phóng ra khỏi cuộc sống tù ngục hiện tại, Thi mê lắm, lòng anh tự nhủ chỉ thử một lần cho biết, khi nào không thích thì bỏ luôn, nhất định không nghiện.

Thế nhưng, con nghiện có thể muốn tránh xa m‌a tú‌y, nhưng m‌a tú‌y nào có dễ rời xa ai. Chẳng bao lâu sau, Thi cũng giống như gần hết đám thanh niên trai tráng trong làng, trong xã ở vùng lòng chảo Điện Biên này trở thành n‌ô l‌ệ của “cái chết trắng”.

Tiếng nói chầm chậm, ngắt quãng, có lúc cứ thườn thượt phát ra như một tiếng thở dài, Thi bảo cả nhà anh vì anh mà khổ, vì trong nhà ngoài Thi ra, anh, chị em đều là những người thành đạt có địa vị trong xã hội, người làm công an, người làm bác sĩ, người làm bưu điện… “Gia đình tôi có tất cả 9 người con thì trong đó có 7 anh chị, em cũng cha khác mẹ còn 1 chị cùng mẹ khác cha”- Thi kể.

Cũng chính vì thế mà trong nhà Thi là con út, gia đình cũng từng gửi gắm vào cậu con trai của mình bao nhiêu kỳ vọng, thế nhưng tất cả đã trôi tuột đi khi anh dính vào m‌a tú‌y rồi trượt xuống con dốc cuộc đời mà không ai có thể kìm hãm nổi.

Nhìn lại chặng đường đã qua của mình, Thi vẫn có những hồi ức tốt đẹp đó là khi tốt nghiệp THPT, anh đi học nghề cơ khí rồi có công việc ổn định trong một công ty.

Đồng lương không nhiều nhưng so với chốn non cao này thì đó cũng là một khoản thu nhập mơ ước của bao nhiêu người.

Đến với m‌a tú‌y, chính tay anh đã chặn đi con đường tương lai đang xán lạn của mình, chàng trai thư sinh hiền lành ngày nào chỉ sau mấy tháng dính vào m‌a tú‌y đã trở nên tiều tụy, vạ vật nơi này nơi khác chỉ để thõa cơn nghiện ngập.

Rồi sau một thời gian cảm thấy không còn hứng thú với công việc nữa Thi xin nghỉ việc ở công ty, không được chấp thuận anh bỏ thẳng thừng mà không cần suy nghĩ gì. Lúc đó trong đầu Thi chỉ có một mối bận tâm duy nhất đó là làm thế nào để có thuốc hút mỗi khi lên cơn.

Con đường của những người nghiện có thâm niên như Thi dường như đều rất dễ dẫn đến một vực sâu ảm đạm, đó chính là HIV, chẳng bao lâu sau Thi đã mang trong mình căn bệnh thế kỷ. Nhưng phải đến khi bị tai nạn xe máy phải nhập viện Thi mới chính thức biết được án tử treo lơ lửng trên đầu mình.

Lo sợ, chán nản lại càng khiến cho Thi buông lơi cuộc đời mình vào những cơn phê thuốc triền miên.

Bao nhiêu lần cai nghiện, một lần vào cơ sở giáo dục 2 năm vẫn không dứt được m‌a tú‌y, có những lúc Thi tự nghĩ không phải mình đang sống đúng nghĩa của một con người mà chỉ là đang tồn tại như một thứ cỏ cây của núi rừng Điện Biên mà thôi.

Bước đi mãi trong những ngày dài tăm tối, rồi cũng có lúc Thi tìm thấy được chút ánh sáng mong manh, đủ để thắp sáng lại một tâm hồn tưởng như đã bị dìm sâu.

Ánh sáng đó bắt đầu le lói từ khi Thi được những người bạn cũng từng có thời gian lầm lỗi và mang trong mình virut HIV tham gia vào CLB của những người đồng cảnh ngộ để giúp nhau vượt qua khó khăn, tìm lại tình thương yêu vốn đã bị một bộ phận trong cộng đồng khước từ.

Ban đầu Thi cũng ngập ngừng lắm, bởi Thi vẫn nghĩ trong đầu mình cuộc đời của một thằng nghiện lại có HIV như mình thì có còn gì phải giữ nữa đâu, sống ngày nào biết ngày ấy.

Nhưng rồi chính sự nhiệt tình và vui vẻ của những người bạn đã từng có quá khứ như anh đã khiến Thi nghĩ lại, thêm một lần nữa Thi tặc lưỡi: Thử một lần cho biết. Tuy nhiên, nếu lần tặc lưỡi thử m‌a tú‌y một lần cho biết dẫn anh vào con đường sa sút, thì lần này bàn chân anh đã lựa chọn đúng.

Điểm tựa tình yêu

Anh tâm sự, tham gia vào CLB anh mới thấy được cuộc sống dù ngắn ngủi bao nhiêu đi chăng nữa thì sự sống mỗi ngày càng phải quý trọng, hơn thế nữa tham gia vào nhóm cũng là cách để anh truyền đạt những thông điệp cho những người chưa nghiện m‌a tú‌y tránh xa m‌a tú‌y ra, và những người đã trót mang m‌a tú‌y vào người rồi thì phải quyết tâm bỏ.

Sinh hoạt trong nhóm được một thời gian, Thi may mắn được làm quen với một cô gái bằng tuổi mình đó chính là Lò Thị Lả. Lả có số phận đầy truân chuyên.

13 tuổi chị đã bị gia đình ép gả theo phong tục địa phương cho một người cùng làng. Lả đã về làm dâu nhà ấy, tuy nhiên phần vì nhận thức của một đứa trẻ đang ở tuổi cắp sách đến trường, phần cũng vì không có tình cảm với người chồng gả ép ấy mà sau một thời gian chung sống, Lả bất chấp quy định hà khắc bao đời của dân bản mình để về lại nhà mẹ đẻ.

Như con chim non được sổ lồng, Lả tung tẩy tận hưởng cuộc sống tự do của mình, rồi tình yêu tưởng như đã mỉm cười với cô sơn nữ đang tuổi như trăng non mới nhú khi Lả phải lòng một chàng trai, và chàng trai ấy dường như cũng có tình cảm đặc biệt với chị.

Những ngày quấn quýt với nhau, thề non hẹn biển đã khiến cho chị tin tưởng tuyệt đối người yêu mình và tự nguyện trao tấm thân trong trắng cho mối tình đầu.

Tuy nhiên, chị không thể ngờ được người yêu mình đã mang trong mình căn bệnh thế kỷ. Sau những ngày â‌ּn á‌ּi yêu thương, tình cảm cũng dần phai nhạt, chị đành phải chia tay mối tình đầu ngắn ngủi đó.

Chỉ đến khi nghe tin chàng trai kia qua đời vì HIV chị mới tá hỏa đi xét nghiệm thì mới biết bản thân cũng đã nhiễm HIV từ lâu.

Nghe Lả kể lại cuộc đời mình, Thi cũng không ngần ngại trải lòng hết quá khứ tăm tối mà mình đã trải qua, kể cả việc bây giờ anh vẫn không thể thoát ra khỏi m‌a tú‌y.

Những câu chuyện cứ đến và đi như thế càng làm lớn thêm tình cảm của cả hai dành cho nhau. Tuy nhiên, phải 5 tháng kể từ ngày gặp gỡ nhau, lần đầu tiên họ mới chính thức nói chuyện yêu thương và mong muốn được sống cùng nhau dưới một mái ấm.

Tin này đối với CLB quả thật là một niềm vui rất lớn, tuy nhiên để đến được với nhau không phải là điều đơn giản.

Cả gia đình Thi và Lả đều tìm cách ngăn cấm cuộc hôn nhân này, đơn giản vì ai cũng nghi ngại tương lai của anh chị vốn đã tối tăm, nếu gắn bó với nhau liệu có tốt đẹp hơn hay lại càng làm khổ nhau nhiều hơn.

Thuyết phục người thân không được, anh chị vẫn không từ bỏ ý định của mình. Một ngày xuân năm 2009, đám cưới của chú rể Phạm Đình Thi và cô dâu Lò Thị Lả chính thức diễn ra với khách mời chính là những thành viên trong CLB và mâm cỗ cũng chỉ là cốc trà, cái kẹo.

Kể lại chuyện này, đầu Thi như chùng xuống, tiếng nói vốn đã chất chứa bao nhiêu u buồn lại càng thêm trĩu nặng, anh nói: “Đến tận bây giờ tôi vẫn thấy có lỗi với Lả, nói là được làm dâu mà không được mặc áo cô dâu, không được cưới hỏi đàng hoàng, không có lấy một tấm hình kỷ niệm… thế nhưng cô ấy vẫn vui vẻ mà không một lời oán thán”.

Lấy nhau mà không có một mảnh đất cắm dùi, mãi sau này mới được bà chị cho ở nhờ căn nhà bỏ hoang, còn kinh tế chỉ dựa vào đồng phụ cấp ít ỏi từ những lần đi truyền thông về m‌a tú‌y và mảnh nương cằn cỗi bữa được bữa mất.

Tuy nhiên, có bên mình một người vợ hiền thảo đã là món quà quá đỗi lớn lao mà Thi đã được ông trời ban tặng. Anh bảo, khi quyết định về với nhau cả hai đều xác định khi khỏe mạnh thì yêu thương lẫn nhau, khi ốm đau thì chăm sóc nhau… thế nhưng từ trước tới nay chỉ có chị chăm sóc anh, còn anh chưa một lần được trọn nghĩa làm chồng để chăm sóc vợ.

Xem trọn bộ phim “Trong hay ngoài tay em”, người xem sẽ dễ dàng nhận thấy cuộc sống thực của Thi và Lả, còn chị Trần Phương Thảo (một trong hai đạo diễn của bộ phim) thì chia sẻ với chúng tôi: “Có những cảnh quay chúng tôi không thể đưa vào phim được vì quá dài, nhưng nó lột tả được rất nhiều điều, vừa là sự bạo liệt của Lả, vừa là sự yêu thương của Thi và cuộc đấu tranh giữa sự sống và cái chết.

Đó là cảnh quay khi Thi uống xong thuốc ARV (thuốc kháng virút HIV) thì mới nhớ ra là vợ mình đang ở ngoài đồng chưa về, Thi liền vội vàng cầm lọ thuốc chạy băng băng ra đồng, mồ hôi vã ra, toàn bộ cảnh đó kéo dài 10 phút mà chúng tôi quay liên tục không ngơi nghỉ giây nào”.

Trong bộ phim, người xem cũng có thể thấy được tình yêu thương ngập tràn trong họ, những câu nói đùa, những ánh nhìn, những cử chỉ đã nói lên tất cả.

Bộ phim kết thúc với thông điệp được gửi gắm vào trong tựa đề “Trong hay ngoài tay em” và được bộc lộ qua Lả, đó vừa như là một lời đề nghị, lại đanh thép như cảnh cáo mà lại chứa đựng yêu thương: “Nếu anh bỏ được ma túy, anh sẽ mãi ở trong vòng tay của em, còn không sẽ có lúc nào đó bàn tay em không giữ nổi được anh”.

Còn Thi khi nói về vợ mình thì đôi mắt đã chợt vui lên, anh nói: “Nếu không có Lả và tình yêu của cô ấy làm điểm tựa cho tôi những lúc khó khăn, thì có lẽ tôi đã là người thiên cổ”.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật