Cuộc bắt chồng lúc nửa đêm của cô gái K’ho

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Với tộc người K’ho ở huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, sau khi được gia đình nhà trai đồng ý, ngay trong đêm đó nhà gái sẽ nhanh chóng bắt chàng trai về cho con gái mình làm chồng. Tuy nhiên, để có lễ cưới diễn ra buộc đôi uyên ương phải có con với nhau, không có con tuyệt nhiên không được cưới.
Cuộc bắt chồng lúc nửa đêm của cô gái K’ho
Thiếu nữ K’ho bên lễ hội cồng chiêng

Tựa lưng nhau bước đi

Ngày nay, tục cưới xin và bắt chồng của thiếu nữ K’ho ít nhiều đã bị thay đổi theo thời gian, những nghi thức rườm rà gây bất lợi cho cả hai bên gia đình đã dần dần được người K’ho loại bỏ. Nếu như trước kia, khi nhà gái đến xin bắt chồng, nhà trai thường thách cưới rất cao (đòi trâu, bò, heo), nhà gái đáp ứng được những yêu cầu của nhà trai thì mới được bắt chồng.

Ngoài bố mẹ chồng được thách cưới, anh, em, chú, bác của chàng trai cũng có quyền yêu cầu nhà gái phải tặng cho mình vật phẩm để tỏ sự hiếu thảo. Bởi vậy, nhiều cô gái K’ho khi bắt được chồng về nhà thì con trâu đã hết, bồ lúa cũng cạn, thậm chí là phải đi vay nợ nhiều nơi để đáp ứng yêu cầu của nhà chồng.

Tuy nhiên, những nghi thức bắt chồng xuất phát từ khởi thủy vốn đã được thời gian chứng minh là nét văn hóa đặc trưng của tộc người này thì ngày nay lại càng được người K’ho dưới chân núi LangBiang tuân thủ, gìn giữ và trở thành luật tục, bất di bất dịch.

Ông K’Breo Cil, người chuyên nghiên cứu về luật tục của người K’ho cho biết, sau khi nhà trai đồng ý để nhà gái bắt con về làm rể, ngay trong đêm đó nhà trai sẽ giết một vài con gà làm cơm cho cả hai bên quây quần ăn mừng và uống rượu cần. Họ cùng nhau bàn về tương lai của chàng trai, cô gái, nhất là chuyện sinh con cái để gia đình nhà gái sớm được mổ heo, giết trâu mời nhà trai, họ hàng gần xa kéo tới ăn mừng. Trong lúc hai bên gia đình đang ăn uống giữa nền nhà, cô gái sẽ vào phòng trong phụ giúp chàng trai chuẩn bị đổ đạc để theo về nhà gái làm chồng ngay trong đêm.

Khi con gà ngoài rừng đã le te cất tiếng gáy, con chim rừng đâu đó vừa thức giấc gọi nhau ríu rít thì cuộc ăn mừng cho đôi trai gái thành vợ, nên chồng của người K’ho cũng vừa tàn. Trên gương mặt của những thành viên trong gia đình hai bên sau cuộc ăn mừng bên ché rượu cần được ủ bằng lá rừng đã bừng bừng hơi men, ai cũng đã ngà ngày say. Họ có thể phải dựa vào nhau để cùng bước đi nhưng tuyệt nhiên không ai được “lỡ lời”, tất cả mọi phát ngôn phải hết sức tỉnh táo. Lúc này, mai mối sẽ đứng dậy hoàn tất những nghi thức và trịnh trọng tuyên bố xin phép được bắt chàng trai đem về làm chồng cho cô gái.

Lời người mai mối vừa dứt, chàng trai ngay lập tức bị những thành viên trong gia đình nhà gái, mà tiên phong là cô gái bắt đi mất hút trong đêm.

Chồng mất, lấy chồng khác phải nộp vạ

Có những đám cưới được tổ chức tưng từng dưới chân núi LangBiang kéo dài đến hai, ba ngày nhưng cô dâu, chàng rể là những người đã có với nhau vài ba mặt con, chung sống với nhau đã hàng chục năm, thậm chí có đôi tóc đã bạc trắng, răng đã lung lay nhưng đó chính là lần đầu tiên trong đời họ được cưới.

Theo luật tục khởi thủy của người K’ho, trai gái chỉ được phép cưới nhau khi đã có con, nếu không có con thì không được tổ chức đám cưới. Và khi đã có con thì dứt khoát phải tổ chức đám cưới, dù là có già đến sắp chết, vì có cưới nhau họ mới có thể dựng vợ, gả chồng cho con cái sau này. Không một gia đình của tộc người này chịu cho nhà gái bắt con mình về ở rể khi bố mẹ nhà vợ vẫn chưa cưới nhau.

Khi mất chồng, phụ nữ K’ho muốn bắt chồng mới phải nộp vạ cho nhà chồng thứ hai này vì họ chấp chập cho con lấy vợ thừa

Và khi cả hai đã cưới nhau, chính thức trở thành vợ chồng, để thể hiện sự hiếu thảo của con cái, đôi vợ chồng này bắt buộc phải biếu bố mẹ chồng một con heo lớn. Riêng anh, em, chú, bác nhà chồng, nếu ai có khả năng nhận lễ vật đều có thể yêu cầu đôi vợ chồng mới cưới phải tặng cho mình một lễ vật, đó có thể là tiền, vàng, vải lụa. Tuy nhiên, để thể hiện sự quan tâm tới đôi vợ chồng mới cưới, bố mẹ, anh, em, chú, bác phía nhà chồng sau khi nhận lễ vật phải cho lại một con trâu hoặc vật chất khác có trị giá lớn hơn vật phẩm mà đôi vợ chồng đã biếu, tặng.

Người con trai sau khi bị nhà gái bắt về ở rể, nếu cuộc sống gia đình bị rạn nứt, chàng trai bỏ đi theo người con gái khác liền bị nhà vợ yêu cầu bồi thường danh dự, thiệt hại bằng trâu, bò, heo hoặc tiền, vàng tương xứng với số tiền trước đó họ đã bỏ ra để được bắt chàng trai này. Riêng người con gái K’ho, sau khi bỏ chồng hoặc chồng bỏ muốn lấy người chồng khác, trước khi bắt được người chồng thứ hai về ở với mình phải nộp vạ cho gia đình nhà chồng này vì họ chấp nhận gả con cho người vợ thừa, đã có một đời chồng.

Tục "bắt chồng" và chuyện "ăn trái cấm" nam nữ K’ho

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật