Lão cử nhân 62 tuổi

Abcviet Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
62 tuổi, thầy Lương Đình Khánh rưng rưng cầm tấm bằng cử nhân Đại học Huế và trở thành người tốt nghiệp ĐH cao tuổi nhất ở nước ta. Ước mơ sau 30 năm của ông đã thành hiện thực bởi niềm đam mê đạo học.
Lão cử nhân 62 tuổi
Thầy Lương Đình Khánh trong ngày nhận bằng tốt nghiệp ĐH.
  Sinh ra ở vùng quê nghèo hiếu học Phú Ninh, Quảng Nam, khi các bạn cùng lứa có người đã tốt nghiệp tiểu học thì Lương Đình Khánh mới bắt đầu nhờ bạn dạy chữ. Nhà nghèo lại đông anh em, nên việc đến trường học chữ với cậu bé Khánh vẫn chỉ là ước mơ.Thương Khánh hiền lành, nhanh nhẹn, một võ sư nhận Khánh làm đệ tử chân truyền. Những buổi chiều trên đồng quê, khi bạn bè chơi khăng, chơi đánh đáo thì Lương Đình Khánh đem theo sách ra học và luyện võ. Cuối tuần bạn bè đi học trên phố về rủ đi chơi, nghe nói về chuyện trường, chuyện lớp Khánh đâm ra mặc cảm.Ước mơ được nuôi từ ngày cắt cỏ chăn trâuTự học hơn 2 năm trời, bán ổ gà tự nuôi, Khánh giấu nhà đi thi hết cấp tiểu học. Lương Đình Khánh tốt nghiệp tiểu học, cả nhà mừng, thương con nhưng ba mẹ cũng không thể chu cấp cho Khánh học tiếp.Tự làm, tự học, hàng ngày Lương Đình Khánh lội bộ quãng đường gần 10km vô thị xã Tam Kỳ để học tiếp phổ thông. Lấy ngắn nuôi dài, Lương Đình Khánh thuê nhà mở lò dạy võ lấy tiền ăn học. Được thụ giáo từ võ sư nổi tiếng, lại hơn mười năm tu luyện nên Lương Đình Khánh nổi tiếng trong giới võ thuật Quảng - Đà.Học ở Tam Kỳ 2 năm, thầy Lương Đình Khánh thuộc lớp sinh viên đi đầu trong phong trào đấu tranh ở Quảng Nam, Đà Nẵng nên được tổ chức đưa ra học và tham gia phong trào tranh đấu của Tổng hội sinh viên Huế...Năm 1963 tốt nghiệp tú tài ở Huế, thầy Khánh về quê vừa tham gia đấu tranh bí mật vừa dạy học. Đất nước hoàn toàn giải phóng, năm nào thầy Lương Đình Khánh cũng xin Sở Giáo dục Quảng Nam đi thi đại học, song vì thiếu giáo viên nên mộng học đại học của thầy Lương Đình Khánh luôn bị gác lại.Hơn 30 năm dạy học, đến năm 1997, khi đã bước qua tuổi 58, thầy Lương Đình Khánh mới thoả nguyện được ước mơ của mình, thầy thi đỗ vào Khoa Sử, Trường Đại học Sư phạm Huế. Cử nhân ở tuổi 62Ngày thầy Lương Đình Khánh nhận giấy báo thi đại học không ít người nhìn thầy ái ngại: "Già rồi còn học làm chi?"... Gác lại những suy tính giản đơn đó, thầy Khánh quyết tâm lấy bằng được bằng cử nhân chỉ vì lý do: "Tui ham học, tuổi nhỏ vì nghèo không được học đến nơi đến chốn tui tiếc. Nhìn con em trong làng, trong xã nhiều em bỏ học tui buồn quá, có những em học hết phổ thông thì lại không tự tin để học tiếp lên mặc dù rất có điều kiện, nói thật với anh lúc đó tui nghĩ mình học để làm gương cho các cháu, nhưng nghĩ vậy thôi chứ không dám nói ra".Ngày thầy Khánh nhận giấy báo nhập học cũng là ngày đứa con gái út Lương Thị Tuyết Nga đến Trường Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng làm thủ tục nhập học. Hai cha con cùng học đại học, thầy Khánh nhìn xa xăm: "May bà nhà tui cũng ham chuyện học, nên bà động viên, nhiều khi nghĩ lại cảnh vợ một mình tất bật lo cho hai cha con ăn học, tui thấy thương vô cùng".Ngày đầu thầy Khánh tới giảng đường, tất cả sinh viên đều đứng dậy chào vì nghĩ là giảng viên. Nhiều cô giáo trẻ cũng thẹn thùng khi gọi tên điểm danh thấy một "lão" đầu bạc đứng dậy trả lời...Nhìn "bạn bè" cùng lớp ai cũng trẻ măng, tâm hồn thầy Khánh như trẻ lại, thầy làm thơ để tự trào mình: "Em đã hoa râm vào đại học/ Ngỡ ngàng trường lớp với thầy cô/ Thẹn thùng em nép trong tay áo/ Nghe gọi tên mình khẽ bước vô/ Ở đây bàn ghế sao lạ quá/ Thầy cô còn lạ bạn chưa quen/ tiết học đầu tiên em lên bảng/ Bình thơ Nguyễn Trãi thấy xuân cười...".Hoà với môi trường sống sinh viên xa nhà, thầy Lương Đình Khánh thuê phòng ở chung với hai người bạn tỉnh xa để học. Đêm đêm bên bàn học, thầy Lương Đình Khánh say mê với sách vở. "Nhiều quyển sách tui nghe kể đã hơn 20 năm, giờ mới có điều kiện được đọc, mình như trẻ ra với bạn học cùng lớp, cùng trường" - thầy Khánh cười bảo.Vốn ham học, lại có kiến thức văn chương tích luỹ trong hơn 30 năm làm giáo viên nên mặc dù tuổi cao nhưng thầy Lương Đình Khánh vẫn học tốt tất cả các môn.Về Huế học nên vốn tiếng Anh, tiếng Pháp của thầy có điều kiện sử dụng, những buổi không lên giảng đường thầy Khánh đi phiên dịch, nói chuyện với khách nước ngoài đến Huế tham quan. Sau đó thầy lại dùng ngoại ngữ của mình để chỉ cho các bạn sinh viên xa nhà không có điều kiện học ngoại ngữ...Bốn năm miệt mài đèn sách, ngày nhận bằng tốt nghiệp đại học ra trường là ngày "Tui khóc nhiều nhất lớp, vì tui hiểu các bạn còn trẻ có nhiều cơ hội học tiếp, còn tui thật khó để tiếp tục học lên, đêm giã bạn, tui nhớ mãi lời chia tay của các bạn trong lớp: Ba về đất Quảng, ba nhé!".Năm thầy Khánh học đại học năm thứ hai cũng là năm thầy có quyết định về hưu. Nay về nhà thầy Lương Đình Khánh mở lò dạy võ và tiếp tục nuôi thêm một ước mơ học cao học.Hơn 30 năm giảng dạy, thầy Lương Đình Khánh được Bộ Giáo dục trao tặng "Huy chương vì sự nghiệp giáo dục" và Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam trao tặng "Huy chương vì sự nghiệp võ thuật Việt Nam" và cấp bằng võ sư cho thầy Khánh năm 2000.

Hiện nhiều học trò của thầy đang là vận động viên của nhiều tỉnh, thành ở miền Trung.

 

Theo Sông Lam
Công An Nhân Dân

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật