Từ “buôn gánh bán bưng“ đến nộp 20 tỷ đồng tiền thuế

Vietgoden Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Năm 2007, chị Nguyễn Thị Hương (sinh 1979), chủ một điểm thu mua hàng nông sản ở Chư Sê - Gia Lai nộp thuế gần 20 tỷ đồng. Cơ sở thu mua của vợ chồng chị Hương là đơn vị ngoài quốc doanh ở Gia Lai nộp thuế chỉ sau Cty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai.
Từ “buôn gánh bán bưng“ đến nộp 20 tỷ đồng tiền thuế
Vợ chồng chị Hương, anh Hùng

Lãnh đạo huyện Chư Sê đưa chúng tôi đến thăm cơ sở thu mua hàng nông sản của gia đình chị Hương ở thôn Mỹ Thạch 3, thị trấn Chư Sê năm 2006 cơ sở này nộp thuế cho huyện 15 tỷ đồng). Căn nhà cấp 4 tạm bợ, nội thất đơn sơ, tác phong chủ nhân tuềnh toàng không “đẳng cấp” như hình dung ban đầu của chúng tôi.

Chị Hương cho biết, vợ chồng chị vốn quê Hải Dương, năm 1996 lấy nhau vào lập nghiệp ở Bình Phước. Anh Hùng (chồng chị) trải qua nhiều nghề, sau đó quyết chí lập nghiệp bằng nghề mua bán hàng nông sản.

Những năm đầu Hương-Hùng đi xe máy vào các hộ sản xuất hồ tiêu, cà phê thu mua rồi chở về bán lại cho các đại lý trong vùng. Dần dần nắm được manh mối làm ăn anh chị chở hàng tận vào TPHCM bán cho các doanh nghiệp có uy tín trong và ngoài nước, bạn hàng ngày một mở rộng.

Năm 2003, vợ chồng chị Hương sang Chư Sê thăm bạn. Sau khi xem xét điều kiện đất đai, con người ở đây họ quyết định chuyển gia đình từ Bình Phước về thị trấn Chư Sê mua đất lập nghiệp.

Muốn làm ăn được, vợ chồng chị Hương xác định chữ tín làm trọng. Giá nông sản thường xuyên biến động, một khi đã “cắt giá” với người mua, chỗ bán, hàng hóa dù có lên xuống cũng phải giao đúng, giao đủ.

 

Anh chị xác định thời buổi hiện nay kinh doanh là “lời trên tri thức chứ không chỉ lời trên đồng lời”một khi kinh doanh hàng nông sản theo dõi thị trường trong tỉnh, trong nước không đủ mà phải biết phán đoán, xử lý thông tin thị trường thế giới có cùng sản phẩm.

Hàng nông sản phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ thời tiết đến chính sách quốc gia, người kinh doanh phải biết lúc nào thì mua sau bán trước, khi nào thì mua trước bán sau. Một khi đã xác định đến 70-80% là có lãi anh chị mới quyết định đầu tư.

Năm 2007, doanh số thu mua của vợ chồng chị Hương khoảng 8.000 tấn hồ tiêu, cà phê. Có ngày họ thu mua đến 300-400 tấn. Thế nhưng bộ máy làm việc khá gọn nhẹ, ngoài vợ chồng chị Hương chỉ thêm 5 nhân viên thu mua. Mỗi cặp thu mua gồm 2 người một người theo dõi cân hàng, 1 người kiểm định chất lượng.

Mua nhanh, bán gọn chấp nhận lợi nhuận vừa phải, song uy tín đặt lên hàng đầu, nhờ thế cơ sở làm ăn của chị Hương trở thành điểm mua bán hàng nông sản doanh số cao hàng đầu ở Gia Lai.

Giải thích về sự ngạc nhiên của chúng tôi khi gia đình anh chị làm ăn khá, song mọi tiện nghi sinh hoạt vẫn hết sức giản đơn, anh Hùng cho rằng đây là thời cơ vàng kinh doanh nông sản, vì thế anh dồn hết vốn để làm ăn. Nhà lầu xe hơi là chuyện nhỏ song bỏ tiền và thời gian tậu nhà tậu xe mà sao nhãng kinh doanh thì rất tiếc!

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật