Dòng kênh bẩn nhất Sài Gòn “thay áo mới“

Abcviet Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cải tạo mặt đường ven kênh lên 16 m với 3 làn xe, lắp đặt hệ thống chiếu sáng mới, trồng thêm nhiều cây xanh... đôi bờ kênh Nhiêu Lộc đang được khoác một diện mạo mới.
Dòng kênh bẩn nhất Sài Gòn “thay áo mới“
Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè bấy lâu nay được mệnh danh là dòng kênh ô nhiễm nhất Sài Gòn vì nước đen ngòm, bốc mùi hôi thối. Từ tháng 8, công trình cải tạo mặt đường bờ Bắc, bờ Nam k

Những trụ đèn trên 2 con đường ven kênh được sơn màu xanh với 2 nhánh mang hình dáng như những cây thân cây vươn lên chào ngày mới.
Hai bên bờ được lắp đặt hàng rào chắn bằng sắt để giữ an toàn, bên trong có đường đi bộ để người dân có thể tập thể dục.
Mặt đường ven kênh (Hoàng Sa và Trường Sa) được mở rộng lên 16 m, với 3 làn xe góp phần nâng cao mỹ quan kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè và giảm ùn tắc giao thông cho khu vực này.
Các công nhân đang trồng và chăm sóc cây xanh ven bờ kênh Nhiêu Lộc.
Nhiều hoa, cây cảnh cũng được trồng hai bên bờ kênh để thêm mảng xanh cho khu vực.
Bên dưới kênh, nhiều xe múc đang tiến hành nạo vét để làm sạch dòng kênh. Theo ông Lý Thành Danh, trưởng phòng kế hoạch kỹ thuật của ban quản lý dự án vệ sinh môi trường thành phố, sau khi hoàn thành phải cần một thời gian nước dưới kênh mới có thể sạch.

Tương lai, toàn bộ nước thải và một phần nước mưa trong phạm vi lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè sẽ thoát bằng tuyến cống bao, đưa về trạm bơm có thiết bị lược rác. Nước thải sẽ được bơm ra sông Sài Gòn qua miệng xả ngầm bằng 12 máy bơm chìm có công suất 64.000 m3/giờ. Như vậy, kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè không bao lâu nữa sẽ là “dòng kênh xanh” vì không tiếp nhận nước thải từ các cống trên lưu vực chảy đến.

Dự án vệ sinh môi trường nước thành phố (lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè) có tổng vốn đầu tư dự án là hơn 300 triệu USD, trong đó, đa số là từ nguồn vốn ODA của Ngân hàng Thế giới, phần còn lại là vốn đối ứng của thành phố. Dự án được khởi động từ năm 2002, đến ngày 31/12 tới, hiệp định tín dụng của dự án này sẽ hết hạn.

Mục tiêu của dự án là bảo đảm nhu cầu thoát nước nhằm giải quyết tình trạng ngập úng cho 7 quận, gồm: quận 1, 3, 10, Phú Nhuận, Tân Bình, Bình Thạnh, Gò Vấp. Ngoài ra dự án còn chuẩn bị cho việc xử lý nước thải, chống ô nhiễm dòng kênh và góp phần chỉnh trang, cải thiện môi trường sống.

Sau nhiều nỗ lực, dự án đã gần về đích với tiến độ dự án đạt 98%. Các nhà thầu đang gấp rút hoàn thành những phần việc cuối cùng để dự án có thể phát huy hiệu quả vào cuối năm 2011.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật