Thầy cô bơi qua nước lớn tới trường

Abcviet Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sau gần một tuần nghỉ học, đến ngày 27/9, 100% trường học trên địa bàn huyện Con Cuông, Nghệ An các em trở lại học bình thường. Tuy nhiên, một số giáo viên tại huyện này đang phải lội suối nước dâng cao để đi dạy.
Thầy cô bơi qua nước lớn tới trường
4 nhà dân ở bản Đồng Tiến, xã Lạng Khê bị lũ cuốn trôi.

Chiều tối ngày 28/9, ông Phan Anh Tài - Trưởng phòng giáo dục huyện Con Cuông cho biết, hiện tại các thầy cô ở bản Khe Nóng, xã Châu Khê đang phải vất vả, vật lộn với con nước lớn dòng suối Khe Choăng để đến trường bản lẻ để dạy học. Riêng trong ngày 28/9, nếu thời tiết tiếp tục mưa lớn và tùy thuộc vào từng địa bàn nếu bị chia cắt thì Phòng sẽ thông báo đến các trường chủ động tiếp tục cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn tính mạng cho các em.

“Ở địa bàn huyện chúng tôi vất vả lắm. Gần một tuần nay, học sinh nhiều vùng phải nghỉ vì nước lũ lên chia cắt địa bàn. Đến ngày 27/9, 100% trường học trên địa bàn đã học trở lại bình thường. Tuy nhiên, thời tiết ở huyện miền núi chúng tôi tiếp tục có mưa to và làm ảnh hưởng đến nhiều giáo viên. Hôm thứ 2 (ngày 26/9) có 5 thầy cô giáo khi trở lại trường đi dạy đã phải lội suối, bơi qua suối Khe Choăng và gặp rất nhiều khó khăn, bởi nước dâng quá cao”, ông Phan Anh Tài cho biết.

Song song với việc đối phó mưa lũ tiếp tục dâng cao trong những ngày do ảnh hưởng của bão số 4, chính quyền các cấp, nhà trường tại huyện Con Cuông cũng cắt cử người túc trực tại các bến suối, sông nơi có học sinh đi học để bảo đảm cho các em đến trường. Đồng thời huyện Con Cuông cũng tập trung khắc phục thiệt hại do đợt mưa lũ ảnh hưởng của bão số 3 vừa qua và ra phương án chủ động đối phó với đợt mưa lũ áp thấp của cơn bão số 4.

Mặc dù không trực tiếp ảnh hưởng đến Nghệ An, nhưng cơn bão số 4 đã gây mưa trên diện rộng. Tại huyện miền núi Con Cuông mưa đã làm cho mực nước ở các sông, suối dâng cao. Ở xã biên giới Môn Sơn mực nước ở đập thủy lợi Môn Sơn và nước sông Giăng đang lên, chảy xiết cô lập 6 xóm bản ở hữu ngạn bờ sông. Cây cầu tạm duy nhất bắc qua sông phục vụ đi lại cho hơn 4.500 hộ dân ở đây đã bị dòng nước lũ cuốn trôi. Hiện nay để qua sông người dân và các em học sinh phải đi lại bằng thuyền.
Bà Ngân Thị Hà - Chủ tịch UBND xã Môn Sơn, Con Cuông - cho biết: “Để đảm bảo an toàn cho học sinh và người dân chúng tôi tuyên truyền vận động nhân dân khi nước lên cao cấm đi xúc cá, vớt gỗ, củi dọc bờ sông Giăng. Thứ đến phân công anh em trong cơ quan phối hợp với ĐBP 555 trực các tuyến thường xảy ra tai nạn. Ngoài ra cung cấp áo phao cho các chủ xuồng và cấm chủ xuồng không được khởi hành khi nước dâng cao”.
Tại xã Thạch Ngàn đến thời điểm chiều ngày 27/9, các hoạt động của người dân đã trở lại bình thường, nhưng hậu quả tàn phá của lũ quét vừa qua vẫn khiến người dân khốn khó. Nhiều vùng đất hoa màu bị lũ cuốn trôi chỉ còn lại bãi đá, hàng trăm ha hoa màu bị mất trắng, cầu cống, đường giao thông bị hư hỏng nặng nề, nhiều nhà dân và cả những tấm bê tông nặng hàng tấn cửa tràn cũng bị lũ cuốn trôi.
Cầu tràn vào xã Lục Dạ bị lũ tàn phá.
Cây cầu tạm duy nhất bắc qua sông Giang phục vụ đi lại cho hơn 4.500 hộ dân ở đây đã bị dòng nước lũ cuốn trôi trong đợt lũ vừa qua, hiện nay để qua sông người dân và các em học sinh phải đi lại bằng thuyền.
Sau cơn lũ, cầu tràn Thạch Ngàn bị thổi bay.
Đường vào Thạch Ngàn đất đá đổ sập gây tắc giao thông.
Người dân vùng sâu Thạch Ngàn nỗi lo sau lũ vẫn còn vô cùng ngổn ngang.
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật