Hàn Quốc thúc đẩy nội nhu để đối phó nguy cơ suy thoái

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nguy cơ suy thoái kép của kinh tế toàn cầu đang tác động tiêu cực tới xuất khẩu của Hàn Quốc và buộc nền kinh tế lớn thứ tư châu Á phải hướng tới chi tiêu tiêu dùng.
Hàn Quốc thúc đẩy nội nhu để đối phó nguy cơ suy thoái
Ảnh minh họa
Hàn Quốc đang xem xét thay đổi giờ hành chính và thời gian các kỳ nghỉ trường học nhằm khuyến khích chi tiêu nhằm thúc đẩy nhu cầu trong nước. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn chưa được khai thông trước tâm lý cảnh giác của dân chúng và hy vọng khuyến khích các ngân hàng phát hành thẻ tín dụng thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng lại vấp phải những lo ngại về khả năng châm ngòi cho cuộc khủng hoảng thẻ tín dụng như 8 năm về trước.

Với sức cạnh tranh công nghệ vượt trội, lĩnh vực xuất khẩu của Hàn Quốc luôn khẳng định vị thế là động lực tăng trưởng bền vững của kinh tế đất nước. Song song với thúc đẩy xuất khẩu, Chính phủ Hàn Quốc còn thực hiện các biện pháp kích cầu trong nước nhằm tạo cân bằng cho nền kinh tế.

Điều chỉnh giờ làm việc

Trong cuộc họp nội các mới đây, các quan chức hàng đầu Hàn Quốc đã đưa ra một số cách thức để giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế vào xuất khẩu, bằng cách kíc‌h thí‌ch chi tiêu nội địa. Điều đó sẽ có lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và những người có thu nhập thấp. Một trong những cách thức đó là đề xuất điều chỉnh thời gian làm việc đối với công chức và công nhân khu vực công sớm hơn 1tiếng, từ 8h-17h thay cho khung giờ hiện tại là 9h-18h. Như vậy, người dân sẽ có nhiều thời gian rảnh sau giờ làm việc để ở cùng gia đình đi mua sắm và sẽ chi tiêu nhiều hơn.

Thời gian làm việc của Hàn Quốc dài hơn bất kỳ một nước thành viên nào khác trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) - trung bình 2.232 giờ /năm, hay 46,6 giờ /tuần. Một số quan chức e ngại rằng thậm chí khi giờ hành chính được lùi lại một tiếng, thì áp lực công việc vẫn sẽ giữ các công chức tại công sở cho đến 18h - đúng như thời gian trước đây.

Một đề xuất nữa cũng đang được cân nhắc đó là chia kỳ nghỉ Đông dài ở trường học thành các kỳ nghỉ mùa Xuân, mùa Thu, bởi cái lạnh khủng khiếp của mùa Đông Hàn Quốc sẽ ngăn cản các gia đình đi du lịch trong nước. Đồng thời để khuyến khích các công nhân khu vực công nghỉ nhiều hơn, khi những ngày nghỉ công rơi vào cuối tuần thì có thể được phép nghỉ bù vào ngày khác trong tuần.

Các quan chức cũng đang xem xét quy định giờ mở cửa các cửa hàng giảm giá để giúp cho các quầy nhỏ và chợ truyền thống. Các chính sách cụ thể sẽ sớm được thông báo.

Trong một bài xã luận, nhật báo Hàn Quốc, JoongAng chỉ trích các giải pháp nói trên là quá bình thường”.  Tờ báo viết: “Nếu chính quyền hy vọng kíc‌h thí‌ch lại nhu cầu đã bị 'đông lạnh', thì chính quyền phải giải quyết được trở ngại lớn nhất: đó là có quá nhiều quy định về ngành dịch vụ. Chỉ khi nào các công việc dịch vụ tạo ra chất lượng, mọi người mới tăng cường chi tiêu.

Trong khi các liên doanh định hướng xuất khẩu đang phát triển, thì lĩnh vực dịch vụ và các doanh nghiệp vừa và nhỏ tương đối ít thành công – do đó ảnh hưởng đến sự nhận thức về nền kinh tế trong công chúng. Các chuyên gia đồng ý rằng Hàn Quốc nên giảm thiểu sự phụ thuộc vào tăng trưởng xuất khẩu. Các nhà hoạch định chính sách nói các dự án cuối tuần không chỉ về việc thúc đẩy nền kinh tế nội địa mà còn về việc cải thiện chất lượng cuộc sống của dân cư.

Năm 2004 Hàn Quốc đã tiến hành dự án làm việc 40 giờ/ tuần cho các doanh nghiệp lớn. Dự án này sẽ được mở rộng vào tháng tới dành cho các công ty có khoảng 20 nhân viên trở xuống, ước tính áp dụng cho khoảng 2 triệu người. Bộ Lao động Hàn Quốc cho  rằng giờ làm việc ngắn đi có thể cải thiện cả phong cách sống lẫn năng suất lao động.

Khuyến khích cho vay tiêu dùng

Ủy ban dịch vụ Tài chính Hàn Quốc (FSC) cho biết từ nay đến năm 2016, các ngân hàng Hàn Quốc sẽ phải nâng phân khúc cho vay với lãi suất cố định lên mức 30% so với mức 5% hiện nay. Tính tới cuối năm 2009, các khoản cho vay với lãi suất thả nổi chiếm tới 95% các khoản cho vay hộ gia đình tại Hàn Quốc, cao hơn nhiều so với mức 10% tại Mỹ. Đây lại bị coi là một trong những "thủ phạm" chính làm các khoản nợ hộ gia đình tăng mạnh ở Hàn Quốc.

Sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) đã cắt giảm tỷ lệ lãi  suất xuống mức thấp kỷ lục 2%, khuyến khích các hộ gia đình vay mượn ngân hàng để tận dụng chi phí trả lãi suất thấp kỷ lục này, đẩy tín dụng hộ gia đình lên mức cao kỷ lục 801,4 nghìn tỷ won (745 tỷ USD) tính tới cuối tháng 3/2011. Nợ của hộ gia đình đang thực sự nghiêm trọng và đang phình lên mỗi ngày. Nếu không sớm giải quyết, hiện tượng này có thể dẫn tới một cuộc khủng hoảng nợ công. Trên thực tế, mức lãi khổng lồ trên núi nợ tại hộ gia đình là nhân tố lớn nhất tác động tới việc hoạch định chính sách tài chính-kinh tế tại Hàn Quốc. BoK đã miễn cưỡng nâng lãi suất, trong bối cảnh lạm phát gia tăng trực tiếp ảnh hưởng tới tình trạng nợ nần.

Trước đây, Hàn Quốc đã từng bị nợ nần làm cho điêu đứng. Năm 1997, hoạt động tín dụng doanh nghiệp tăng mạnh đã dẫn tới tình trạng gần như vỡ nợ công. Nhưng sau đó các công ty đã giảm nợ xuống gần mức 100% tài sản cầm cố, so với mức 425% trước đó. Nhờ tiềm lực tài chính của Chính phủ Hàn Quốc thời đấy cũng mạnh đã giúp xứ xở Kim chi vẫn tiếp tục trụ vững. Tuy nhiên, mối lo ngại về nợ của các hộ gia đình vẫn là rủi ro lớn nhất và cho đến nay chính phủ vẫn “án binh bất động”. Theo quan điểm của chính phủ, phần lớn con nợ là những người giàu và các khoản cho vay đã có thế thấp ở mức khá ổn. Các khoản vay từ các ngân hàng hay từ các tổ chức tài chính truyền thống tương đối lành mạnh, với tỷ lệ nợ không trả đúng hạn ở mức dưới 1% đối với vay ngân hàng và dưới 2% đối với khoản vay bằng thẻ tín dụng.

Mặc dù đã ứng phó khá nhanh nhạy với luồng vốn quốc tế tràn vào và đảm nhiệm tốt vai trò lãnh đạo  nhóm G20 đối phó với hậu quả của cuộc khủng hoảng tín dụng của Mỹ, song Hàn Quốc vẫn chưa thể quên được bài học lịch sử từ cuộc khủng hoảng thẻ tín dụng vốn gây ra những thiệt hại kinh tế nặng nề.
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật