Kinh tế Mỹ tháng 8: “Đầy sóng gió”

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Một tháng đầy “sóng gió” đối với kinh tế Mỹ đã qua đi. Những vấn đề “nóng hổi”, những vấn đề “sống còn” đối với nền kinh tế lớn thế nhất thế giới đã được bộc lộ.
Kinh tế Mỹ tháng 8: “Đầy sóng gió”
Ảnh minh họa
Thâm hụt ngân sách, nợ công, thâm hụt thương mại và tỷ lệ thất nghiệp…đều ở mức “báo động” làm cho nền kinh tế lớn nhất thế giới cũng “mong manh”, cũng “bấp bênh” và khó lường như mọi nền kinh tế khác.

Điều đặc biệt của kinh tế Mỹ là ngay trong lòng nước Mỹ không phải ai cũng hiểu hết những vấn đề cốt lõi, những mâu thuẫn cơ bản nhất và có tác dụng chi phối các mâu thuẫn khác của kinh tế Mỹ.

Điều này được thể hiện rất rõ trong các dự báo về kinh tế Mỹ. Nếu không nâng trần nợ công, kinh tế Mỹ sẽ chịu hậu quả “vô cùng thảm khốc” và “sự vỡ nợ có thể khiến hệ thống tài chính trở nên hỗn độn”, phát biểu mang tính điển hình của Chủ tịch FED Bernanke.

Thật lạ kỳ là trong các dự báo không có nhận định nào xấu nếu nước Mỹ quyết định nâng trần. Chính điều này đã tạo ra sự bất ngờ vô cùng lớn và kinh tế Mỹ đã thực sự “chao đảo” và chao đảo “khủng khiếp” khi S&P hạ mức tín nhiệm của Mỹ từ AAA xuống còn AA+.

Lý giải cho việc hạ mức tín nhiệm gây “sốc” này, S&P có cách giải thích đơn giản nhưng có lý “Việc hạ bậc phản ánh quan điểm của chúng tôi rằng kế hoạch củng cố tài chính vừa được Quốc hội và Chính phủ phê chuẩn là không đủ để bình ổn tình hình nợ trong trung hạn”.

Điều này cũng gần với một số quan điểm cho rằng nước Mỹ đang có vấn đề về điều hành kinh tế. Chủ tịch FED Dallas, ông Richard Fisher, nói: “Tôi cho rằng yếu tố đang kìm hãm nền kinh tế không phải là chính sách tiền tệ lỏng lẻo mà là sự quản lý tài chính sai lầm tại Washington”,

Ở góc độ điều hành, Tổng thống B. Obama cũng gián tiếp thừa nhận điều này,  khi nói:  “Tôi cho rằng, không phải chúng ta thiếu kế hoạch, hay chính sách đối với các vấn đề của nước Mỹ mà cái chính là chúng ta thiếu thiện chí chính trị ở Washington. Đó chính là sự nhất quán, nó giống như vẽ các đường thẳng trên cát. Chúng ta đã không đưa những điều mà được coi là tốt nhất cho đất nước lên trên lợi ích bản thân, lợi ích hay ý thức hệ của từng đảng và đây chính là điều mà chúng ta cần phải thay đổi”.

Những vấn đề nêu trên đã gây thiệt hại to lớn không chỉ cho kinh tế Mỹ mà cả kinh tế thế giới sau khi quyết định nâng trần nợ công được công bố.

dư luận có một phen “hốt hoảng” hay “hoảng loạn” khi trong một tuần các chỉ số chứng khoán ở các nền kinh tế lớn đều sụt giảm mạnh chưa từng có và khoảng 2.500 tỷ USD đã bị “bay” khỏi tài khoản. Như vậy, năm 20111 thị trường chứng khoán đã có thêm thuật ngữ “Ngày Thứ Năm đen tối”.

Nước Mỹ tháng 8 hình như không thiện cảm với những con số, đặc biệt là những con số liên quan đến dự báo kinh tế.

Như là sự trùng hợp ngẫu nhiên, đa số các dự báo đều cho rằng GDP Mỹ quí 3, quí 4 và cả năm 2011 đều giảm và giảm mạnh và nhiều khả năng sẽ dao động ở mức 1,5-2%.

Đây có thể là con số “không thể xấu hơn” trong giai đoạn hiện nay và chính điều này đặt cho kinh tế Mỹ câu hỏi, bao giờ hoặc khi nào nước Mỹ bị suy thoái, trì trệ hay khủng khoảng.

Nói nước Mỹ không suy thoái, không trì trệ và xa hơn nữa là không khủng khoảng cũng khó, nhưng cho rằng nước Mỹ đang ở “ngưỡng” những điều “tồi tệ” nêu trên cũng không sai.

Điều này khẳng định, như mọi nền kinh tế khác, kinh tế Mỹ dù qui mô lớn nhất cũng có thời điểm, có giai đoạn “bấp bênh” nhất, giai đoạn “mong manh” nhất và khó lường nhất.
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật