42 năm cầm quyền của Đại tá Gadhafi

Abcviet Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sau hơn 42 năm nắm quyền, Đại tá Gadhafi đã trở thành nhà lãnh đạo lâu năm thứ 4 thế giới kể từ năm 1900 (không tính các hoàng gia) và cũng là nhà lãnh đạo lâu năm nhất trong thế giới Arập.
42 năm cầm quyền của Đại tá Gadhafi
Moammar Abu Minyar al-Gadhafi (trái), sinh năm 1942, lên nắm quyền tại Libya năm 1969 sau một cuộc đảo chính quân sự không đổ máu.


Khi mới 27 tuổi, Gadhafi đã được thăng chức Đại tá, vị trí cao nhất trong quân đội Libya.


Trong những năm đầu nắm quyền, ông Gadhafi đã đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập Liên đoàn các nước Cộng hoà Arập, bao gồm Libya, Ai Cập và Syria. Trong ảnh, các nhà lãnh đạo của 3 quốc gia tham dự một buổi lễ ký kết việc thành lập liên minh.
Nhà lãnh đạo Libya ngồi trong một cuộc họp báo nơi ông giới thiệu gia đình với các nữ nhà báo Mỹ năm 1986.
Sofiya Gaddafi, người vợ của ông Gadhafi, cùng các con năm 1986.


Đại tá Gadhafi vẫy tay chào những người ủng hộ từ ban công của dinh thự Bab Aziz Iya tại thủ đô Tripoli sau khi có bài phát biểu lên án Mỹ năm 1986.
Trong suốt thời gian nắm quyền, quan hệ giữa Libya và phương Tây có một thời gian dài căng thẳng, trong đó hai bên từng xảy ra các vụ đụng độ. Trong ảnh là hiện trường vụ đánh bom một hộp đêm mà các binh sĩ Mỹ hay lui tới tại Berlin, Đức năm 1986. Mỹ buộc tội Libya đứng sau vụ đánh bom này.

Tổng thống Mỹ Ronald Reagan đã lệnh cho các chiến đấu cơ tấn công Libya để trả đũa. Các chiến đấu cơ Mỹ đã bỏ bom nhiều mục tiêu bên trong Libya, trong đó có dinh thự của ông Gadhafi tại Tripoli. Vụ tấn công đã làm một bé gái mà ông Gadhafi nhận làm con nuôi thiệt mạng.
Một bức chân dung của Đại tá Gadhafi trong dinh thự bị hư hại nặng sau vụ tấn công.

Ông Gadhafi nói chuyện với các nhà báo bên ngoài dinh thự bị các máy bay Mỹ ném bom năm 1986.
Phần mũi của chiếc máy bay thuộc hãng hàng không Pan Am tại hiện trường vụ tai nạn hàng không thảm khốc ở Lockerbie, Scotland, năm 1988, làm làm 270 người, hầu hết là người Mỹ, thiệt mạng. Mỹ buộc tội Libya hậu thuẫn cho vụ đánh bom.
Đại tá Gadhafi và Tổng thông Ai Cập Hosni Mubarak tại thành phố biên giới Mersa Matrouh của Ai Cập năm 1989.
Đại tá Gadhafi phát biểu tại Hội nghị của các nước thuộc phong trào không liên kết ở Belgrade, Serbia năm 1989.

1.000 chiếc xe tăng xuất hiện trên một con phố ở Tripoli nhân kỷ niệm 25 năm ngày cầm quyền của Đại tá Gadhafi.
Thủ tướng Anh Tony Blair thăm Libya năm 2004. Libya và phương Tây đã bình thường hoá quan hệ năm 2003, sau khi chính quyền Gadhafi chấp nhận từ bỏ chương trình vũ khí và nhận trách nhiệm về vụ đánh bom Lockerbie.
Một cảnh sát Bỉ canh gác gần túp lều tại Brussels mà ông Gadhafi nghỉ lại nhân chuyến thăm chính thức Bỉ và Liên minh châu Âu năm 2004.
Ông Gadhafi nghỉ ít phút trong bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc ở New York năm 2009.
Nhà lãnh đạo Libya bắt tay Tổng thống Mỹ Barack Obama tại hội nghị thượng đỉnh G8 ở L'Aquila, Italia.
Đại tá Gadhafi trong một bức ảnh năm 2010.

Kể từ tháng 2/2011, phong trào nổi dậy bắt đầu bùng phát ở Libya yêu cầu Đại tá Gadhafi từ chức sau hơn 4 thập niên nắm quyền. Trong bài phát biểu trên truyền hình khi đó, ông Gadhafi tuyên bố không từ chức và sẽ chiến đấu với những phần tử nổi dậy.
Ngày 21/8, phe nổi dậy thực hiện cuộc tiến công lớn vào thủ đô Tripoli, chiếm quyền kiểm soát nhiều nơi ở thành phố, trong đó có quảng trường trung tâm. Giao tranh dữ dội đã bùng phát tại Tripoli nhưng cho tới nay, ông Gadhafi vẫn chưa từ bỏ quyền lực. Một người con trai của ông Gadhafi cho hay nhà lãnh đạo Libya vẫn an toàn ở Tripoli.
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật