Trung Quốc và kế hoạch mua cả châu Âu

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Châu Âu đã từng tới xâm chiếm Trung Quốc, nhưng ngày nay, Trung Quốc đang sắp thu‌ộc đị‌a hóa cả châu Âu.
Trung Quốc và kế hoạch mua cả châu Âu
Ảnh minh họa

Không phải ngẫu nhiên Thủ tướng Trung Quốc bắt đầu chuyến thăm châu Âu vào đúng thời điểm khủng hoảng nợ tồi tệ nhất.

Tất nhiên, Trung Quốc sẽ thực hiện những kế hoạch của mình tại châu Âu một cách khéo léo hơn những gì đã làm trước đây. Trung Quốc vừa muốn tăng sự thân thiết, bền chặt trong mối quan hệ với châu Âu, mặt khác lại muốn lợi dụng sự suy giảm hiện tại của châu Âu.

Khi Thủ tướng Ôn Gia Bảo đến châu Âu vào cuối tuần trước, ông đến thăm Đức, Anh và Hungary. Tại sao lại là Hungary? Không chỉ bởi vì nước này giữ chức chủ tịch luân phiên của EU mà còn bởi vì Trung Quốc đã đầu tư lớn ở đó và nhằm mục đích sẽ đầu tư nhiều hơn, như đã làm ở phía đông nam và miền nam châu Âu.

Trung Quốc đã thực hiện một hợp đồng thuê kéo dài 35 năm càng container lớn nhất tại Piraeus, Hy Lạp (chúng ta có nên gọi nó là một Thượng Hải của Hy Lạp?). Một nghiên cứu sắp được xuất bản bởi các nhà kinh tế học François Go‌dement và Jonas Parello-Plesner của Hội đồng quan hệ đối ngoại châu Âu (ECFR) ước tính rằng, 40% đầu tư của Trung Quốc tại EU nằm ở Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ý, Hy Lạp và Đông Âu. Trong năm qua, nhiều nhà lãnh đạo chính trị Trung Quốc cũng đã đến thăm Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Hy Lạp.

Tại sao Trung Quốc quan tâm quá nhiều tới khu vực ngoại vi? Đó là khu vực có tiềm năng đầu tư lớn và đó là một cách dễ dàng hơn để tiếp cận thị trường 500 triệu người tiêu dùng ở châu Âu. Thị trường châu Âu đã mở cửa cho người Trung Quốc đầu tư hơn là người châu Âu đầu tư vào Trung Quốc.

Đầu tư mạnh vào các nước này cũng sẽ có một cái giá về chính trị. Họ càng phụ thuộc nhiều vào đầu tư và thương mại Trung Quốc thì họ càng ít khả năng hỗ trợ các hành động chung của EU mà Trung Quốc coi là những kẻ thù đối với lợi ích của nước này.

Không phải là quá hoài nghi về việc Bắc Kinh đang xây dựng một tầm ảnh hưởng theo kiểu Trung Quốc bên trong cơ cấu ra quyết định của EU, nơi mà các Nó không phải là quá hoài nghi để xem Bắc Kinh xây dựng một loại của Trung Quốc vận động hành lang bên trong các cấu trúc ra quyết định của EU.

Với tình trạng nguy cơ khủng hoảng nợ đang lan rộng ở châu Âu, các như Hy Lạp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đang rất muốn thu hút sự đầu tư của Trung Quốc để nước này mua trái phiếu của họ.

Thế giới không biết chính xác về số trái phiếu mà Trung Quốc đã mua của châu Âu, chỉ biết rằng các nhà quản lý tài sản chủ quyền của Trung Quốc đang lặng lẽ đa dạng hóa dự trữ ngoại tệ và dần dần giảm sự phục thuộc vào trái phiếu Chính phủ Mỹ. Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã tuyên bố, Trung Quốc sẽ tiếp tục đầu tư vào nợ công châu Âu, giúp đỡ các nước này tránh khỏi nguy cơ vỡ nợ. Rõ ràng, nền kinh tế Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng nếu châu Âu suy yếu.

Với khoản dự trữ ngoại hối hơn 3.000 tỷ USD, Trung Quốc có thể mua một nửa số tài sản công mà Hy Lạp đang muốn tư nhân hóa. Hy Lạp nên cẩn thận với món quà mà Trung Quốc mang đến bởi người nhận ân huệ không bao giờ có quyền chọn lựa.

Một nhà lãnh đạo của Trung Quốc đã nói với 1 trong các tác giả của báo cáo ECFR sắp được phát hành rằng: các bạn đang cần tiền của chúng tôi. Điều này không phải là quá hoang tưởng. Không phải là việc Trung Quốc đầu tư vào khu vực này rất dễ dàng mà là việc các nền kinh tế bên ngoài đầu tư vào châu Âu là điều rất khó khăn. Không còn nghi ngờ gì về việc quyền lực kinh tế Trung Quốc đã ăn sâu tại châu Âu, và nó sẽ trở thành ảnh hưởng về mặt chính trị.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật