Thành công nhờ có cá tính riêng

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tuy không có bằng chứng nào nói rằng, việc bà Christine Lagarde trở thành nữ Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đầu tiên đã có những tác động nhất định tới một số động thái kinh tế-tài chính trên thế giới, song thực tế hình như đồng tình với nhận định này.
Thành công nhờ có cá tính riêng
Ảnh minh họa

Được biết, chứng khoán Mỹ đã có tuần tăng mạnh nhất trong 2 năm qua khi các số liệu khả quan về tăng trưởng sản xuất đẩy lùi những lo ngại về sự phục hồi chậm của nền kinh tế lớn nhất thế giới và tình hình Hy Lạp đang diễn biến thuận lợi.

Nữ tướng được chấm định

Bộ trưởng Kinh tế Pháp Christine Lagarde trở thành Tổng Giám đốc IMF thứ 11 hôm 28/6 sau khi trải qua vòng phỏng vấn kéo dài 3 tiếng với 24 thành viên Ban giám đốc. Kể từ khi được thành lập (năm 1944) đến nay, lần đầu tiên IMF xuất hiện "tướng bà".

Vì trở thành người phụ nữ đầu tiên ngồi vào chiếc ghế cao nhất của định chế tài chính quốc tế lớn nhất thế giới nên dư luận đặc biệt quan tâm tới thân thế sự nghiệp của bà. Tuy sinh ra ở thủ đô Paris (1/1/1956), nhưng 17 tuổi (sau khi bố qua đời), bà Christine Lagarde đã theo học tại một trường dành cho nữ giới ở bang Maryland, Mỹ và vì từng theo học và làm việc tại quốc gia này nên tiếng Anh của tân Tổng Giám đốc IMF rất khá.

Xuất thân trong một gia đình trí thức (bố là giảng viên đại học, mẹ là giáo viên), bản thân là một trong những người có thành tích học tập xuất sắc nhất nên bà Christine Lagarde sớm hình thành cá tính riêng. Tháng 4/2009, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner từng nhận xét về bà Christine Lagarde: "Sự thông minh, dí dỏm và khả năng giải quyết xung đột cũng như việc luôn bảo vệ được quyền lợi của nước Pháp là điều khiến người ta luôn ngưỡng mộ bà".

Có lẽ vì từng là vận động viên bơi lội cấp quốc gia (năm 1971) nên tân Tổng Giám đốc IMF sớm hình thành tính cách cũng như quan điểm "phụ nữ cần đảm nhiệm những vị trí cao và không nên có quá nhiều hoóc môn nam giới trong một căn phòng" và hiện ở Pháp, uy tín chính trị của bà Christine Lagarde chỉ đứng sau Tổng thống Nicolas

"Uy tín, là nhà đàm phán hiệu quả, ý thức chính trị mạnh mẽ" là cụm từ dùng để mô tả Bộ trưởng Tài chính Pháp Christine Lagarde sau khi bà trở thành tân Tổng Giám đốc IMF.

Ngoài nổi tiếng thẳng thắn và dám nói ra suy nghĩ của mình, kể cả khi chỉ trích người khác, sự tự tin của bà Christine Lagarde cũng được thể hiện khi quyết định ra tranh cử ghế Tổng Giám đốc IMF - nhờ phóng viên tờ Huffington Post tư vấn, tìm nơi ở tại Washington để làm việc trong thời gian làm việc ở IMF (từ 5-7). Nghe nói bà sẽ đạp xe đi làm hàng ngày sau khi đến Washington nhậm chức.

Tuy nhiên, cách nói trực diện lại giúp nâng cao uy tín cá nhân bởi bà Christine Lagarde là một trong những chính khách có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong thế giới tài chính quốc tế. Người ta đặt cho bà Christine Lagarde biệt danh "người thích cười". Có người nói rằng, bà Christine Lagarde mắc bệnh "dị ứng với đàn ông" bởi tân Tổng Giám đốc IMF từng chia sẻ, đàn ông chỉ khiến mọi chuyện trở nên rối tung.

Thậm chí bà Christine Lagarde còn cho rằng, cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 có một phần nguyên nhân từ một số "người đàn ông hiếu chiến, tham lam tại các tổ chức tài chính". IMF được thành lập để xây dựng lại hệ thống tiền tệ quốc tế từ sau chiến tranh thế giới thứ II, thúc đẩy hợp tác tiền tệ và bình ổn tỉ giá, tạo điều kiện tăng trưởng thương mại quốc tế, thành lập hệ thống thanh toán đa phương giữa các nước thành viên.

Sự xuất sắc trong công việc của bà Christine Lagarde được thể hiện qua việc Tạp chí Financial Times bầu chọn là Bộ trưởng Tài chính Xuất sắc nhất châu Âu năm 2009. Được xếp thứ 17 trong danh sách những phụ nữ quyền lực nhất thế giới năm 2009 theo đánh giá của tạp chí Forbes, Mỹ.

Sau đó, tạp chí Time chọn bà là 100 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới năm 2010. Nhưng khi được hỏi tới gia đình và hôn nhân, bà Christine Lagarde chỉ nói, hôn nhân không như là mơ (đã li dị năm 2009 hiện ở với 2 con trai Pierre-Henri Lagarde sinh năm 1986 và Thomas Lagarde sinh năm 1988), đó là một cuộc sống phức tạp và khó điều khiển.

Tuy rất bận nhưng tân Tổng Giám đốc IMF rất tích cực tập luyện yoga, ăn chay, không uống rượu bia. Một trong những sở thích của bà là hoa hồng - luôn mong ước có nhiều thời gian để chăm sóc vườn hoa hồng của mình tại Normandy. Ngoài ra, bà Christine Lagarde còn thích bơi và đọc sách.

Những thách thức không nhỏ

Nhưng để trở thành "tướng bà" của IMF, bà Christine Lagarde đã phải đi một quãng đường dài tới 50.000km để vận động tranh cử tại Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc, Arab Saudi và Ai Cập. Giới chuyên môn cho rằng, bà Christine Lagarde đang quan tâm tới những diễn biến kinh tế tại Brazil bởi từng tới quốc gia này "xin phiếu ủng hộ".


Giới kinh tế đang cảnh báo về khả năng Brazil phải đối mặt với nguy cơ khủng hoảng tiền tệ bởi lạm phát tăng cao, lãi suất vượt 12% (lãi suất của Mỹ và Nhật gần bằng 0, lãi suất ở Anh bằng 0), tăng trưởng quá nóng và đồng Real tăng giá so với đồng USD (lên mức cao nhất trong 12 năm qua). Ngoài ra, dư luận cũng quan tâm tới một luồng vốn lớn chảy ra khỏi 2 nền kinh tế Ấn Độ, Trung Quốc.

Theo thống kê, trong nửa đầu năm 2011, có khoảng 1,387 tỷ USD chảy ra khỏi Ấn Độ và 1,81 tỷ ra khỏi Trung Quốc. Bà Christine Lagarde cam kết làm việc một cách công bằng và đại diện cho tất cả 187 nước thành viên IMF chứ không phải chỉ đại diện cho nước Pháp. Bà Christine Lagarde sẽ phải bắt tay ngay vào việc cải tổ hệ thống tài chính toàn cầu để ngăn chặn sự suy thoái kinh tế hơn nữa hay sự trở lại khó khăn ở một số đầu tàu kinh tế như Mỹ và một số nước châu Âu.

Hiện bà Christine Lagarde phải đương đầu với cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu, cũng như cân bằng nhu cầu của các nền kinh tế mới nổi, đang phát triển nhanh với nhu cầu của các quốc gia đã phát triển trong quá trình phục hồi kinh tế.

Một trong những ưu tiên hàng đầu của tân Tổng Giám đốc IMF là giải quyết bài toán nợ công ở Hy Lạp, nước đang đứng bên bờ vực phá sản, cùng với Bồ Đào Nha và Ireland, hai quốc gia có nguy cơ vỡ nợ trong khi phải xử lý vấn đề bất cân bằng kinh tế toàn cầu.

Nhiều người nói rằng, giải quyết vấn đề nợ của Hy Lạp sẽ là phép thử đầu tiên đối với uy tín của tân Tổng Giám đốc IMF. Giới kinh tế cảnh báo, do lo ngại về nguy cơ vỡ nợ của Hy Lạp, nhiều nhà đầu tư đã rút 61,4 tỷ USD ra khỏi các quỹ thị trường tiền tệ. Đây là quý thứ 2 liên tiếp xảy ra tình trạng nhà đầu tư rút tiền khỏi các quỹ này - đã rút 29,9 tỷ USD trong tuần kết thúc của tháng 6/2011.

Nhưng các quỹ tại những thị trường mới nổi lại liên tục thu hút nhiều khoản đầu tư lớn. Riêng trong quý II, nhà đầu tư đã đổ 12 tỷ USD vào các quỹ đầu tư cổ phiếu của thị trường mới nổi và số tiền này chủ yếu được rút từ các quỹ cổ phiếu của Mỹ. Được biết, nhu cầu tín dụng của các nước đang phát triển sau khủng hoảng là rất lớn.

Điều này vừa được Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Robert B. Zoellick khẳng định. Ngày 1/7, ông Robert B. Zoellick tuyên bố, nhu cầu tín dụng của các nước đang phát triển sau khủng hoảng cao hơn nhu cầu trước khủng hoảng. Ông Robert B. Zoellick cũng khẳng định cam kết tiếp tục dành các khoản tín dụng lớn để hỗ trợ các nước đang phát triển phục hồi kinh tế sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua.

Ngoài ra, bà Christine Lagarde còn phải tiến hành cải cách IMF để phản ánh sức mạnh đang lên của các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ. Bà Christine Lagarde quyết tâm cải tổ sao cho các bước hành động của IMF phải thích đáng, bình đẳng, chủ động, hiệu quả và hợp pháp, đảm bảo tăng trưởng cao và bền vững, ổn định kinh tế vĩ mô và một tương lai tốt hơn cho tất cả các quốc gia thành viên.

Giới kinh tế cho rằng, tân Tổng Giám đốc IMF sẽ tiếp tục các chương trình dở dang của người tiền nhiệm Dominique Strauss-Kahn đã xúc tiến như tạo điều kiện cho các thị trường mới nổi có tiếng nói hơn tại IMF, cũng như chú trọng nhiều hơn các kết quả xã hội mà những khoản viện trợ của IMF mang lại cho các nước thành viên.

Việc thống nhất 2.500 nhân viên của IMF và 800 nhà kinh tế nhằm khôi phục niềm tin của giới tài chính vào IMF cũng là mối quan tâm của bà Christine Lagarde. Ngoài ra, người phụ nữ quyền lực này cũng cần phải lấy lại tinh thần cho IMF sau vụ bê bối tìn‌ּh dụ‌ּc của người tiền nhiệm Dominique Strauss-Kahn cho dù ông vừa được trả tự do hôm 1/7.

Được biết, IMF sẽ công bố các báo cáo phân tích về những rủi ro của nền kinh tế toàn cầu xuất phát từ những mất cân đối và các chính sách ở các nền kinh tế lớn nhất như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Anh và khu vực đồng tiền chung euro (Eurozone).

Và bà Christine Lagarde có trách nhiệm phải đảm bảo tính khách quan, trung thực và đáng tin cậy của những báo cáo này. dư luận hy vọng, tân Tổng Giám đốc IMF sẽ chèo lái con thuyền kinh tế-tài chính thế giới vượt qua cơn bão nợ châu Âu. Giới chuyên gia nhận định, do bà Christine Lagarde không phải là nhà kinh tế nên so với hầu hết những người tiền nhiệm, cách tiếp cận của tân Tổng Giám đốc IMF sẽ mang tính chính trị hơn là chuyên môn.

Giới truyền thông đưa tin, Mỹ có vẻ như đã sẵn sàng tiến cử một quan chức của Bộ Tài chính nước này làm Phó Tổng Giám đốc IMF bởi đây là chiếc ghế theo truyền thống, nhưng bà Christine Lagarde chưa có phản ứng trước thông tin này.

Việc cựu Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Dominique Strauss-Kahn được tạm thời trả tự do hôm 1/7 (theo giờ địa phương) đang khiến dư luận, nhất là giới chuyên môn đặt ra những câu hỏi xung quanh chủ đề nhạ‌y cả‌m này.

Đây là bước ngoặt đầy bất ngờ của vụ bê bối thu hút sự quan tâm của cả thế giới. Không phải bây giờ người ta mới đặt nghi vấn về độ trung thực trong lời khai của người tố cáo, nhưng khi mới bắt ông Dominique Strauss-Kahn việc này đã không được cảnh sát Mỹ xem xét.

Tuy là Tổng Giám đốc IMF nhưng ông Dominique Strauss-Kahn không được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao. Ngày 16/6 người ta đã công bố đoạn băng tiết lộ cựu Tổng Giám đốc IMF đòi được miễn trừ ngoại giao ngay sau khi bị bắt tại sân bay, yêu cầu được gặp đại diện lãnh sự Pháp, nhưng bất thành.

Giới chuyên môn nhận định, các luật sư Benjamin Brafman và William Taylor quyết làm rõ vụ án này để trả lại danh dự cho ông Dominique Strauss-Kahn. Người ta không loại trừ khả năng ông Dominique Strauss-Kahn bị các đối thủ chính trị gài bẫy.

Thủ tướng Nga Putin từng tuyên bố, ông Dominique Strauss-Kahn là nạn nhân của một âm mưu. Tuy nhiên, cũng chưa ai dám khẳng định ông Dominique Strauss-Kahn là nạn nhân của một âm mưu chính trị. Giới truyền thông từng đưa tin, ông Dominique Strauss-Kahn nắm giữ nhiều bằng chứng liên quan tới số vàng dự trữ bị "mất tích" của Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ ở Fort Knox, Kentucky.

Ông Dominique Strauss-Kahn rời tòa hôm 1/7.

Đầu tháng 5/2011, chính phủ Mỹ bắt đầu trì hoãn việc vận chuyển 191,3 tấn vàng như đã hứa tới IMF. Cách đây không lâu báo chí Mỹ và Pháp đều có chung nhận định, tuy phe bảo vệ cô hầu phòng có vẻ hùng hậu hơn nhưng họ bộc lộ những điểm yếu chết người: Không quyết liệt, không nhân chứng và dễ hoảng loạn khi bị thẩm vấn chéo.

Từ khi bị bắt (14/5) đến khi nộp tiền tại ngoại, ông Dominique Strauss-Kahn luôn khẳng định vô tội. Được biết, chỉ sau khoảng 10 phút xuất hiện tại tòa Hình Sự Manhattan, Mỹ, ông Dominique Strauss-Kahn đã được toà trả tự do tạm thời sau khi công tố viên phát hiện thấy không tin cậy vào những cáo giác của cô Nafisstou Diallo, nữ nhân viên khách sạn Sofitel gốc Guninea, 32 tuổi.

Người ta đã làm rõ sự gian dối của người tố cáo ông Dominique Strauss-Kahn như nói dối về lai lịch bản thân, nơi sinh sống và các hoạt động của mình (buôn bán m‌a tú‌y và rửa tiền). Thậm chí Nafisstou Diallo đã điện đàm với một người đàn ông có tiền án đúng hôm xảy ra vụ cáo buộc nhằm vào ông Dominique Strauss-Kahn. Người đàn ông khả nghi này (bị bắt vì tội sở hữu hơn 180kg cầ‌n s‌a) nằm trong số các cá nhân đã gửi vào tài khoản cho Nafisstou Diallo trong 2 năm qua.

Sau khi được trả tự do tạm thời, không bị quản thúc tại gia, ông Dominique Strauss-Kahn đã được trả lại 6 triệu USD tiền bảo lãnh. Vụ án chống lại ông Dominique Strauss-Kahn đang bên bờ vực sụp đổ cho dù cựu Tổng giám đốc IMF còn phải hầu toà hôm 18/7.

Nhưng ngay sau khi được trả tự do, nhiều người đã tuyên bố, cơ hội tranh cử Tổng thống năm 2012 của ông Dominique Strauss-Kahn vẫn còn. Được biết, ngoài việc thuê 2 luật sư nổi tiếng (Benjamin Brafman và William Taylor), ông Dominique Strauss-Kahn còn thuê chuyên gia điều tra Hình Sự, cựu nhân viên CIA, chuyên gia truyền thông để họ áp dụng nhiều biện pháp khác nhau "phá vỡ những bế tắc khó giải thích" ở Mỹ và Pháp.

Tuy số tiền thuê khá lớn (400.000 USD - 500.000 USD), nhưng đổi lại ông Dominique Strauss-Kahn sớm được minh oan để tái tham chính. Tuy đã được tự do nhưng vì chưa được trả hộ chiếu nên ông Dominique Strauss-Kahn chưa thể quay về Pháp.

Ngoài ra, ông Dominique Strauss-Kahn vẫn bị hạn chế một số quyền và phải trở lại toà án ngay khi được yêu cầu cho đến khi vụ án này khép lại.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật