Quân đội Mỹ “choáng” khi bị Boeing bán đắt gấp 1000 lần

Abcviet Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Boeing bán quá đắt cho kho chứa quân đội Mỹ trong các đơn hàng trị giá 12 ,6 triệu đô từ năm 2004-2010.
Quân đội Mỹ “choáng” khi bị Boeing bán đắt gấp 1000 lần
Về phía Boeing, 1,3 triệu đô đã được trả lại cho quân đội Mỹ vì 18 mặt hàng đã bị “đội giá”.
Một cuộc tổng thanh tra, kiểm toán được thực hiện vào tháng 5 vừa rồi bởi cục điều tra Mỹ (IG) dựa trên thông tin của bộ phận cung ứng (DOD) thuộc bộ quốc phòng Mỹ. Chỉ có một vài chi tiết của cuộc kiểm toán được tiết lộ. Tuy nhiên, một bản chi tiết về các hoạt động của Boeing và liên quan đến việc mua sắm trang thiết bị quân sự đã bị nhóm phi lợi nhuận (có tên là Dự án giám sát chính phủ PGO) rò rỉ ra ngoài.

Boeing “đẩy giá” hơn 1.000 phần trăm

Theo kết quả kiểm toán, Boeing đã tính giá hơn mức "công bằng và hợp lý" của 18 trang thiết bị, rồi bán cho quân đội Mỹ. Trong đó, một số bộ phận được đẩy giá hơn 1.000 phần trăm với sự đồng lõa của nhân viên quân đội Mỹ.

“Chúng tôi tính được rằng quân đội Mỹ đã trả cho Boeing 258.676 đô để mua 658 ống lót tay áo, trong khi thực tế chúng tôi chỉ phải trả 25.614 đô. Như vậy là giá chênh lệch 233.062 đô hay nhiều hơn 909,9 %.”, tổng thanh tra cho biết.

Quân đội Mỹ và kho sửa chữa Apache và Chinook ở Corpus Christi, Texas phải trả 1.679 đô la cho mỗi bánh xe bằng cao su lấy từ các tàu vũ trụ trong suốt cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan. Trong khi đó, theo cục hậu cần bộ quốc phòng Mỹ (DLA), bánh xe loại tương tự trong kho của quân đội có giá 10 đô/bánh xe.
Theo cục điều tra Mỹ (IG), một số bộ phận  được Boeing đẩy giá hơn 1.000 phần trăm với sự đồng lõa của nhân viên quân đội Mỹ.

Bắt đầu từ năm 2004, quân đội Mỹ đã ký kết nhiều hợp đồng với Boeing trị giá hơn 1 tỷ USD cung cấp các bộ phận cho máy bay trực thăng để kho chứa Texas phục vụ chiến tranh. Năm ngoái, quân đội Mỹ gia hạn hợp đồng với Boeing để mua thêm hàng tỉ đô la trang thiết bị.

Cuộc kiểm toán chỉ ra: “Phía Boeings thường xuyên đề xuất mức giá và các quan chức (thuộc kho quân đội Mỹ) đồng ý một cách quá xá khi thông tin về giá các thiết bị này chưa đầy đủ và cũng không hề dựa vào số lượng cần phải mua hay giá thực sự mà Boeing đã đàm phán với các nhà thầu phụ của mình.”

Ví dụ: Boeing bán cho quân đội Mỹ ống lót tay áo với giá trung bình là 393 đô/ống lót vào tháng 7 năm 2005. 3 tháng sau, Boeing bán với giá 25 đô/ ống lót.

Mua sắm mới... để làm hàng tồn kho

Mặt khác, kho quân đội Mỹ ở Corpus Christi (Texas) và cấp trên là Cơ quan quản lý vòng đời của tên lửa và hàng không quân đội Mỹ (AAMLCMC) đặt hàng Boeing và không bao giờ kiểm tra xem cục hậu cần bộ quốc phòng Mỹ (DLA) có sẵn các mặt hàng này chưa. Cục hậu cần bộ quốc phòng Mỹ (DLA) thường cung cấp khoảng 84% các trang thiết bị cho quân đội và kho chứa hàng của DLA trị giá khoảng 340 triệu đô.

Tổng thanh tra nói: “Không ai nhận trách nhiệm là người xác định xem ở kho chứa của quân đội đã đủ trang thiết bị dùng hay chưa, trước khi mua sắm các đồ dùng mới.”

“Các quan chức Mỹ có kế hoạch mua từ Boeing 555,8 triệu đô trang thiết bị …và để tồn kho trong 5 năm tới. Căn cứ vào giá cả của hệ thống thông tin hậu cần liên bang (FLIS) tháng 6/2010, chúng tôi tính được rằng bộ phận cung ứng (DOD) cũng từng mua 339,7 triệu đô mặt hàng để chứa trong kho mà đáng ra phải đem sử dụng.”

Các quan chức quân đội Mỹ vừa xem lại kết quả kiểm toán và cho biết sẽ có những hành động để tránh lãng phí.

Một biên bản ghi nhớ được kĩ giữa quân đội, cục hậu cần bộ quốc phòng (DLA) và Boeing, rằng “đảm bảo hàng tồn kho sẽ được ưu tiên sử dụng”, Thiếu tướng Jim Rogers, tổng chỉ huy của Cơ quan quản lý vòng đời của tên lửa và hàng không quân đội Mỹ (AAMLCMC) cho biết.

Dù vậy, quân đội Mỹ cho rằng họ sẽ không tìm kiếm sự bồi hoàn cho những gì chênh lệch mà Boeing đã bán quá đắt. Vì kết quả kiểm toán không chỉ ra phải nộp thêm bao nhiêu thuế từ sự chệnh đó.

Thiếu tướng Jim Rogers cho biết “không có bằng chứng nào yêu cầu hoàn lại tiền thuế”, vì Boeing đã kí hợp đồng bao gồm cả giá và thuế trong đó. Sau sự kiện này, quân đội Mỹ sẽ đàm phán mức giá mới với các nhà cung cấp.

Boeing nói đó là lỗi quá nhỏ!

Về phía Boeing, 1,3 triệu đô đã được trả  lại cho quân đội Mỹ vì 18 mặt hàng đã bị “đội giá”. Ngoài ra, Boeing cũng cấp cho quân đội Mỹ một khoản tín dụng trị giá 324.000 đô vì hợp đồng bánh xe đắt đỏ (nói ở trên).

Boeing đang hợp tác với bộ phận kiểm toán, cải thiện quá trình mua bán trang thiết bị để tránh các lỗi tương tự trong tương lai, Dan Beck – phát ngôn viên của Boeing cho biết hôm thứ 5 vừa rồi.

Trả lời thư của Stars and Stripes, Dan Beck viết: “Trong 3 năm, chúng tôi đã kí hợp đồng bán khoảng 8.000 tư trang cho kho quân đội Corpus Christi. Theo số liệu điều tra của cục điều tra Mỹ (IG), đây là chỉ lỗi cực kì nhỏ so với sự hỗ trợ xuất sắc của chúng tôi với khách hàng – quân đội Mỹ.”

Cục điều tra (IG) cho biết các vấn đề mua sắm trang thiết bị nếu chỉ được tiến hành giữa Boeing và quân đội Mỹ mà không có sự tham gia của bộ phận cung ứng (DOD) thì có thể dẫn tới sự lãng phí lớn.

“Bộ phận cung ứng (DOD) cần thực hiện các thủ tục và chính sách toàn diện để đánh giá về mức độ hàng tồn kho và việc sử dụng hàng tồn kho trước khi mua  mới các trang thiết bị tương tự từ các nhà thầu tư nhân. Nếu không, hàng trăm triệu đô la sẽ bị lãng phí trong khi hàng tồn kho vẫn ở kho chứa của cục hậu cần bộ quốc phòng Mỹ (DLA), và bộ phận cung ứng (DOD) lại trả tiền cho tư nhân để mua hàng.”

 

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật