Vụ nhà báo Hoàng Hùng bị vợ đốt chết: Hãy thương hai đứa trẻ

Jeuner_rosier Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Những thông tin mang tính giật gân, những bài báo cắt nơi này một đoạn, ghép nơi kia một ít rồi bình luận thêm thắt đã đẩy vụ việc nhà báo Hoàng Hùng bị vợ sát hại ngày càng tiến xa hơn… Và hậu quả của sự cung phụng thông tin để bạn đọc thỏa trí tò mò nhiều hơn là muốn tìm hiểu vụ việc một cách cụ thể, đã để lại nhiều nỗi đau cho chính người nhà của nạn nhân.
Vụ nhà báo Hoàng Hùng bị vợ đốt chết: Hãy thương hai đứa trẻ
Cháu Lê Hồng Nhung, con gái lớn của nhà báo Hoàng Hùng thắp hương trước bàn thờ bố

Sự vụ nhà báo Hoàng Hùng, phóng viên Báo Người Lao Động bị sát hại tại nhà riêng nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của dư luận. Bởi đơn giản, lần đầu tiên một nhà báo lại là nhà báo chuyên trách mảng phóng sự điều tra, vốn dĩ là một mảng lắm thù ít bạn, bị mưu sát một cách tàn nhẫn đến thế. Tuy nhiên, những thông tin mang tính giật gân, những bài báo cắt nơi này một đoạn, ghép nơi kia một ít rồi bình luận thêm thắt đã đẩy vụ việc ngày càng tiến xa hơn… Và hậu quả của sự cung phụng thông tin để bạn đọc thỏa trí tò mò nhiều hơn là muốn tìm hiểu vụ việc một cách cụ thể, đã để lại nhiều nỗi đau cho chính người nhà của nạn nhân.

Nước mắt thiếu nữ

17 tuổi, đang theo học lớp 11 tại Trường PTTH Huỳnh Ngọc, Lê Hồng Nhung con gái lớn của nhà báo Hoàng Hùng đã buộc phải gánh bi kịch lớn nhất của đời người, cha chết, mẹ đang bị tạm giam để chờ đợi sự phán xét của Pháp Luật. Nhưng, nỗi đau lớn nhất mà Nhung đang chịu đựng không chỉ có vậy, em đang đối mặt với những thông tin không mấy tốt đẹp về hai người yêu thương nhất của mình luôn tràn ngập các mặt báo vào những buổi sớm mai, được chuyển lên mạng internet liên tục bất chấp giờ giấc.

Nhung ngồi buông thõng chân trên cái bàn ghế đá trước sân nhà dì mình khi trò chuyện với tôi. Em gái Nhung là Lê Hồng Châu, 12 tuổi vừa theo chân một nữ nhà báo đến Trường THCS Thống Nhất để làm việc gì đó. Phía trong nhà, dì của Nhung đang tiếp hai nhà báo khác. Ngoài này, ngồi kế tôi là đồng nghiệp của một trang báo mạng lớn… Nhìn đâu cũng ngập nhà báo trong khoảng thời gian này, khoảng thời gian mà mẹ Nhung, bà Trần Thúy Liễu vừa đến cơ quan Công an đầu thú về hành vi mưu sát chồng mình, nhà báo Hoàng Hùng.

Từ ngày nhà xảy ra sự cố, Nhung đã không đến lớp. Em nói rằng em phải theo mẹ lên bệnh viện chăm sóc bố, rồi nhà có tang nên em tạm thời phải nghỉ học. Rồi mai con có đi học không? - tôi hỏi. Em im lặng, không trả lời. Phải rất lâu sau mới nói khẽ: "Dạ, con cũng không biết nữa".

Nhung kể với tôi rằng, bạn Nhung ở trường gọi điện thoại báo cho Nhung biết, người ta cứ xì xầm rằng "Ba nó chết rồi, coi nó có được mặc đồ đẹp, chạy xe gắn máy đi học nữa không?". Kể xong, Nhung lại khóc. Nhung nói, ba con mua xe cho con đi học, ba thương con mua đồ đẹp cho con thì con có lỗi gì đâu, mà người ta nói này nói nọ. Mấy lần, con về nhà nói với ba cho con chuyển trường đi. Ba cứ an ủi ráng học hết năm này, rồi sang năm lên lớp 12, ba sẽ xin cho con học trường khác. Vậy mà, chưa gì ba đã bỏ con đi rồi, chú ơi(!). Nhung lại khóc.

Công việc làm báo đòi hỏi phải đi công tác thường xuyên, nên nhà báo Hoàng Hùng ít tiếp xúc với con. Chính vì vậy, Nhung và em Châu thân với mẹ hơn. Tôi hỏi Nhung có biết ông Tâm (Nguyễn Văn Tâm, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 5 - PV) không? Nhung trả lời, dạ biết. Cách đây khoảng 3 năm, ông Tâm vào nhà Nhung chơi liên tục.

"Con ghét ông Tâm lắm", Nhung nói. "Tại sao?". "Vì ông hay nói xấu ba con", Nhung trả lời. Nhung kể, có lần chị Liễu nói với ông Tâm rằng nhà báo Hoàng Hùng không bao giờ phụ chị dọn dẹp nhà cửa hoặc giặt đồ. Ông Tâm cười xuề xòa bảo, tại vì ông Hoàng Hùng dở, chứ nếu là anh, anh sẽ giặt hết đồ cho em. Vì chuyện này, giữa hai mẹ con đã xảy ra tranh cãi. Chị Liễu an ủi con gái là giữa bà và ông Tâm chỉ là bạn bè, chứ không có tình cảm gì.

"Con thân với mẹ hơn, tại sao con biết chuyện mẹ sang Campuchia chơi bài mà không báo cho ba biết để ba can thiệp?", tôi hỏi. "Dạ, con không dám. Con sợ nói cho ba biết, ba giận rồi lỡ có chuyện gì, ba mẹ ly dị nhau, hai chị em con biết sống sao?", Nhung lại khóc. Lại khóc, Nhung nói hồi năm 2008, Nhung phải nằm bệnh viện Chợ Rẫy cả tuần để chữa bệnh não úng thủy. Nhà báo Hoàng Hùng bận công việc, nên chỉ có mẹ và dì Út lo cho Nhung. Thế nhưng, mỗi tối ba Hùng vẫn tranh thủ chạy mấy chục cây số từ Long An lên TP HCM thăm con gái. "Lần nào vô thăm con, ba cũng khóc. Con thương ba lắm mà không biết làm sao", Nhung tấm tức.

Trước khi ngồi trò chuyện với Nhung, tôi có sang nhà của nhà báo Hoàng Hùng. Căn nhà rất mới, rất đẹp nhưng vắng tanh, hoàn toàn không có không khí của sự sống. Phía bên trái căn nhà là nhà của chị Tư, chị ruột bà Liễu cũng khóa trái cửa. Cảnh tượng buồn hiu.

Anh hàng xóm vui chuyện thấy tôi chạy sang nói nhỏ là từ ngày nhà báo Hoàng Hùng bị đốt, không thấy hai chị em Nhung ở nhà. Nhung cũng xác tín thông tin này, em nói mấy hôm nay, hai chị em ở bên nhà dì Hai, chỉ trưa và chiều, vào giờ cúng cơm ba thì về cúng cơm. Rồi sau đó khóa cửa lại, sang nhà dì ở tiếp.

Nhiều người hiếu kỳ tụ tập trước nhà của nhà báo Hoàng Hùng theo dõi vụ việc.

Trước khi đến cơ quan Công an đầu thú, bà Liễu về nhà, ôm hai chị em Nhung vào lòng, khóc ngất. Chỉ khóc thôi, chẳng nói gì cả. Nhung thú thật với tôi là em chẳng biết vì sao mẹ khóc, bởi em vẫn cứ đinh ninh hung thủ sát hại ba em là người khác, một kè tàn nhẫn. Cho đến lúc này, em vẫn không tin rằng mẹ mình là hung thủ trong vụ việc đau lòng ấy.

Nhà báo Hoàng Hùng mất, Nhung trở thành chỗ dựa tinh thần cho mẹ. Cơ quan Công an triệu tập bà Liễu lên làm việc hôm nào, thì hôm đó Nhung lại lấy xe chở mẹ đến cơ quan Công an làm việc. Xong ngồi thơ thẩn đợi phía trước cổng cơ quan, đến giờ làm việc xong, lại chở mẹ về lo chuyện cúng kiếng cho ba. Giờ, bà Liễu bị tạm giam phục vụ công tác điều tra sau khi ra đầu thú, Nhung lại là chỗ dựa duy nhất cho em gái mình.

Nhung nói rằng, em không dám đọc báo. Em vừa chán vừa sợ nhà báo, bởi có nhiều báo đưa thông tin về gia đình em chi tiết quá. Điều đó, trở thành nỗi ám ảnh thường nhật đối với em. "Con chán mấy chú nhà báo lắm rồi, chú ơi!", nước mắt Nhung lại giàn giụa. Không biết tương lai đang chờ chị em Nhung phía trước là những gì, nhưng đoán chắc, chỉ toàn chuyện khó khăn. Cũng chẳng biết Nhung có đi học lại không, bởi cô bé vẫn cứ nằng nặc xin được chuyển trường thì mới chịu đi học tiếp. Nhung kể với tôi rất nhiều về gia đình em, về những ngày ấm áp xa xưa đã lùi vào miền quá vãng. Tuyệt vô hy vọng không có cách gì để níu kéo quay về.

Cơn địa chấn ở làng quê

Phường 6, thành phố Tân An, tỉnh Long An nơi có căn nhà do nhà báo Hoàng Hùng và vợ mình gây dựng nên. Vẫn chưa hết cơn sốt thông tin sau cái đêm nhà báo Hoàng Hùng bị sát hại.

Dì Tư than phiền với tôi, chuyện Liễu làm thì Liễu chịu, nhưng có nhiều báo đưa tin kỳ lạ quá. Nhưng mà thôi, bởi với chị, mỗi nhà báo cần có trách nhiệm với ngòi bút của mình. Chị Tư chính là người đã làm mai nhà báo Hoàng Hùng cho em gái mình là bà Liễu. Từ nhà của nhà báo Hoàng Hùng, xuôi về hướng Thủ Thừa khoảng chưa đến 20km là đến nhà bà Tám Nga, mẹ ruột của nhà báo Hoàng Hùng. Người phụ nữ mang đầy đủ tính cách của con người miệt sông nước này không mở lời oán thán con dâu lấy nửa câu. Bà chỉ kể, biết tin Liễu đến cơ quan Công an đầu thú. Sáng cùng ngày, bà đến nhà ông sui, tức là ba của Liễu từ rất sớm, để hỏi thăm mọi chuyện như thế nào.

Đến nơi, đã thấy ông sui mắt đỏ hoe. Tay cầm bình rượu run run rót cho bà một ly rồi im lặng quỳ xuống đất xin lỗi bà vì đã phạm phải tội không biết dạy con (?!). Mà tình thật, bà đâu phải đến để mắng vốn hay nói những câu ghét bỏ cho đau lòng nhau. Bà đến chỉ để sẻ chia. Bởi nói theo cách của bà thì, chuyện xảy ra nào đâu ai có muốn. Anh sui tui đâu có xui con Liễu đốt chồng nó đâu mà tui hận ảnh. Tui cũng không hận con Liễu, vì không lẽ tui lại đi hận con dâu của mình…

Ông Trần Văn Mến (cha của Trần Thúy Liễu): Mũi dại thì lái chịu đòn

Lòng quặn thắt, ngày đêm âu lo, hay tin con gái đi đầu thú, ông Mến thẫn thờ ngồi thụp xuống ghế.

"Thực lòng có lúc tôi nghĩ Liễu là thủ phạm, lúc thì không. Bởi rất nhiều lần tôi và các chị của Liễu nhắc nhở nếu lỡ gây tội thì nhận, nhưng Liễu cương quyết không nhận. Nhà tôi ở sát nhà Liễu nên trong đêm 20-2, khi hay tin Liễu được chị Loan và chú Đấu chở đến trụ sở Công an đầu thú, tôi dù đau lòng nhưng nghĩ nỗi đau của mình không là gì với chị sui (mẹ anh Hùng) nên tôi muốn chạy sang nhà tạ tội với chị cùng các anh chị em của Hùng. Nhưng lúc đó gần 11h tối nên tôi nán lại đến sáng hôm sau. Trời vừa hừng đông, khi tôi chuẩn bị sẵn khay trà rượu sang nhà chị xui tạ tội thì chị tới nhà Hùng. Vừa gặp chị, tôi rót rượu quỳ lạy xin chỉ tha cho cái tội làm cha mà không biết dạy con, để nó gây ra tội lỗi quá lớn. Tôi nói "mũi dại thì lái chịu đòn, mong chị sui thương tình" thì chị đỡ tôi dậy, chị nói "mũi dại thì mũi chịu đòn, cha mẹ sinh con trời sinh tính, tôi không trách tội anh, nên không dám nhận đâu". Ân tình đó của chị tôi và các chị con Liễu cảm kích vô cùng. Rồi hai gia đình nói chuyện với nhau, thôi thì chuyện cũng lỡ rồi, cái chính là bây giờ lo cho 2 đứa nhỏ".

Tha thứ, sẻ chia nhưng nỗi đớn đau vẫn hằn lên gương mặt của hai đấng sinh thành. Ảnh: TẤN THẠNH

Bà Nguyễn Thị Kim Nga (mẹ nhà báo Hoàng Hùng): Sao dại dột quá, con ơi!

Trong ngôi nhà tranh ở ấp 4, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, cách nhà của Hoàng Hùng khoảng 5km, mẹ anh - bà Kim Nga cũng phải gánh   nỗi đau tột cùng ở tuổi 74.

"Khoảng 11h tối, 2 đứa cháu nội chạy về báo "nội ơi, bác Hai (Liễu) nhận tội rồi". Từ đó đến sáng, tôi không ngủ được. Liễu hồi nào giờ đối với tôi và các em của Hùng tốt lắm, chẳng có mâu thuẫn, hiềm khích gì. Các em của Hùng rất quý Liễu vì nó vui tính, xởi lởi. Tiếng là ở gần chứ một năm Liễu về đây không quá 4 lần, thường là về lúc giỗ ba thằng Hùng, ngày Tết. Tuy không gặp gỡ nhiều và ít trò chuyện nhưng lần nào gặp tôi Liễu cũng lễ phép chào hỏi, dạ thưa. Vậy mà hổng ngờ và không tưởng tượng nổi nó dám làm vậy với chồng. Hai đứa lấy nhau trên 20 năm, bao bận vợ chồng nó về đây tôi chưa từng thấy chúng to tiếng với nhau. Liễu ơi, sao con dại dột quá vậy con!

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật