Mỹ rời khỏi Syria: Không đơn giản chỉ là việc rút quân!

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Rõ ràng hành động chính nghĩa và nhân đạo của Nga tại Syria đã làm thay đổi vị thế của Mỹ trên bàn cờ chính trị thế giới...
Mỹ rời khỏi Syria: Không đơn giản chỉ là việc rút quân!
Song Trump cũng không tránh được vết xe đổ của người tiền nhiệm

Việc ra lệnh rút quân khỏi Syria được cho là nước đi nhiều ẩn số của Tổng thống Mỹ Donald Trump, vì vậy cả công luận và dư luận quốc tế đều tập trung vào việc Mỹ rút quân và những động thái của Washington xoay quanh sự kiện này.

Ngày 24/12, quyền Chánh văn phòng Nhà Trắng Mick Mulvaney xác nhận: "Sắc lệnh triển khai việc rút quân khỏi Syria đã chính thức được ký. Sẽ không có bất kỳ thay đổi nào cho kế hoạch quân sự này".

Mặc dù không có chi tiết về kế hoạch rút quân Mỹ ở Syria được công bố, song theo những nguồn tin quân sự mà truyền thông có được thì thời hạn quân đội Mỹ triệt thoái khỏi Syria sẽ kéo dài từ 30 đến 60 ngày.

Mỹ can thiệp vào Syria là hành động phi nghĩa

Vậy nhưng, sau 3 ngày kể từ khi sắc lệnh rút quân được ký chính thức, với những gì mà quân đội Mỹ hành động tại Syria, cho thấy dường như việc Mỹ rút quân vẫn chỉ nằm trên giấy mà thôi.

Điều đó đồng nghĩa việc Mỹ rút quân khỏi Syria chỉ là một kế hoạch, thậm chí là kế hoạch tiền khả thi, khiến kỳ vọng về "một Syria thời kỳ vắng Mỹ" chỉ là ảo vọng và thực chất việc rút quân chỉ là động tác giả của Washington.

Tuy nhiên, theo giới phân tích, bất kỳ điều gì diễn ra sau khi Tổng thống Trump chính thức tuyên bố rút quân Mỹ khỏi Syria đều không thể làm thay đổi giá trị và ý nghĩa của sự kiện đặc biệt này đối với lịch sử nước Mỹ, lịch sử Syria và lịch sử thế giới.

Thứ nhất, chính nghĩa đã chiến thắng

Lúc 3h30 phút sáng 23/9/2014, Mỹ bất ngờ huy động một lượng lớn máy bay và tàu chiến mang tên lửa hành trình cấp tập tấn công các mục tiêu tại Syria, với lý do truy quét khủ‌ng b‌ố IS.

Hành động này của chính quyền Tổng thống Barack Obama khi đó bị cho là qua mặt Quốc hội Mỹ và bất chấp dư luận phản chiến bên trong nước Mỹ. Hành động của Washington cũng không được LHQ chấp thuận và đương nhiên, không được Syria đồng ý.

Theo chân Mỹ là đông đảo các nước đồng minh gồm Bahrain, Jordan, Ả-rập Saudi, Qatar, Các tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất, Anh, Đức, Canada, Đan Mạch, Hà Lan, Australia và Pháp.

Ngay trong đêm 23/9/2014, liên quân do Mỹ dẫn đầu đã thực hiện ba đợt không kích. Chiến dịch bắt đầu với một loạt tên lửa hành trình Tomahawk được bắn vào lãnh thổ Syria, sau đó là các máy bay cường kích và tiêm kích lâm trận.

Như vậy, hành động của Mỹ can thiệp vào Syria - dưới danh nghĩa chống IS - là vi phạm luật pháp quốc tế. Không những vậy, trong hơn 4 năm qua, Mỹ còn ủng hộ phe nổi dậy chống chính quyền Syria, thậm chí Mỹ còn tấn công quân sự Syria.

Obama đã việt vị trước Putin trogn ván cờ Syria

Với thực tế như vậy, rõ ràng hành động của Washington can thiệp vào Syria là hành động phi nghĩa. Và trong hơn 4 năm làm "khách không mời", Mỹ và các đồng minh đã phải lấp ló bên cánh gà nhìn Nga đạo diễn ván cờ Syria.

Nga can thiệp vào Syria cũng dưới danh nghĩa chống IS nhưng là đáp ứng lời kêu gọi của chính quyền Syria hợp pháp, hợp hiến nên là "khách được mời" và hành động của Moscow được nhìn nhận là hành động chính nghĩa.

Đến nay, xét cả trong hành động chống IS và chống Damascus, Mỹ đều không đạt được mục đích. Khi Tổng thống Mỹ phải chính thức tuyên bố rút quân thì không thể phủ nhận đó là thất bại của Mỹ trong một chiến dịch quân sự-chính trị-ngoại giao.

Nguyên nhân thất bại của Washington là do tính phí nghĩa trong hành động, bởi Nga xuất hiện tại Syria sau Mỹ 1 năm nhưng kết quả hành động của Moscow là mỹ mãn - tiêu diệt phần lớn IS và các nhóm khủ‌ng b‌ố khác, bảo vệ được chính quyền Syria.

Giới phân tích cho rằng, việc Mỹ rút quân tất yếu sẽ diễn ra, không sớm thì muộn, còn những hành động của Mỹ ở Syria sau khi Tổng thống Trump tuyên bố rút quân chỉ là một sự nấn ná hay đơn giản là tìm cách làm giảm nỗi đau mà thôi.

Thứ hai, thế giới đơn cực đã chính thức kết thúc

Sau khi Liên Xô tan rã, thế giới lưỡng cực kết thúc thì cũng đồng thời hình thành thế giới đơn cực xoay quanh trục Mỹ. Trong thế giới đơn cực, Washington đã làm mưa làm gió, tạo ra nhiều cơn lốc trên vũ đài chính trị thế giới.

Hàng loạt những bàn cờ chính trị mới được Washington sắp đặt lại bằng việc lật đổ nhiều chính thể, xoá bỏ nhiều chính quyền bị xem là đối nghịch với Mỹ hay lệch pha với giá trị Mỹ, làm ảnh hưởng tới lợi ích Mỹ hay xem thường sức mạnh Mỹ.

Trong hơn 1/4 thế kỷ thời hậu chiến tranh Lạnh, Mỹ gần như độc chiếm sân khấu chính trị thế giới, Mỹ gần như "bách chiến bách thắng" trong mọi chiến dịch quân sự và sử dụng B.L nhà nước tạo sự lệ thuộc đã trở thành thói quen của Washington.

Khi can thiệp vào Syria, Mỹ được kỳ vọng cũng sẽ tạo ra những Iraq, Libya, thậm chí IS còn tạo ra cái cớ tốt nhất giúp Washington hiện thực hoá kỳ vọng và kéo dài chuỗi chiến thắng, tiếp tục chiến dịch "xoá độc tài-gieo dân chủ" của mình.

Tuy nhiên, Mỹ đã không thực hiện được khát vọng đó trong ván cờ Syria, mà "kẻ" có thể ngăn cản điều đó chính là Nga - thực thể kế thừa sự thù địch của Liên Xô - được Tổng thống Putin hồi sinh sức mạnh.

Có thể thấy, cho đến nay cả Tổng thống Obama và Tổng thống Trump đã thua quá nhiều keo trước Tổng thống Putin trong ván cờ Syria, từ việc việt vị trong nước cờ vũ khí hoá học đến việc thất bại trong việc "buộc" Nga phải hành động chống lại Mỹ...

Phải khẳng định rằng Tổng thống Putin không cho quân đội Nga hành động khi Mỹ và đồng minh tấn công Syria đã khiến Mỹ không thể thực hiện được ý đồ biến Syria thành nơi tỉ thí của các cường quốc và là nỗi thất vọng lớn nhất của Washington.

Bởi điều đó đã ngăn chặn việc Mỹ có thể làm thay đổi tính chất hành động của mình là biến hành động phi nghĩa thành động chính nghĩa, từ đó góp phần vào việc làm Mỹ thất bại trong chiến dịch can thiệp quân sự vào Syria.

Rõ ràng hành động chính nghĩa và nhân đạo của Nga tại Syria đã làm thay đổi vị thế của Mỹ trên bàn cờ chính trị thế giới. Vì vậy, khi Tổng thống Trump tuyên bố rút quân Mỹ khỏi Syria cũng đồng nghĩa thế giới đơn cực chính thức kết thúc.

Khi Tổng thống nhà nước Mỹ tuyên bố rút quân khỏi Syria đã chứng minh uy lực Mỹ không giảm công hiệu, buộc Washington phải xây dựng uy tín để xác lập vai trò của nước Mỹ trong quan hệ quốc tế tương xứng với vị thế của mình.

Như vậy, việc Mỹ rời Syria không đơn giản chỉ là việc rút quân quân đội Mỹ khỏi Syria, mà thực ra đó là một cột mốc với lịch sử nước Mỹ, lịch sử Syria và lịch sử thế giới, mà biểu hiện cụ thể nhất là xu thế chiến thắng của chính nghĩa trước phi nghĩa đã được khẳng định.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 9858
  1. Mỹ chưa có lộ trình rút quân khỏi Syria
  2. Tổng thống Mỹ tái khẳng định việc rút quân khỏi Syria
  3. Chiến lược sâu xa của Mỹ
  4. Quyết định bất ngờ của ông Trump - ‘quà đặc biệt’ với những phần tử khủng bố?
  5. Vắng Mỹ, Nga vẫn gặp khó ở Syria
  6. Ba chỉ trích và ba ảnh hưởng từ việc Donald Trump rút quân khỏi Syria
  7. Tổng thống Trump bảo vệ quyết định rút quân đội Mỹ khỏi Syria
  8. Thực hư Thổ Nhĩ Kỳ hăm dọa ông Trump buộc Mỹ phải rút quân khỏi Syria?
  9. Lập thêm căn cứ, vẫn không kích Syria: Ông Trump lật bài
  10. Arab Saudi thay Mỹ tái thiết Syria: Chỉ là ném đá...dò đường
  11. Mỹ khiến Thổ Nhĩ Kỳ “lao đao” trong việc đối phó với Nga sau khi rút khỏi Syria
  12. Nga nghi ngờ việc Mỹ thực hiện cam kết rút quân khỏi Syria
  13. Khi nào Mỹ chính thức rút quân khỏi Syria?
  14. Mỹ ‘nhờ cậy’ ai thế chân tại Syria?
  15. Quyết định đúng đắn của ông Donald Trump
  16. Không còn Mỹ che chở, phiến quân Syria vội vàng xin rút khỏi al-Tanaf
  17. Mỹ rút khỏi Syria: Hóa giải 7 nỗi lo của đồng minh
  18. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ khuyên ông Trump rút quân khỏi Syria?
  19. Thảm họa từ việc Tổng thống Trump nói ‘Syria là của ông’
  20. Lầu Năm Góc: Sắc lệnh rút quân đội Mỹ khỏi Syria đã được ký
  21. Mỹ tuyên bố rút quân khỏi Syria, Tổng thống Pháp nói gì?
Video và Bài nổi bật