Lập thêm căn cứ, vẫn không kích Syria: Ông Trump lật bài

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
3 ngày sau lệnh rút quân chính thức được ký, Mỹ vẫn tổ chức các hoạt động quân sự rầm rộ tại miền Đông Syria.
Lập thêm căn cứ, vẫn không kích Syria: Ông Trump lật bài
Thị trấn trọng điểm Abu Khater (Khoanh vàng) và toàn bộ vùng Hajin được đặt trong tình trạng kiểm soát của SDF

Ngày 24/12, quyền Chánh văn phòng Nhà Trắng Mick Mulvaney xác nhận: "Sắc lệnh triển khai rút quân khỏi Syria đã chính thức được ký. Sẽ không có bất kỳ thay đổi nào cho kế hoạch quân sự này".

Không có thêm chi tiết về kế hoạch rút quân Mỹ ở Syria được công bố. Tuy nhiên truyền thông Mỹ đã dẫn nhiều nguồn tin chính phủ cho rằng Lầu Năm Góc sẽ có thời hạn 30 - 60 ngày để triệt thoái toàn bộ nhân viên quân sự và binh lính Mỹ đang hoạt động tại Syria.

3 ngày kể từ khi sắc lệnh rút quân chính thức được ký kết, những gì đang diễn ra tại Syria cho thấy dường như không có một động thái nào chứng tỏ sự hiện diện của sắc lệnh rút quân này.

Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria (SOHR) đưa báo cáo hôm 25/12, Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) đã chiếm được thị trấn trọng điểm Abu Khater thuộc tỉnh Deir Ezzor. Chiến thắng này đánh dấu cơ hội kiểm soát toàn bộ tỉnh chiến lược miền Đông này đang rất gần với SDF.

Một cuộc chiến khốc liệt giữa SDF đã nổ ra. SDF là người châm ngòi chiến dịch quân sự bằng pháo hạng nặng và xe thiết giáp vào các cứ điểm của khủ‌ng b‌ố IS. Giao tranh diễn ra suốt nhiều giờ và chỉ ngã ngũ khi không lực Mỹ triển khai không kích để yểm trợ.

Với sự kiểm soát Abu Khater, SDF còn đẩy lùi được các đợt tiến công của IS và chính thức bảo vệ thị trấn trọng điểm Hajin, nơi từng là thành trì của IS dọc theo bờ đông sông Euphrates, sát biên giới với Iraq. Đáng chú ý, khu vực Hajin có tới 4 mỏ dầu lớn của Syria.

Song song với đó, thông tin từ quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cho biết quân đội Mỹ đã lập xong hai căn cứ mới dọc biên giới Iraq-Syria. Những căn cứ này được đặt tại lãnh thổ của Iraq.

Chấm đỏ là khu vực thị trấn Abu Khater vừa được kiểm soát, hai chấm xanh là căn cứ Mỹ vừa thành lập tại Iraq, sát biên giới Syria

Căn cứ thứ nhất được thiết lập ở tiểu khu Rumana phía bắc vài chục km đến khu vực Hajin mà SDF vừa kiểm soát toàn bộ. Căn cứ thứ hai được đặt ở thành phố Al-Rutbah, cách biên giới Syria chưa đầy 100km.

Tại hai căn cứ này xác nhận sự đồn trú của vài trăm lính Mỹ, cùng với các xe thiết giáp đa địa hình, pháo hạng nặng cùng nhiều máy bay không người lái có khả năng mang bom và tên lửa đối đất.

Cả khu vực Hajin và các vị trí Mỹ vừa đặt căn cứ đều sở hữu rất nhiều mỏ dầu quan trọng của cả Syria và Iraq. Đáng chú ý, ngoại trừ 2.000 lính Mỹ đã được lệnh rút về nước ở Syria thì tại Iraq, Mỹ đang đồn trú 8.900 quân với nhiều căn cứ quân sự, chủ yếu tập trung ở khu vực Tây Iraq (sát biên giới phía Đông với Syria).

Điều này một lần nữa dấy lên lo ngại từ phía Nga và Thổ Nhĩ Kỳ rằng Mỹ không dễ dàng buông bỏ lợi ích ở Syria và có thể đưa quân quay trở lại quốc gia này một cách nhanh chóng với hệ thống căn cứ quân sự ở ngay bên kia biên giới. Ngoài ra, hai quốc gia này cũng đã lên tiếng cáo buộc về việc không thể tin tưởng vào quyết tâm rút quân của Washington.

Quân đội Mỹ tại một căn cứ trên đất Syria

Tuy nhiên, chính sách rút quân lần này của ông Donald Trump đã cho thấy một sự thực dụng của Mỹ. Có thể thấy các cứ điểm có giá trị kinh tế, sở hữu nhiều mỏ dầu như Deir Ezzor, Hajin và một số tỉnh sát biên giới, vẫn nằm trong sự kiểm soát của SDF và tầm bảo vệ của không lực Mỹ.

Nhưng ngược lại, tuyên bố rút quân này của Mỹ cho thấy họ không còn trách nhiệm trực tiếp nào trong vấn đề Syria. Do đó, Washington có thể chối bỏ các nhiệm vụ như tái thiết Syria, hỗ trợ hoạt động của đồng minh... vốn được ông Trump cho là tốn kém, lãng phí và không mang lại lợi ích cho Mỹ.

Xem Video: Mỹ có tiếp tục không kích Syria? 

//

Trong khi đó, các đồng minh của Mỹ thực tế cũng có nhiều lợi ích kinh tế trên đất Syria và thời gian qua, họ được âm thầm hưởng lợi dưới bóng bảo trợ của Mỹ. Nhưng sau kế hoạch rút quân lần này, họ đã phải tự xắn tay áo nhảy vào cuộc để bảo vệ lợi ích của mình.

Điều này lý giải vì sao một số đồng minh của Mỹ đã lên án ý tưởng rút quân của ông Donald Trump là "đồng minh không tin cậy" và tiếp tục tuyên bố sẽ theo đuổi cuộc chiến chống IS đến khi "tên khủ‌ng b‌ố cuối cùng biến mất". Tiêu điểm cho việc bảo vệ quyền lợi của mình, Pháp và Anh đã phải hứa cung cấp thêm các hoạt động hậu thuẫn quân sự và yểm trợ không kích cho SDF tại các căn cứ đang có giao tranh.

Nhìn vào những gì mà Washington thể hiện sau 3 ngày rút quân, có thể thấy việc ông Trump tuyên bố triệt thoái binh sĩ chỉ là một nước đi mới để rũ bỏ bớt trách nhiệm và gia tăng lợi ích cho nước Mỹ, bất chấp lợi ích của đồng minh tại Syria. Sẽ không có nhiều khác biệt so với thời kỳ trước và sau khi sắc lệnh rút binh được ký kết.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 9858
  1. Mỹ chưa có lộ trình rút quân khỏi Syria
  2. Tổng thống Mỹ tái khẳng định việc rút quân khỏi Syria
  3. Chiến lược sâu xa của Mỹ
  4. Quyết định bất ngờ của ông Trump - ‘quà đặc biệt’ với những phần tử khủng bố?
  5. Mỹ rời khỏi Syria: Không đơn giản chỉ là việc rút quân!
  6. Vắng Mỹ, Nga vẫn gặp khó ở Syria
  7. Ba chỉ trích và ba ảnh hưởng từ việc Donald Trump rút quân khỏi Syria
  8. Tổng thống Trump bảo vệ quyết định rút quân đội Mỹ khỏi Syria
  9. Thực hư Thổ Nhĩ Kỳ hăm dọa ông Trump buộc Mỹ phải rút quân khỏi Syria?
  10. Arab Saudi thay Mỹ tái thiết Syria: Chỉ là ném đá...dò đường
  11. Mỹ khiến Thổ Nhĩ Kỳ “lao đao” trong việc đối phó với Nga sau khi rút khỏi Syria
  12. Nga nghi ngờ việc Mỹ thực hiện cam kết rút quân khỏi Syria
  13. Khi nào Mỹ chính thức rút quân khỏi Syria?
  14. Mỹ ‘nhờ cậy’ ai thế chân tại Syria?
  15. Quyết định đúng đắn của ông Donald Trump
  16. Không còn Mỹ che chở, phiến quân Syria vội vàng xin rút khỏi al-Tanaf
  17. Mỹ rút khỏi Syria: Hóa giải 7 nỗi lo của đồng minh
  18. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ khuyên ông Trump rút quân khỏi Syria?
  19. Thảm họa từ việc Tổng thống Trump nói ‘Syria là của ông’
  20. Lầu Năm Góc: Sắc lệnh rút quân đội Mỹ khỏi Syria đã được ký
  21. Mỹ tuyên bố rút quân khỏi Syria, Tổng thống Pháp nói gì?
Video và Bài nổi bật