Làm gì để con từ 0 đến 12 tháng tuổi phát triển mạnh trí tuệ, thể chất?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Bác sĩ sản khoa Trần Vũ Quang chia sẻ, cha mẹ có vai trò như là người thầy đầu tiên từ khi trẻ còn trong bụng mẹ. Trí não của trẻ phát triển trước khi trẻ được sinh ra. Trẻ cũng bắt đầu học ngay cả khi còn trong bụng mẹ.
Làm gì để con từ 0 đến 12 tháng tuổi phát triển mạnh trí tuệ, thể chất?
Ảnh minh họa

Hiện nay, nhiều bậc phụ huynh vẫn chưa biết làm thế nào để trẻ mới sinh có thể phát triển cả về trí tuệ lẫn thể chất. Cách duy nhất để họ tìm hiểu chính là hỏi mạng xã hội. Vì thế, đã có những hiểu lầm về cách nuôi dạy con đáng tiếc xảy ra.

Mới đây, bác sĩ sản khoa Trần Vũ Quang (bệnh viện Phụ sản Trung ương) đã có đầy kinh nghiệm về việc này.

Theo bác sĩ sản khoa Trần Vũ Quang, trẻ sẽ phản ứng lại với những gì mẹ cảm nhận, trải nghiệm hay nghe thấy. Trẻ đã bắt đầu biết lắng nghe khi còn trong bụng mẹ và tiếp tục phát triển khả năng ngôn ngữ khi trẻ sinh ra. Mẹ hãy nhẹ nhàng xoa bụng và nói chuyện với bé.

Đối với trẻ sơ sinh 0 – 6 tháng tuổi:

Cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc một thành viên mới của gia đình. Trí não trẻ sơ sinh sẽ kết nối với những thứ mới, một từ mới, một bài hát ru mới, một nụ hôn hay một cái ôm của mẹ. Trẻ học những kinh nghiệm mới và lặp lại nhiều lần. Trẻ cần sự yêu thương, chăm sóc của cha mẹ.

Những kinh nghiệm đầu đời đó sẽ xây dựng cơ sở cho sự hiểu biết và học hỏi sau này của bé. Trẻ sẽ chẳng học được gì nếu mẹ cho bé xem ti vi hay chơi đùa một mình. Vì vậy, cha mẹ hãy dành cho bé sự quan tâm ấm áp để tác động tích cực đến não bộ của trẻ, giúp trẻ sẵn sàng đón nhận học hỏi nhiều thứ.

Cha mẹ hướng dẫn trẻ những điều đơn giản nhất. Mỗi hành động của cha mẹ khác nhau mỗi ngày. Vì vậy, phụ huynh nên dành nhiều thời gian chơi đùa, nói chuyện với con. Cha mẹ hãy thường xuyên lặp lại các trò chơi mà trẻ yêu thích. Thể hiện tình yêu thương với trẻ, ôm ấp, bồng bế, vỗ về trẻ, đặc biệt khi trẻ ốm, buồn hay bị đau. Cha mẹ hãy ở bên khi trẻ buồn, cô đơn hay sợ hãi.

Đối với trẻ từ 7 – 12 tháng tuổi:

Ở độ tuổi này, trẻ bắt đầu biết lật, ngồi, bò, tập đi và đứng. Trẻ sẽ tò mò hơn, cầm nắm đồ vật và chuyển chúng từ tay này qua tay khác.

Hãy quan sát các dấu hiệu, biểu hiện để biết trẻ cần gì, trẻ thích gì. Hãy đi theo sự “hướng dẫn” của trẻ. Trẻ sẽ chỉ cho mẹ biết là đang thích gì và sẵn sàng để học hỏi. Từ từ, mẹ sẽ trở thành chuyên gia hiểu ý, dễ dàng để biết con cần và thích gì. Việc đọc sách, nói chuyện và hát cho con nghe rất quan trọng. Chỉ cho trẻ thấy những điều thú vị và mới mẻ.

Sau đây là một vài cách mà cha mẹ có thể giúp bé ở lứa tuổi này học hỏi:

Hãy nói chuyện với con ngay cả khi mẹ phải làm việc. Nói với con những điều mẹ đang làm.

Khuyến khích trẻ làm theo mẹ. Hãy cố để biểu cảm khuôn mặt, giọng nói hay bằng cách vỗ tay để khen.

Dạy con vẫy tay và chỉ tay.

Hãy lắng nghe những âm thanh của trẻ, kể cả tiếng ồn. Điều này sẽ giúp con học nói nhanh hơn.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật