Những lưu ý khi điều trị cảm ở trẻ em, bố mẹ nào cũng phải nằm lòng

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Mặc dù hầu hết trẻ bị cảm có thể tự khỏi nhưng nếu cảm bị quá lâu, nặng mà không điều trị đúng cách có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Những lưu ý khi điều trị cảm ở trẻ em, bố mẹ nào cũng phải nằm lòng
Ảnh minh họa

Dấu hiệu và các triệu chứng thường gặp cảm ở trẻ

- Nghẹt mũi: là triệu chứng nổi bật nhất,

- Chảy nước mũi: có thể màu trắng, vàng hoặc xanh,

- Đau họng, ho: do tích tụ dịch nhày ở họng và dịch từ mũi sau chảy xuống,

- Cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, khó ngủ, đau đầu, đau cơ.

Cần lưu ý những biến chứng nặng của cảm

Mặc dù hầu hết trẻ bị cảm có thể tự khỏi, tuy nhiên, cha mẹ cũng cần lưu ý các triệu chứng của những biến chứng sau:

- viêm tai giữa: 5-19% trẻ bị cảm bị viêm tai giữa (do vi khuẩn hoặc virus). Nếu trẻ bị sốt (> 38 độ C) sau ba ngày bị cảm, cần kiểm tra tai;

- Hen suyễn: Cảm có thể gây ra thở khò khè ở trẻ em hoặc làm nặng thêm bệnh hen suyễn ở trẻ có tiền sử bệnh này;

- viêm xoang: Trẻ bị nghẹt mũi không cải thiện trong vòng 10 ngày có thể bị nhiễm khuẩn xoang;

- viêm phổi: sau ba ngày bị cảm, nếu trẻ vẫn còn bị sốt, kèm ho, thở nhanh, có thể trẻ bị viêm phổi do vi khuẩn.

Xử trí như thế nào khi trẻ bị cảm?

Trong giai đoạn bị cảm, cha mẹ có thể giúp cho trẻ cảm thấy dễ chịu hơn bằng cách:

- Khi trẻ bị sốt và cảm thấy khó chịu: có thể cho trẻ uống acetaminophen (đối với trẻ trên 3 tháng tuổi) hoặc ibuprofen (đối với trẻ trên 6 tháng tuổi). Cha mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về liều thuốc và loại thuốc phù hợp cho trẻ. Tuyệt đối không dùng thuốc aspirin cho trẻ.

- Có thể dùng nước muối nhỏ mũi để làm loãng dịch nhầy cho trẻ nhỏ, nếu cần có thể dùng bóng hút để tạm thời loại bỏ dịch tiết. Trẻ lớn hơn có thể dùng nước muối dạng xịt mũi. Không khí ẩm có thể giúp cải thiện các triệu chứng nghẹt mũi và chảy nước mũi.

- Ở trẻ em trên 12 tháng tuổi, mật ong có thể giúp giảm ho vào ban đêm.

- Cha mẹ nên khuyến khích trẻ uống đủ lượng dịch (gồm sữa mẹ, sữa công thức, nước lọc, nước trái cây …).

Phòng ngừa cảm tại nhà

- Rửa tay là một cách thiết yếu và hiệu quả: hãy dạy trẻ rửa tay trước và sau khi ăn; sau khi ho hoặc hắt hơi;

- Tập cho trẻ dùng khăn hoặc tay áo che khi hắt hơi hoặc ho, tránh dùng bàn tay;

- Cố gắng hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh;

- Tránh khói thu‌ốc l‌á.

Đưa trẻ đi gặp bác sĩ ngay khi trẻ có các biểu hiện sau:

- Sốt ở trẻ dưới 3 tháng tuổi, trẻ lớn hơn bị sốt trên 38,5 độ C kéo dài hơn 3 ngày;

- Li bì, lừ đừ, hoặc bứt rứt;

- Bỏ ăn, uống kém;

- Khó thở, thở nhanh, thở rít, khàn tiếng, khò khè;

- Triệu chứng cảm không cải thiện hoặc nặng hơn trong vòng 14 ngày;

- Mắt đỏ, đổ ghèn;

- Có dấu hiệu của biến chứng viêm tai (đau, ù tai, chảy dịch …);

- Đau đầu

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật