Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định CPTPP

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Chiều 12/11, với 469 phiếu tán thành, tương đương 96,70%, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 14 đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan.
Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định CPTPP
Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 14.

Những lợi ích cốt lõi được đảm bảo
Trước đó, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã thay mặt Chính phủ báo cáo các nội dung của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện có liên quan để trình Quốc hội xem xét phê chuẩn.
Theo Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Hiệp định CPTPP về cơ bản giữ nguyên nội dung của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) nhưng cho phép các nước thành viên tạm hoãn thực thi 20 nhóm nghĩa vụ được coi là có mức độ cam kết cao để bảo đảm sự cân bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của các nước thành viên còn lại trong bối cảnh Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định TPP.
"Về tổng thể, Hiệp định CPTPP vẫn được đánh giá là một FTA chất lượng cao và toàn diện với mức độ cam kết sâu nhất từ trước đến nay," Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Ngoài ra, các nước thành viên CPTPP cũng ký với nhau một số cam kết, thỏa thuận song phương dưới hình thức các thư, thư trao đổi và bản ghi nhớ liên quan đến các nội dung thuộc quan tâm riêng của mình theo hướng được phép có những linh hoạt hoặc một khoảng thời gian chuyển đổi nhất định để thực thi một số cam kết của Hiệp định.
Đối với Việt Nam, việc quyết định tham gia, đàm phán và ký kết Hiệp định TPP trước đây và sau này là CPTPP là một quá trình dài, với sự chuẩn bị tích cực, chủ động và bám sát vào những định hướng, chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Bộ Chính trị, Chính phủ và các cấp có thẩm quyền.
Kết quả đàm phán đạt được, về cơ bản, đã đảm bảo được các lợi ích cốt lõi của Việt Nam cũng như dành được nhiều bảo lưu, linh hoạt để thực thi Hiệp định hiệu quả, có lợi cho đất nước. Các nước thành viên CPTPP đều khẳng định tôn trọng thể chế chính trị và an ninh quốc gia, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
Phó Thủ tướng khẳng định, tham gia CPTPP với tư cách là một trong những thành viên đầu tiên sẽ thể hiện mạnh mẽ chủ trương chủ động hội nhập quốc tế của Đảng, Nhà nước ta, khẳng định vai trò và vị thế địa - chính trị quan trọng của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á cũng như châu Á - Thái Bình Dương, thực sự nâng cao vị thế của nước ta trong khối ASEAN, trong khu vực cũng như trên trường quốc tế.
Cụ thể, về mặt kinh tế, thị trường của các nước tham gia CPTPP có quy mô lớn với GDP của cả khối chiếm 13,5% GDP toàn cầu, bao gồm Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới, vì vậy, việc tham gia CPTPP về tổng thể là có lợi cho Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh tại diễn đàn quốc hội. (Ảnh: quochoi.gov.vn)
Cơ hội tham gia chuỗi cung ứng
Theo kết quả nghiên cứu chính thức được Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện vào tháng 9 năm 2017, CPTPP có thể giúp GDP và xuất khẩu của Việt Nam tăng tương ứng là 1,32% và 4,04% đến năm 2035.
Bên cạnh đó, tổng kim ngạch nhập khẩu cũng có thể tăng thêm 3,8% thấp hơn tốc độ tăng xuất khẩu nên tác động tổng thể đến cán cân thương mại là thuận lợi.
Ngoài ra, việc có quan hệ FTA với các nước CPTPP sẽ giúp ta có cơ hội cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu theo hướng cân bằng hơn, từ đó giúp Việt Nam nâng cao tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.
Cũng theo nghiên cứu này, tham gia CPTPP sẽ giúp Việt Nam có cơ hội tham gia chuỗi cung ứng hình thành sau khi CPTPP có hiệu lực, là điều kiện quan trọng để nâng cao trình độ phát triển nền kinh tế, từ đó có thể tham gia vào các công đoạn sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn.
Nói thêm về các cơ hội đối với Việt Nam, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh, về thu hút đầu tư, các cam kết trong CPTPP về dịch vụ và đầu tư dự kiến sẽ có tác dụng tích cực trong việc cải thiện môi trường đầu tư, góp phần thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Còn về mặt thể chế, tham gia CPTPP là cơ hội để Việt Nam tiếp tục hoàn thiện thể chế Pháp Luật kinh tế, trong đó có thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hỗ trợ cho tiến trình đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, đồng thời giúp Việt Nam có thêm cơ hội hoàn thiện môi trường kinh doanh theo hướng thông thoáng, minh bạch và dễ dự đoán hơn, tiệm cận các chuẩn mực quốc tế tiên tiến, từ đó thúc đẩy cả đầu tư trong nước lẫn đầu tư nước ngoài.
Với góc nhìn là Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đại biểu Vũ Tiến Lộc (đoàn Quốc hội tỉnh Thái Bình) cho rằng, hiệp định CPTPP sẽ đem lại nhiều cơ hội quý giá, từ mở rộng đầu tư, thương mại với ba thị trường mới đầy tiềm năng ở châu Mỹ, hơn nữa là cơ hội nâng cấp thêm mối quan hệ cộng hưởng với 7 thị trường còn lại, trong đó có nhiều đối tác chiến lược quan trọng của Việt Nam.
Chủ tịch VCCI cũng nhấn mạnh đến cơ hội tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp và cơ hội có thêm việc làm cho người lao động cũng như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống của người dân... thông qua các cơ hội này giúp đưa nền kinh tế thoát khỏi tình trạng phụ thuộc quá lớn vào một vài thị trường, đảm bảo sự phát triển tự chủ và bền vững trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều bất ổn, xung đột và chiến tranh thương mại leo thang.
Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Việt Dũng, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh thì cho rằng, việc tận dụng các lợi thế từ CPTPP chỉ được phát huy khi năng suất lao động và trình độ phát triển của Việt Nam đủ cạnh tranh.
"Tôi đề nghị sau khi Quốc hội thông qua Hiệp định CPTPP thì ngay lập tức Chính phủ phải có những giải pháp trước mắt và lâu dài, làm rõ những mặt chưa được và những thách thức, nói rõ việc doanh nghiệp và người dân cần phải làm để chúng ta có lợi thế nhất trong việc ký kết này," đại biểu Nguyễn Việt Dũng nêu ý kiến

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) gồm 7 Điều và 1 Phụ lục quy định về mối quan hệ với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được 12 nước ký ngày 6/2/2016 tại New Zealand, cũng như xử lý các vấn đề khác liên quan đến tính hiệu lực, rút khỏi hay gia nhập Hiệp định CPTPP.
Hiệp định CPTPP giữ nguyên nội dung của Hiệp định TPP nhưng cho phép các nước thành viên tạm hoãn 20 nhóm nghĩa vụ (gồm 11 nghĩa vụ liên quan đến Chương Sở hữu trí tuệ, 2 nghĩa vụ liên quan đến Chương Mua sắm của Chính phủ, 7 nghĩa vụ liên quan đến 7 Chương là Quản lý hải quan và Tạo thuận lợi Thương mại, Đầu tư, Thương mại dịch vụ xuyên biên giới, dịch vụ Tài chính, Viễn thông, Môi trường, Minh bạch hóa và Chống tham nhũng) để bảo đảm cân bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của các nước thành viên trong bối cảnh Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định TPP.
Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 9581
  1. Lãnh đạo Bộ Tài chính chỉ được đi công tác nước ngoài 2 lần mỗi năm
  2. Chánh tòa tối cao: Kết luận vụ xe container đâm Innova trong tuần tới
  3. Thủ tướng: Ngân hàng lỗi nhịp đổi mới, kinh tế sẽ chậm bước phát triển
  4. Chiều nay Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Hiệp định CPTPP
  5. Quốc hội thảo luận về công tác phòng, chống tham nhũng
  6. Quốc hội biểu quyết hai nghị quyết và thảo luận bốn dự án Luật
  7. Quốc hội thảo luận tại tổ về bốn dự án Luật quan trọng
  8. Tuần này, Quốc hội thảo luận về báo cáo tham nhũng và phê chuẩn CPTPP
  9. Quốc hội dành 1,5 ngày để thảo luận về phòng chống tội phạm, tham nhũng
  10. Chính sách phổ cập giáo dục và giáo dục hòa nhập trong dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi)
  11. Tổ chức thi tuyển, lấy phiếu tín nhiệm để tránh tệ “mua quan bán chức”!
  12. Đặc xá phải có sự khác biệt với các chính sách khoan hồng đang thực hiện
  13. Vẫn còn ý kiến trái chiều về Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh
  14. Tăng lương cơ sở lên 1,49 triệu đồng từ tháng 7/2019
  15. Quốc hội thông qua dự toán ngân sách nhà nước năm 2019
  16. Dự thảo Luật phòng chống tác hại của rượu bia
  17. Điều chỉnh mức lương cơ sở lên 1,49 triệu đồng/tháng từ 1/7/2019
  18. ĐBQH Dương Tấn Quân: trồng trọt quy mô lớn, liên kết vùng sẽ nâng cao hiệu quả
  19. Cần siết chặt từ khâu sản xuất đến kinh doanh bia, rượu
  20. Quốc hội chốt bội chi ngân sách năm 2019 là 3,6% GDP
  21. 800 ca tử vong do bạo lực có liên quan đến sử dụng rượu, bia
Video và Bài nổi bật