800 ca t‌ử von‌g do B.L có liên quan đến sử dụng rượu, bia

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sáng ngày 9/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trình bày về dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.
800 ca t‌ử von‌g do B.L có liên quan đến sử dụng rượu, bia
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trình bày Báo cáo.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, tình hình sử dụng rượu, bia ở Việt Nam đang ở mức cao và có xu hướng gia tăng nhanh nên cần được kiểm soát để giảm mức tiêu thụ. Những ảnh hưởng bất lợi của sử dụng rượu, bia đối với sức khỏe, kinh tế - xã hội đang ngày càng gia tăng và là thách thức trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) mà Việt Nam đã cam kết.

Theo thống kê, mỗi năm trên thế giới, rượu, bia là nguyên nhân gây t‌ử von‌g cho 3,3 triệu người, chiếm 5,9% tổng số t‌ử von‌g, làm mất đi 5,1% số năm sống khỏe mạnh của con người, tương đương gánh nặng về sức khỏe do hút thu‌ốc l‌á. Tại Việt Nam, rượu, bia xếp thứ 5 trong 15 yếu tố nguy cơ sức khỏe hàng đầu.

Không chỉ vậy, sử dụng rượu, bia còn có thể gây ra tai nạn giao thông, mất trật tự xã hội và gia đình. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh, nếu so với hút thu‌ốc l‌á thì các hệ lụy về mặt xã hội do sử dụng rượu, bia gây ra nghiêm trọng hơn nhiều, bao gồm: tai nạn giao thông, chấn thương, B.L gia đình, mất an ninh trật tự, gia tăng khoảng cách giàu nghèo.

Tại Việt Nam, rượu, bia là một trong 3 nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng tỷ lệ tai nạn giao thông ở nam giới.

Thống kê hằng năm có khoảng 800 ca t‌ử von‌g do B.L có liên quan đến sử dụng rượu, bia; Khoảng gần 30% số vụ gây rối trật tự xã hội có liên quan đến sử dụng rượu, bia; Phạm pháp Hình Sự liên quan đến rượu, bia trong độ tuổi trước 30 chiếm tới 70%.

Bên cạnh đó, nhiều hộ gia đình Việt Nam (HGĐ) đang đối mặt với các vấn đề liên quan đến rượu, bia. 11% HGĐ xảy ra B.L gia đình mà nạn nhân chủ yếu là phụ nữ, người già và trẻ em. Tỷ lệ trẻ em Việt Nam chịu tác hại từ việc sử dụng rượu, bia của người khác thuộc nhóm 2 nước cao nhất. Tác hại từ việc sử dụng rượu, bia của người lớn đối với trẻ em phổ biến hơn ở các hộ gia đình nông thôn, thu nhập thấp và có người sử dụng nhiều rượu, bia. Phụ nữ và trẻ em, đồng bào dân tộc thiểu số đang là đối tượng gánh chịu tác hại từ việc sử dụng rượu, bia.

Sử dụng rượu, bia còn gây ra gánh nặng kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội do các phí tổn về chăm sóc sức khỏe, giảm hoặc mất năng suất lao động và giải quyết các hậu quả xã hội khác. Tại Việt Nam, nếu phí tổn kinh tế do rượu, bia ở mức thấp nhất của thế giới (1,3% GDP) thì thiệt hại ước tính khoảng 65 nghìn tỷ đồng.

Với những ảnh hưởng trên cả ba khía cạnh xã hội, môi trường và kinh tế, rượu, bia thực sự là trở ngại lớn đối với 13/17 mục tiêu và 52/169 chỉ tiêu phát triển bền vững.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh, việc ban hành Luật PCTHRB là cần thiết để thể chế hóa quan điểm, chính sách của Đảng về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân.

Bên cạnh đó, Pháp Luật hiện hành mới chủ yếu quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh rượu, bia, chưa điều chỉnh đầy đủ đối với PCTHRB nên cần phải được điều chỉnh kịp thời để phù hợp với yêu cầu PCTHRB. Kinh nghiệm thế giới cũng cho thấy nhiều quốc gia đã ban hành chính sách, Pháp Luật về PCTHRB và thực hiện hiệu quả .

Thay mặt Ủy ban Về các vấn đề xã hội trình bày ý kiến thẩm tra về dự án Luật này trước Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, Ủy ban cơ bản nhất trí với Tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết ban hành Luật và nhấn mạnh sự cần thiết thể chế hóa quan điểm chỉ đạo nhất quán của Đảng về “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, trực tiếp thể chế hóa Nghị quyết số 20-NQ/TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; kịp thời, chủ động ứng phó với thực trạng sử dụng rượu, bia đang ở mức cao, có xu hướng gia tăng nhanh, ở mức có hại đáng báo động, trong bối cảnh thị trường đồ uống, đặc biệt là rượu, bia được dự báo tăng trưởng mạnh theo lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu khi Việt Nam tham gia sâu hơn vào các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

Về kiểm soát việc quảng cáo rượu, bia, Ủy ban nhất trí với quy định kiểm soát chặt chẽ việc quảng cáo như dự thảo Luật để hạn chế khả năng tiếp cận và tính sẵn có của rượu, bia, đồng thời, đánh giá cao việc Chính phủ đã quy định linh hoạt mức độ kiểm soát quảng cáo khác nhau đối với những sản phẩm rượu, bia có nồng độ cồn khác nhau. Có ý kiến cho rằng, hầu hết các sản phẩm bia trên thị trường có độ cồn phổ biến từ 4-5 độ, do vậy, Chính phủ cần cân nhắc khi chỉ quy định không được quảng cáo bia trong các chương trình thể thao, văn hóa, sân khấu, điện ảnh và phương tiện quảng cáo ngoài trời với sản phẩm bia từ 5,5 độ đến dưới 15 độ cồn để không tạo ra khoảng trống pháp lý đối với kiểm soát quảng cáo bia.

Ủy ban cũng đề nghị Chính phủ tiếp tục nghiên cứu, tham khảo thêm kinh nghiệm quốc tế để quy định phù hợp nhằm đảm bảo mọi hoạt động quảng cáo không được khuyến khích giới trẻ sử dụng rượu, bia dưới mọi hình thức; nghiên cứu bổ sung quy định về không thực hiện hoạt động quảng cáo rượu, bia trước, trong và sau các chương trình thể thao, văn hóa, sân khấu, điện ảnh dành cho trẻ em, học sinh, sinh viên tại điểm b khoản 1 Điều 11 bởi giới trẻ thường vẫn đến và lưu lại địa điểm tổ chức sự kiện trong thời gian trước và sau các chương trình này.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 9581
  1. Lãnh đạo Bộ Tài chính chỉ được đi công tác nước ngoài 2 lần mỗi năm
  2. Chánh tòa tối cao: Kết luận vụ xe container đâm Innova trong tuần tới
  3. Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định CPTPP
  4. Thủ tướng: Ngân hàng lỗi nhịp đổi mới, kinh tế sẽ chậm bước phát triển
  5. Chiều nay Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Hiệp định CPTPP
  6. Quốc hội thảo luận về công tác phòng, chống tham nhũng
  7. Quốc hội biểu quyết hai nghị quyết và thảo luận bốn dự án Luật
  8. Quốc hội thảo luận tại tổ về bốn dự án Luật quan trọng
  9. Tuần này, Quốc hội thảo luận về báo cáo tham nhũng và phê chuẩn CPTPP
  10. Quốc hội dành 1,5 ngày để thảo luận về phòng chống tội phạm, tham nhũng
  11. Chính sách phổ cập giáo dục và giáo dục hòa nhập trong dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi)
  12. Tổ chức thi tuyển, lấy phiếu tín nhiệm để tránh tệ “mua quan bán chức”!
  13. Đặc xá phải có sự khác biệt với các chính sách khoan hồng đang thực hiện
  14. Vẫn còn ý kiến trái chiều về Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh
  15. Tăng lương cơ sở lên 1,49 triệu đồng từ tháng 7/2019
  16. Quốc hội thông qua dự toán ngân sách nhà nước năm 2019
  17. Dự thảo Luật phòng chống tác hại của rượu bia
  18. Điều chỉnh mức lương cơ sở lên 1,49 triệu đồng/tháng từ 1/7/2019
  19. ĐBQH Dương Tấn Quân: trồng trọt quy mô lớn, liên kết vùng sẽ nâng cao hiệu quả
  20. Cần siết chặt từ khâu sản xuất đến kinh doanh bia, rượu
  21. Quốc hội chốt bội chi ngân sách năm 2019 là 3,6% GDP
Video và Bài nổi bật