Bệnh tay chân miệng có lây cho người lớn, bà bầu không?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Dịch bệnh tay chân miệng thường xảy ra ở trẻ em với những biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, tất cả những ai chưa từng mắc bệnh đều có nguy cơ lây nhiễm khi tiếp xúc với các dụng cụ hoặc bề mặt bị nhiễm vi rút do người bệnh chạm vào.
Bệnh tay chân miệng có lây cho người lớn, bà bầu không?
Các biểu hiện bệnh tay chân miệng ở trẻ em

bệnh tay chân miệng do vi rút gây ra

bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút thuộc nhóm Enterovirus gây ra. bệnh lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc gián tiếp qua đồ dùng, vật dụng bị nhiễm vi rút từ dịch tiết mũi họng, các bọng nước vỡ của người bệnh. bệnh tay chân miệng thường có biểu hiện sốt, đau họng, loét miệng, lợi, lưỡi, phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, gối, mông.

Theo tổ chức Y tế thế giới WHO, căn bệnh này hiện phổ biến ở rất nhiều quốc gia châu Á và cứ vài năm lại xảy ra một đợt ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. Trong thập niên vừa qua, đã có những báo cáo về các vụ bùng phát dịch tay chân miệng ở khu vực Tây Thái Bình Dương. Những quốc gia châu Á ghi nhận có số ca mắc tay chân miệng tăng nhanh trong thời gian gần đây gồm: Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Hàn Quốc, Ma-lai-xi-a, Sing-ga-po, Thái Lan, Đài Loan (Trung Quốc) và Việt Nam.

Tại Việt Nam, số ca nhiễm bệnh này có xu hướng tăng trong khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12. bệnh có nguy cơ lây nhiễm mạnh nhất trong tuần đầu tiên sau khi một bệnh nhân nhiễm bệnh và có thể kéo dài vài tuần do vi rút khu trú trong phân.

bệnh tay chân miệng có lây cho người lớn, bà bầu không?

bệnh tay chân miệng chủ yếu xảy ra ở trẻ em dưới 10 tuổi, thường là ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Trẻ càng nhỏ thì các triệu chứng càng nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, tất cả những ai chưa từng mắc bệnh đều có nguy cơ lây nhiễm khi tiếp xúc với các dụng cụ hoặc bề mặt bị nhiễm vi rút do người bệnh chạm vào, nhưng không phải ai bị nhiễm vi rút cũng có biểu hiện của bệnh.

Trẻ em có nguy cơ lây nhiễm vi rút và mắc bệnh cao hơn vì các em có khả năng đề kháng và miễn dịch yếu hơn người lớn. Hầu hết người lớn được miễn dịch nhưng những trường hợp thanh thiếu niên và người trưởng thành bị nhiễm vi rút cũng không phải là hiếm.

Phụ nữ mang thai cần phòng tránh bệnh, không nên tiếp xúc gần gũi với người nhiễm bệnh bởi có khả năng lây nhiễm và truyền vi rút sang cho con ngay trước khi sinh hoặc trong khi sinh.

Điều đáng lưu ý là một người có thể nhiễm bệnh tay chân miệng nhiều lần do mỗi lần nhiễm bệnh, c‌ơ th‌ể chỉ tạo ra kháng thể với một loại vi rút nhất định. Do đó dù đã từng nhiễm, người bệnh vẫn có thể mắc bệnh trở lại nếu bị nhiễm vi rút khác thuộc nhóm Enterovirus.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 9369
  1. Bệnh viện Sản nhi Quảng Ngãi quá tải vì bệnh nhân bị tay chân miệng
  2. Lo ngại dịch bệnh tay chân miệng
  3. Nguy cơ lây nhiễm chéo tại bệnh viện vì lo ngại EV71?
  4. Cha mẹ chủ quan, trẻ bị tay chân miệng nặng
  5. Phòng ngừa trẻ nhiễm tay chân miệng ở bệnh viện
  6. TP.HCM: Cách ly, tránh lây nhiễm chéo trong bệnh viện nhi đồng
  7. Bác sĩ chỉ rõ dấu hiệu trẻ nhiễm virus tay chân miệng khiến 6 bé tử vong
  8. Đã ghi nhận hơn 1.300 ca mắc tay chân miệng tại Quảng Ngãi
  9. Quảng Ngãi: 22/25 mẫu dương tính với EV71 sau xét nghiệm bệnh tay chân miệng
  10. Quảng Ngãi: 1.300 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tăng gấp đôi năm ngoái
  11. 6 trẻ ch ết vì tay chân miệng,Bộ Y tế chống dịch khẩn, 2 dấu hiệu cần nhận biết ở trẻ
  12. Mắc tay chân miệng, bé càng đau càng dễ biến chứng, cha mẹ cẩn thận khi con loét miệng
  13. Quảng Ngãi: Bệnh tay chân miệng diễn biến phức tạp
  14. Bộ trưởng Y tế nói gì khi dịch tay chân miệng bùng phát mạnh?
  15. Cần hạn chế đưa trẻ bệnh nhẹ tới các bệnh viện lớn, tránh lây nhiễm bệnh từ bệnh viện
  16. Dịch tay chân miệng lan rộng
  17. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: “Rất xót ruột trước các dịch bệnh ở trẻ em”
  18. Gia tăng bệnh tay chân miệng ở phía Nam
  19. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Phải triển khai quyết liệt phòng chống dịch
  20. Ưu tiên cung ứng đủ thuốc, cấp bách phòng chống bệnh tay chân miệng
  21. Bệnh tay chân miệng: Cẩn thận với lây nhiễm chéo
  22. Bệnh tay chân miệng tăng mạnh
Video và Bài nổi bật