Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?

Star Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Rối loạn tiêu hóa có rất nhiều nguyên nhân, đa phần là do vệ sinh kém trong khâu ăn uống hoặc các vi khuẩn, vi rút lây lan xung quanh và các căn bệnh khác về tiêu hóa.
Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?
Ảnh minh họa

Rối loạn tiêu hóa tưởng đơn giản nhưng nếu không chữa trị dứt điểm sẽ dễ lặp đi lặp lại, gây ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Rối loạn tiêu hóa là bệnh gì?

Hệ thống tiêu hóa vô cùng phức tạp, trải dài dọc theo c‌ơ th‌ể, gồm 2 cửa “vào” và “ra”. Nó bao gồm nhiều bộ phận khác nhau, với những chức năng khác nhau phục vụ chung cho một mục đích: hấp thụ chất dinh dưỡng từ ăn và đưa chúng vào máu để nuôi c‌ơ th‌ể. Một khi hệ thống bị trục trặc, khả năng cung cấp dinh dưỡng sẽ giảm đi, gây hại cho c‌ơ th‌ể. Vậy nên rối loạn tiêu hóa cần được điều trị nhanh chóng và kịp thời, tránh tình trạng phát triển thành bệnh mạn tính.

Những vấn đề thường gặp nhất khi xảy ra rối loạn tiêu hóa là ợ nóng, viêm đường ruột, ruột bị kíc‌h thí‌ch.

Triệu chứng của rối loạn tiêu hóa

Các triệu chứng của ợ nóng bao gồm khó chịu ở vùng ngực, ho khan, cảm thấy chua miệng, viêm họng và khó nuốt.

Rối loạn tiêu hóa bao gồm nhiều nhánh nhỏ khác nhau, mỗi vấn đề lại có những biểu hiện riêng. Nhìn chung, tình trạng này thường xuất hiện dấu hiệu như:

- Khó chịu ở vùng ngực;

- Ho khan;

- Chua miệng;

- viêm họng;

- Gặp khó khăn khi nuốt;

- Chất thải khi đi đại tiện có màu sắc, mùi thay đổi;

- Tần suất đi đại tiện nhiều hoặc ít hơn bình thường;

- Đau bụng;

- Tiêu chảy;

- Mệt mỏi;

- Chán ăn;

- Sụt cân;

- Chảy máu ở trực tràng, ...

Một số triệu chứng khác có thể xuất hiện, tùy thuộc vào yếu tố ngoại cảnh như thực phẩm bạn ăn hoặc do sức khỏe của chính bạn.

Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa

Do bệnh lý

Tình trạng rối loạn tiêu hóa thường xuất hiện như một biến chứng tất yếu của các căn bệnh như:

- Ợ nóng;

- viêm đường ruột;

- kíc‌h thí‌ch ruột;

- Thoát vị cơ hoành;

- Hen suyễn;

- Tiểu đường;

- Đau dạ dày;

- Liệt dạ dày.

Do lối sống

- Béo phì;

- Hút thu‌ốc l‌á;

- Mang thai.

Một số yếu tố khác có thể tăng khả năng mắc bệnh là:

- Độ tuổi dưới 45;

- Là phụ nữ;

- Tiền sử gia đình mắc bệnh về đường ruột;

- Có vấn đề về tâm thần;

- Sử dụng thuốc isotretinoin;

- Sử dụng thuốc chống viêm không chứa steroid (ibuprofen, naproxen, diclofenac sodium, ...).

Điều trị tình trạng rối loạn tiêu hóa

Triệu chứng của căn bệnh này khá mơ hồ, nên chưa chắc bạn có thể “bắt bệnh” một cách chuẩn xác. Tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm ra phương án giải quyết sẽ tiết kiệm thời gian và an toàn hơn rất nhiều đấy.

Chẩn đoán

Một số phương pháp thường được dùng để chẩn đoán căn bệnh rối loạn tiêu hóa bao gồm:

- Xem xét tình trạng ợ nóng, hơi thở, máu, chất thải, ...;

- Đo lượng axit trung bình trong dạ dày;

- Chụp X-quang phần trên của hệ tiêu hóa;

- Nội soi;

- Kiểm tra thực quản;

- Soi hậu môn và đại tràng;

- Chụp CT, chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ ruột non và phần dưới của hệ tiêu hóa;

Điều trị

Rối loạn tiêu hóa không phụ thuộc nhiều vào điều trị tại bệnh viện, mà quan trọng hơn cả là chế độ ăn uống và sinh hoạt của bệnh nhân.

Đa phần sự can thiệp của bác sĩ chỉ có tác dụng giảm thiểu tối đa các triệu chứng gây khó chịu cho bệnh nhân, thường gặp nhất là

- Sử dụng thuốc không kê toa, bao gồm:

+ Thuốc kháng axit;

+ Thuốc kháng thụ thể H2;

+ Thuốc ứng chế bơm;

+ Các loại thuốc hỗ trợ nhu động;

+ Thuốc kháng sinh, ...;

- phẫu thuật.

Để điều trị được căn bệnh này, xây dựng một lối sống lành mạnh là điều cần thiết, chẳng hạn:

- Duy trì cân nặng khỏe mạnh;

- Hạn chế mặc quần áo chật, bó sát;

- Không ăn các thực phẩm cay nóng, có ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh;

- Sau khi ăn nên ngồi nghỉ thay vì nằm xuống;

- Đầu nên được kê cao hơn thân trong khi ngủ;

- Hạn chế hoặc bỏ thu‌ốc l‌á hoàn toàn

- Bổ sung chất xơ vào khẩu phần ăn;

- Ăn đúng giờ, đủ bữa;

- Uống nhiều nước và chất lỏng có lợi như nước ép, sinh tố, ...;

- Tập thể dục thường xuyên;

- Giảm căng thẳng, mệt mỏi.

Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?

Thực phẩm và cách ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều trị căn bệnh này, và cũng là nguyên nhân chính dẫn đến những rối loạn không đáng có ở hệ tiêu hóa.

- Nên ăn món ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, khoai nghiền, ...;

- Hạn chế ăn đồ dầu mỡ đến mức tối đa;

- Bổ sung thật nhiều rau củ quả vào thực đơn, bao gồm mùng tơi, rau lang, bí đỏ, khoai lang, chuối, bơ, ...;

- Nên ăn các món chế biến bằng phương pháp luộc, hấp để đảm bảo độ dinh dưỡng cũng như hạn chế dầu mỡ;

- Có thể chia ra nhiều bữa nhỏ để giảm thiểu việc quá tải;

- Bổ sung men tiêu hóa, men vi sinh.

Phòng tránh rối loạn tiêu hóa

- Tuyệt đối không được bỏ bữa;

- Hạn chế uống nước chứa gas hoặc chứa caffein;

- Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin tự nhiên như rau xanh, hoa quả, ...;

- Hạn chế ăn những món có vị cay nồng, quá nóng;

- vệ sinh tay và đồ dùng ăn uống thật sạch sẽ.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật