Trung Quốc gây khó cho Qualcomm để trả đũa Mỹ?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Qualcomm có thể không phải nạn nhân cuối cùng khi mà Bắc Kinh cố gắng tìm cách để đáp trả lại những lời đe dọa tăng thuế của Tổng thống Donald Trump.
Trung Quốc gây khó cho Qualcomm để trả đũa Mỹ?
Ảnh minh họa

Tham vọng trở thành hãng sản xuất chip tự động của Qualcomm đã tan thành mây khói trong ngày thứ Tư sau khi hãng này không được giới chức Trung Quốc cấp phép cho việc thâu tóm NXP Semiconductors. Qualcomm như vậy đã trở thành nạn nhân mới nhất trong cuộc đối đầu thương mại giữa Washington và Bắc Kinh, theo khẳng định của báo Nikkei.

Trong ngày thứ Tư, hãng sản xuất chip của Mỹ thông báo hãng sẽ từ bỏ tham vọng dùng 44 tỷ USD để thâu tóm hãng sản xuất chip của Hà Lan NXP. Trung Quốc không bác bỏ lời đề nghị thâu tóm một cách công khai nhưng giữ thái độ im lặng khi thời hạn chót đến gần, cuối cùng, Qualcomm phải rút lui.

CEO của Qualcomm, ông Steve Mollenkopf, nói trong ngày thứ Tư: “Tôi nghĩ chúng tôi đã có các cuộc đối thoại rất suôn sẻ với các nhà quản lý trên khắp thế giới, đặc biệt Trung Quốc. Rõ ràng môi trường vĩ mô khó có thể chấp nhận một thương vụ như thế này”. Thỏa thuận thâu tóm của Qualcomm đã được 8 nước khác chấp thuận.

Qualcomm có thể không phải nạn nhân cuối cùng khi mà Bắc Kinh cố gắng tìm cách để đáp trả lại những lời đe dọa tăng thuế của Tổng thống Donald Trump. Tổng thống Donald Trump từng đe dọa sẽ đánh thuế với tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Hiện tại, còn một số thỏa thuận khác liên quan đến các công ty Mỹ đang chờ giới chức Trung Quốc chấp thuận.

Thương vụ NXP có thể coi như một “canh bạc” vô cùng quan trọng với Qualcomm, NXP là hãng sản xuất chip lớn nhất thế giới, sau đó đến hãng Infineon Technologies của Đức và Renesas Electronics của Nhật. Doanh thu bán hàng của hãng trong năm tài khóa 2017 ước khoảng 9,3 tỷ USD.

Nếu Qualcomm thâu tóm được NXP, hẳn hãng đã có thể thâm nhập vào nhóm các công ty sản xuất chip tự động, đồng thời đa dạng thêm sản phẩm trong bối cảnh thị trường điện thoại thông minh đã trở nên bão hòa.

Tiềm năng của thị trường chip tự động rất lớn. Doanh số bán các loại chip này tăng 26% so với năm trước đó lên mức 38 tỷ USD trong năm 2017, theo tính toán của công ty tư vấn tài chính Woodside Capital Partners. Khi mà thế giới ngày một chuộng xe điện và công nghệ xe tự lái, nhu cầu đối với các sản phẩm chip tự động sẽ tăng nhanh chóng mặt.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 8987
  1. Chiến tranh thương mại Mỹ - EU có thực sự đã được hóa giải?
  2. Hạ viện Mỹ xuất chiêu ngăn Lầu Năm Góc mua hàng Trung Quốc
  3. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Hàng Trung Quốc sẽ tràn sang Việt Nam?
  4. Mỹ hay Trung Quốc sẽ thắng chiến tranh thương mại: Kịch bản của IMF
  5. Ông Trump ‘đổ thêm dầu vào lửa’, Trung Quốc náo động
  6. Công ty thời trang của con gái ông Trump phải đóng cửa vì bị các nhà máy Trung Quốc tẩy ..
  7. Nhiều công ty Trung Quốc sẽ phá sản do chiến tranh thương mại
  8. Vì sao Tổng thống Mỹ Trump phải dè chừng thuế đậu nành của Trung Quốc?
  9. Ngũ cốc Anh hưởng lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung
  10. Mỹ, Trung Quốc đại chiến thương mại: Cơ hội từ ‘sự phá hoại’
  11. Lơ lửng nguy cơ về một cuộc chiến tiền tệ
  12. Mỹ - Trung tiếp tục chỉ trích nhau liên quan đến cuộc chiến thương mại
  13. Mỹ-Trung tiếp tục chỉ trích nhau vì bất đồng thương mại
  14. Trung Quốc hãm đà ‘mua sắm’ bất động sản ở Mỹ
  15. Các hãng hàng không Mỹ sẽ sửa thông tin về Đài Loan theo ý Trung Quốc
  16. Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung: Liệu dệt may Việt Nam có bị tác động?
  17. Mỹ sẽ chi 12 tỷ USD hỗ trợ nông dân bị thiệt hại bởi chiến tranh thương mại
  18. Trung Quốc tuyên bố ‘không sợ hãi’ trước đe dọa áp thuế 500 tỷ USD của Mỹ
  19. Doanh nghiệp phôi thép Trung Quốc kiện Mỹ vì thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp
  20. Xung đột thương mại Mỹ-Trung: Những nguy cơ đối với Việt Nam
  21. Trung Quốc “lặng lẽ” đưa ra chính sách mới để ứng phó với chiến tranh thương mại
Video và Bài nổi bật