Mỹ dọa lập liên minh mới thay NATO

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nga không ngây thơ về NATO, còn Mỹ đã “bắt thóp“ để khiến châu Âu phải mở hầu bao nếu thực sự quan tâm đến an ninh.
Mỹ dọa lập liên minh mới thay NATO
Tổng thống Mỹ D. Trump tại Hội nghị thượng đỉnh NATO vừa diễn ra tại Brussels (11-12/7)

NATO để làm gì?

Không chỉ đích thân Tổng thống Mỹ Donald Trump đặt ra những câu hỏi hoài nghi về vai trò của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) mà giới phân tích Mỹ gần đây dường như cũng ngả theo hướng này.

Tờ The Hill của Mỹ mới đây có bài viết, trong đó không ngần ngại chất vấn rằng liệu NATO có phù hợp với mục tiêu được đặt ra khi tổ chức này được thành lập hay không? Cái giá mà Mỹ phải trả cho sự tồn tại của liên minh quân sự này là gì?

Những câu hỏi này có ý nghĩa quan trọng khi Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp các nhà lãnh đạo của các quốc gia đồng minh tại Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Brussels. Mặc dù lý do tồn tại của NATO đã được đặt câu hỏi sau khi Liên Xô sụp đổ, song sự thất vọng của Tổng thống Trump đối với NATO và những chỉ trích của ông rằng "người châu Âu hưởng lợi mà không chịu đóng góp" đang đe dọa tương lai của liên minh.

Sự tức giận của Trump bắt nguồn từ việc các đồng minh từ chối thực hiện một cam kết được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh NATO ở xứ Wales năm 2014 về việc đóng góp 2% GDP cho ngân sách quốc phòng.

Hiện chỉ có Mỹ, Anh, Hy Lạp, Estonia, Rumania và Ba Lan đóng góp hơn hoặc vừa đủ 2%. Các đồng minh lớn như Pháp và Đức không thực hiện đúng cam kết.

Sau khi những lời khiển trách miệng bị bỏ ngoài tai, Tổng thống Trump đã gửi thư cho các nhà lãnh đạo của 8 nước đồng minh NATO hồi tháng 6 vừa qua, nhấn mạnh sự thất vọng ngày càng tăng của ông khi "một số đồng minh đã không có những tiến triển như đã hứa".

Tổng thống Trump nói với Thủ tướng Đức Angela Merkel rằng Mỹ phải dành "nhiều nguồn lực hơn để bảo vệ châu Âu khi trong nền kinh tế của lục địa, bao gồm cả Đức, đang phát triển thịnh vượng và gặp nhiều thách thức về an ninh.

Theo truyền thông Mỹ, trong bức thư gửi bà Merkel, ông Trump nói thẳng rằng: “Chúng tôi (Mỹ) không thể gánh vác trách nhiệm này nữa... Thật khó để giải thích với người dân Mỹ rằng tại sao một số nước không gánh nặng an ninh tập thể của NATO trong khi binh sĩ Mỹ tiếp tục hy sinh tính mạng của họ ở nước ngoài, hoặc trở về với những tổn thương nặng nề".

Đây không phải là lần đầu tiên Tổng thống Mỹ chỉ trích các quốc gia trong Liên minh châu Âu (EU) về việc hưởng lợi mà không chịu đóng góp. Trong một dòng tweet hôm 11/6 vừa qua, ông Trump lưu ý rằng Đức chỉ góp 1% GDP cho NATO, trong khi Mỹ dành tới 4% GDP, lớn hơn nhiều so với Đức.

Mỹ chính thức đề nghị các nước NATO tăng chi tiêu quốc phòng lên mức 4% GDP

Dòng tweet có đoạn: "Có ai tin điều đó có ý nghĩa không? Chúng tôi bảo vệ châu Âu (điều đó là tốt) với tổn thất tài chính rất lớn, và sau đó liên tục bị cạnh tranh không công bằng về thương mại. Đã đến lúc thay đổi!"

Tờ The Hill nhấn mạnh, ông Trump không đơn độc khi tự hỏi vì sao nước Mỹ cấp chi phí an ninh cho các quốc gia giàu ở châu Âu như Đức, nước vẫn khoe khoang về thặng dư thương mại đáng kể với Mỹ.

Có rất ít lý do để người nộp thuế ở Mỹ phải bảo vệ "các nước tự do hưởng lợi", trong khi nước Mỹ có nhiều mối quan tâm cấp bách hơn ở trong nước.

Nga không ngây thơ, Mỹ bắt thóp châu Âu

Ngược lại, cũng có ý kiến chỉ trích Tổng thống Trump, cho rằng NATO có giá trị đối với Mỹ bởi vì nó bảo vệ châu Âu và tạo điều kiện cho kim ngạch thương mại đạt 717 tỷ USD.

NATO bảo vệ "những giá trị Mỹ", thúc đẩy việc thông tin tình báo, và cho phép Mỹ triển khai các căn cứ quân sự ở châu Âu, vốn rất quan trọng đối với các sứ mệnh của Mỹ ở châu Phi và Trung Đông.

Hơn nữa, NATO đóng góp cho các sứ mệnh do Mỹ dẫn dầu ở những nơi như Afghanistan, và hỗ trợ lợi ích của Mỹ chống lại các mối đe dọa như khủ‌ng b‌ố và cướp biển.

Đặc biệt, có ý kiến đánh giá điều quan trọng nhất là NATO ngăn cản Nga xâ‌m lượ‌c châu Âu.

Nhưng theo The Hill, những tuyên bố kiểu này là phóng đại. Điều đầu tiên mà tờ báo này khẳng định là kim ngạch thương mại của Mỹ với châu Âu không dựa vào NATO.

Thứ hai, nhiều người châu Âu đã rời xa khỏi "các giá trị Mỹ", và dư luận ở một số quốc gia thành viên NATO tỏ ra thù địch với Mỹ.

Điều này thể hiện rõ khi thỏa thuận hạt nhân của Iran lâm vào bế tắc, các giá trị Mỹ hầu như mất tác dụng khi các lợi ích thương mại của châu Âu bị đe dọa. EU thậm chí còn sẵn sàng cho Iran vay tiền để vô hiệu hóa các biện pháp trừng phạt của Mỹ.

Thứ ba, về mặt lý thuyết, tiềm lực quân sự của Mỹ rất lớn, nhưng trên thực tế, Mỹ chịu phần lớn tổn thất về sinh mạng. Việc thông tin tình báo và các căn cứ ở nước ngoài có thể được thiết lập thông qua các hiệp định liên chính phủ với cả các quốc gia không phải thành viên NATO là rất có ý nghĩa.

"Mối đe dọa" Nga và vai trò của NATO đã bị thổi phồng quá mức?

Xuất phát từ những phân tích trên, tờ báo Mỹ đặt câu hỏi liệu NATO có phù hợp với mục tiêu được đặt ra hay không? Lời mở đầu của Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương nhấn mạnh "mong muốn của các nước thành viên là được sống trong hòa bình với tất cả các dân tộc" và quyết tâm "bảo vệ tự do, di sản chung và nền văn minh của của quốc gia mình, được thành lập dựa trên các nguyên tắc dân chủ".

Mục tiêu của NATO là "thúc đẩy sự ổn định và thịnh vượng ở khu vực Bắc Đại Tây Dương" thông qua phòng thủ tập thể và các nỗ lực đoàn kết nhằm "gìn giữ hòa bình và an ninh".

Về các nghĩa vụ, Điều 2 (của Hiệp ước NATO) đề cập đến những cam kết không rõ ràng rằng các quốc gia thành viên sẽ đóng góp cho việc "phát triển hơn nữa các mối quan hệ quốc tế hòa bình và thân thiện bằng cách củng cố các thể chế tự do của mình".

Các quốc gia thành viên cũng "tìm cách loại bỏ xung đột trong các chính sách kinh tế quốc tế của mình và sẽ khuyến khích hợp tác kinh tế".

Theo The Hill, điều khoản mơ hồ khác là Điều 5 - đó là các quốc gia thành viên nhất trí rằng "một cuộc tấn công vũ trang chống lại một hoặc nhiều quốc gia thành viên NATO ở châu Âu hoặc Bắc Mỹ sẽ được coi là một cuộc tấn công chống lại tất cả", và đáp lại, NATO sẽ hỗ trợ bằng "những hành động tương tự nếu xét thấy cần thiết, bao gồm cả việc sử dụng lực lượng vũ trang".

Tuy nhiên, ngay cả điều khoản này cũng được The Hill đánh giá là không chắc chắn. Nó không yêu cầu các quốc gia thành viên triển khai hành động quân sự trong mọi trường hợp nếu xảy ra cuộc tấn công vũ trang chống lại một quốc gia thành viên.

Ví dụ được nêu ra là Đức không bắt buộc phải tấn công Nga nếu nước này xâm chiếm Estonia. Phòng thủ tập thể phụ thuộc vào những cân nhắc thực tế về lợi ích và tính thiết thực.

Mỹ có "cả gan" xóa bỏ NATO?

Theo tờ báo Mỹ, Nga không quá ngây thơ để có thể bị ngăn chặn bởi khả năng các quốc gia châu Âu có một hành động đáp trả bằng quân sự khi mà các lợi ích của Mỹ không bị ảnh hưởng. Nga biết rằng Đức và Pháp không chắc sẽ hy sinh quân đội hay các lợi ích thương mại của họ và phát động chiến tranh nếu Nga có hành động xâ‌m lượ‌c Ba Lan.

Vì vậy, The Hill đặt ra câu hỏi “khó” rừng nếu mục tiêu là ngăn chặn Nga, Mỹ phải quyết định sẵn sàng trả giá nào để bảo vệ Ba Lan - và nước nào sẽ thanh toán hóa đơn cho cuộc chiến này.

Tờ báo Mỹ cho rằng Tổng thống Trump đã "bắt thóp" được châu Âu và khiến họ phải mở hầu bao nếu họ thực sự quan tâm đến an ninh. Nếu châu Âu không làm như vậy, Mỹ có thể bắt đầu thành lập một liên minh mới với các quốc gia sẵn sàng đóng góp vào an ninh tập thể chống lại các mối đe dọa thời hiện đại, bao gồm các cuộc tấn công mạng và các hình thái chiến tranh khác.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật