“Sắc lạnh” Mỹ áp đảo châu Âu: Điểm kết nhấn chìm NATO?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tổng thống Trump liên tục đưa ra các quan điểm cứng rắn đối với các thành viên NATO tại Brussels trong những ngày qua.
“Sắc lạnh” Mỹ áp đảo châu Âu: Điểm kết nhấn chìm NATO?
Tổng thống Mỹ Donald Trump

"Chính sách của Tổng thống Trump liên tục gây sức ép đối với các nước châu Âu về các vấn đề giống như chi tiêu quốc phòng, hợp tác của Nga và thương mại có thể tạo nên điểm kết cho NATO”, cựu Bộ trưởng Quốc Phòng Đức Willy Wimmer nói trên RT.

Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục đưa ra các chỉ trích đối với các thành viên châu Âu trong liên minh về việc đóng góp quá ít cho quốc phòng và cảnh báo việc Đức vẫn tiếp tục mua khí gas từ Nga. bình luận về hậu quả của thượng đỉnh NATO trong tuần này tại Brussels, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Đức Willy Wimmer cho biết, Tổng thống Trump đang đẩy các vấn đề đi quá xa.

Nếu bất kỳ lãnh đạo châu Âu nào đi theo các quan điểm của Washington thì điều này sẽ là bài toán khó. Hiện tại, các nhà lãnh đạo châu Âu có thể nghĩ rằng, họ không hề có bất kỳ căng thẳng nào về kinh tế, chính trị hay quân sự từ Nga mà chỉ là các áp lực do Tổng thống Trump tạo ra tại Brussels.

“Phản ứng duy nhất đối với cách giải quyết của Mỹ chỉ có thể hiểu là một điểm kết cho NATO”, ông Willy Wimme cho biết đồng thời khẳng đỉnh kết quả sẽ không như những gì các chính quyền châu Âu mong muốn.

Ông Willy Wimmer cho biết, liên minh NATO đang mất đi dần tính ảnh hưởng giữa các thành viên châu Âu trong bối cảnh quân đội Mỹ liên tục thực hiện nhiều chuỗi sự kiện gây tổn thương cho châu Âu.

“Nếu NATO tiếp tục đưa ra các chính sách của họ thì điều này sẽ mất đi sự ủng hộ trong quá khứ. Khủng hoảng nhập cư ở Tây Âu đang trở nên trầm trọng. Điều này liên quan đến các cuộc chiến tranh của NATO tại Afghanistan và Mali.

“NATO đã trở nên lỗi thời ở hiện tại. Và NATO có thể đang mang chiến tranh trở lại châu Âu”, Wimmer nói thêm.

Vài tuần trước hội đàm thượng đỉnh của NATO sẽ diễn ra vào 11-12/6 tại Brussels, ông Trump đã gửi thư tới chính phủ Na Uy, các đồng minh Châu Âu khác và Canada yêu cầu những nước này tăng cường chi tiêu quốc phòng, không nên để Mỹ phải gánh phần lớn chi phí.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật