Hai vấn đề nóng bỏng của NATO

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
NATO căng thẳng hướng tới hội nghị thượng đỉnh Brussels vào tuần này.
Hai vấn đề nóng bỏng của NATO
Hội nghị thượng đỉnh NATO sẽ diễn ra từ ngày 10-12/7/2018

Ngày 6/7/2018, tờ Bloomberg đăng tải bài viết của chuyên gia phân tích quân sự James Stavridis trước thềm hội nghị thượng đỉnh của các nước NATO. Xin tổng hợp môt số ý chính trong bài viết của ông.

Việc Tổng thống Trump không hài lòng với những người đồng cấp của các nước đồng minh có khả năng sẽ làm chệch hướng các thảo luận về Đông Âu, Afghanistan, tấn công mạng và các vấn đề quan trọng khác.

Trên thực tế, tình trạng căng thẳng hiện nay trong nội bộ khối NATO không phải là chưa từng xảy ra trong lịch sử của khối này. Trong giai đoạn từ 2009 tới 2013, các nước trong nội bộ NATO không nhất trí được với nhau về những vấn đề xoay quanh Afghanistan và Libya.

Tiếp đó, và kéo dài cho đến hiện nay là các cuộc tranh cãi gay gắt về việc các gánh nặng tài chính và phân công trách nhiệm giữa Mỹ và các nước đồng minh.

Điểm đặc biệt trong nội bộ NATO trong giai đoạn hiện nay so với trước đây- đó là sự thiếu thiện cảm của Tổng thống Mỹ đối với những người đứng đầu các nước đồng minh.

Ông đã công khai thái độ đó của mình với Thủ tướng Đức Angela Merkel, Thủ tướng Anh Theresa May và Thủ tướng Canada Justin Trudeau. Ví dụ, ông “cảm thấy thực sự khó có thể làm thay đổi được” những người lãnh đạo này.

Bloomberg còn cho rằng thái độ thiếu thân thiện trong quan hệ cá nhân giữa lãnh đạo các quốc gia trong NATO lại được thể hiện công khai vào một thời điểm vô cùng nhạ‌y cả‌m, khi mà Tổng thống Nga Vladimir Putin đang ráo riết gây sức ép lên biên giới của NATO, sử dụng “chiến tranh phức hợp” (“hybrid warfare”) nhằm gây bất ổn ở các nước khu vực Baltic và Biển Đen, và cùng với đó- ông ta cũng đang tiến hành các chiến dịch tấn công mạng nhằm phá hoại nền dân chủ của các nước này.

Vài tuần trước đây, hội nghị thượng đỉnh G-7 đã không đạt được một thỏa thuận chung nào vì sự khác biệt trong chính sách giữa tổng thống Trump và những người đồng cấp trong nhóm, nhưng ngay sau đó – người ta lại được chứng kiến những bước tiến quan trọng trong quan hệ giữa Trump và Kim Jong Un tại Singapore.

Vì vậy đã xuất hiện những quan ngại về khả năng tổng thống Trump sẽ đến hội nghị thượng đỉnh NATO với một thái độ kiên quyết bảo vệ quan điểm của mình trong việc gánh nặng về ngân sách quốc phòng giữa các nước trong khối, - nhưng vài ngày sau đó, cũng chính ông sẽ gặp Putin với thái độ nồng ấm và thân thiện tại Helsinki (Phần Lan) .

Mỹ - NATO có còn gần nhau?

Nếu như hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra đúng theo chiều hướng như vậy (các nước NATO không thể thống nhất được ý chí chung), các nước châu Âu sẽ không thể trông cậy vào việc nước Mỹ sẽ trở thành đồng minh đáng tin cậy dưới thời tổng thống Trump, và điều đó sẽ dẫn tới một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất trong nội bộ khối này sau hơn 70 năm tồn tại.

Thái độ của ông Trump với các đồng nghiệp Châu Âu khác hẳn so với thái độ ngưỡng mộ của ông với Putin. Thái độ của cá nhân Trump đối với Putin khác hẳn với thái độ thù địch mà Mỹ và các nước đồng minh phương Tây dành cho Nga.

Cụ thể như các cáo buộc (của Phương Tây) đối với Nga, kiểu như; nhà lãnh đạo nước Nga đang bảo kê cho "tội phạm chiến tranh" Bashar al-Assad tại Syria, Nga xâ‌m lượ‌c bất hợp pháp Ukraine và chiếm đóng bất hợp pháp Crimea, và nghiêm trọng hơn cả- chính Nga đã nhúng tay vào cuộc bầu cử Mỹ năm 2016 .

Các đồng minh và đối tác của Mỹ ở Châu Âu hiện đang e ngại tổng thống Trump có thể đưa ra những quyết định gây bất ngờ trong cuộc gặp thượng đỉnh với tổng thống Putin tới đây.

Theo dự đoán của James Stavridis, những quyết định bất ngờ của TT Mỹ có thể là: Mỹ sẽ rút một số lượng lớn quân ở Châu Âu, cắt giảm khoản ngân sách cho Bộ Tư Lệnh Châu Âu của quân đội Mỹ, ngừng các cuộc tập trận với các thành viên NATO ở Đông Âu (để “ve vãn Nga vì Nga chỉ trích các cuộc tập trận này là “các động thái khiêu khích” Nga).

Những quan ngại của các nước NATO Châu Âu là hoàn toàn có cơ sở bởi vì Mỹ cũng đã hoãn tập trận chung với Hàn Quốc, trong bối cảnh Mỹ phải đưa ra lựa chọn giữa mối quan hệ tay ba Mỹ - Hàn Quốc – Triều Tiên.

Quyết định này của tổng thống Trump không chỉ gây bất ngờ cho Hàn Quốc, mà còn gây bất ngờ cho chính Bộ trưởng quốc phòng Mỹ - ông James Mattis.

Trớ trêu là, tất cả những quyết định gây bất ngờ trên của tổng thống Trump được đưa ra trong bối cảnh các nước châu Âu và Canada đang tăng ngân sách quốc phòng (tiến trình này khởi động từ thời tổng thống Obama).

Các nước trong khối NATO (trừ Mỹ) đang trong quá trình tiệm cận dần đến mốc 2% GDP dành cho ngân sách quốc phòng (mốc mà tổng thống Trump đang ra sức kêu gọi các nước NATO đạt đến nhằm gánh nặng với Mỹ), và có 20% trong 2% đó được dùng cho mua sắm vũ khí- trang bị kỹ thuật quân sự mới.

Tuy nhiên, tiến độ tăng ngân sách quốc phòng của các nước NATO vẫn chưa làm hài lòng tổng thống Trump, và do vậy, không thể loại trừ các quyết định bất ngờ của Trump sẽ thực sự diễn ra trong 3 ngày họp tới đây.

Cũng theo chuyên gia James Stavridis, trong hội nghị thượng đỉnh NATO tới đây, chủ đề nên được tập trung bàn luận là các khó khăn, thách thức cả ở cấp chiến lược và chiến thuật của khối. Các thách thức đó (có thể) bao gồm:

Cách thức thực hiện sứ mệnh “không hồi kết” tại Afghanistan (hiện nay còn khoảng 25 000 quân NATO, trong đó có 15 000 lính Mỹ đang đóng tại đây); nhiệm vụ bảo vệ các nước Baltics trước các cuộc tấn công mạng của Nga; lập kế hoạch chiến lược mở rộng địa bàn tác chiến ở khu vực biển Bắc Cực; tái xác định vai trò của NATO tại Trung Đông, đặc biệt là trong chiến dịch chống khủ‌ng b‌ố.

Nhưng rất có thể là thay cho các chủ đề nên được đưa ra thảo luận như trên, chúng ta sẽ được nghe những tuyên bố của tổng thống Trump về việc các quốc gia NATO đã không chịu tích cực “đóng góp lệ phí” để duy trì NATO – trong khi chính họ (các quốc gai đó) vẫn xác định NATO là một tổ chức có tầm quan trọng hàng đầu trong việc duy trì an ninh quốc gia của họ”.

Nghiêm trọng hơn, rất có thể sẽ có một phát biểu kiểu như: “nước Mỹ sẽ nghiêm túc suy nghĩ về vấn đề có nên tiếp tục là một thành viên NATO nữa hay không”.

(vì cách đây không lâu, phát biểu khi được yêu cầu cho chính kiến về việc tại sao Thụy Điển lại không phải là một thành viên NATO, tổng thống Trump nói rằng “có lẽ lựa chọn tốt nhất cho Mỹ sẽ giống như Thụy Điển – Mỹ sẽ lựa chọn khi nào thì sẽ tham gia vào các chiến dịch quân sự, chứ không coi đó là một nghĩa vụ bắt buộc của m‌ỹ n‌ữa).

Nếu những dự báo này trở thành hiện thực, hội nghị thượng đỉnh NATO tới đây sẽ không mang lại kết quả gì, mặc dù rất nhiều vấn đề nóng bỏng đang được đặt ra và rất cần phải được giải quyết.

Nhưng vẫn có một hi vọng cho NATO, đó là Bộ trưởng bộ quốc phòng Mỹ James Mattis – người đã từng là Tư lệnh khối NATO, ông có thể có cách dẫn dắt hội nghị tập trung vào những chủ đề nóng như:

Cam kết của Mỹ trong các hoạt động huấn luyện và.khoản kinh phí duy trì hoạt động của NATO tại Afghanistan nhằm buộc Taliban phải ngồi vào bàn đàm phán; nâng cao khả năng tác chiến mạng cho các nước đồng minh – kể cả cho các nhiệm vụ phòng thủ lẫn tấn công; tăng quân và kinh phí cho các chiến dịch truy quét phiến quân IS; tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ trinh sát và lập kế hoạch duy trì quyền kiểm soát tại khu vực biển Bắc Cực; và trên hết, tăng cường khả năng phản ứng của NATO trong bối cảnh Nga có những động thái quân sự trên khu vực lãnh thổ phía Tây của Nga .

Khoản đóng góp ngân sách quốc phòng của các nước đồng minh trong NATO là một vấn đề quan trọng (và đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong rất nhiều năm).

Tuy nhiên, nếu như Hội nghị thượng đỉnh NATO không tìm được tiếng nói chung trong vấn đề này, thì đó sẽ là “cơ hội bị bỏ lỡ” đối với Mỹ vì như vậy, Mỹ sẽ rất khó giải quyết những vấn đề quan trọng như vừa được nhắc tới ở tên (Afganistan, Baltics, Syria, Nga, v.v.) – không những thế, Mỹ còn mất đi sự tin tưởng từ các đồng minh quan trọng của mình ở chau Âu.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật