Sự thật “đen tối“ đằng sau vẻ hào nhoáng của trường quốc tế

Abcviet Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Một số vấn đề đáng lo ngại của trường quốc tế: 1. Không có giáo viên tốt, 2. Các vị phụ huynh đang bị móc túi...
Sự thật “đen tối“ đằng sau vẻ hào nhoáng của trường quốc tế
Ảnh minh họa

Rất nhiều báo chí đã viết về trường quốc tế và sự thất vọng của các phụ huynh khi gửi con vào đây. Trong vai trò của một người từng làm việc tại một trong những trường quốc tế nổi tiếng nhất tại Việt Nam, tôi cũng muốn có đôi lời chia sẻ.

Là một sinh viên sư phạm tốt nghiệp ra trường, tôi cảm thấy thật may mắn khi được vào dạy tại một trong những trường quốc tế nổi tiếng nhất tại Hà Nội. Trường có khoảng 5 cơ sở tại Hà Nội, 1 cơ sở ở Huế, 1 ở Đà Nẵng và 2 tại thành phố Hồ Chí Minh. Nói như vậy để các bạn biết trường tôi đã làm việc có quy mô lớn đến thế nào.

Thế nhưng khi vào làm việc tại đây, tôi mới thực sự biết đằng sau những tòa nhà đẹp, những lời quảng cáo hoa mỹ và những vị giáo viên có vẻ đáng kính, thực chất không sáng sủa như bề ngoài quảng cáo.

Một số vấn đề đáng lo ngại của trường quốc tế:

  1. Không có giáo viên tốt

Khi được tham gia vào đội ngũ giảng dạy và hỗ trợ quá trình tuyển dụng giáo viên, tôi nhận ra thực tế: Trường quốc tế đang thực hiện quy trình tuyển dụng giáo viên hết sức cẩu thả và tùy tiện.

Tôi dám khẳng định đến 80% giáo viên dạy các môn bằng tiếng Việt trong trường quốc tế không có bằng cấp sư phạm, thậm chí bằng cao đẳng sư phạm cũng không. Các vị phụ huynh thử hỏi trường xem trường có dám trình bằng của từng giáo viên ra không?

Tại sao không có giáo viên tốt và tần suất đổi giáo viên cao? Vì lương quá thấp.

Giáo viên các môn bằng tiếng Việt: Ở thời buổi hiện nay khi giá cả đắt đỏ và kể cả đã thu học phí rất cao từ các vị phụ huynh, lương mỗi giáo viên dậy các môn tiếng Việt ở trường quốc tế chỉ từ 2,5 đến 3 triệu cho 8 tiếng làm việc với các cháu (tiền ăn trưa 15 nghìn/bữa nhà trường không bao cấp).

Sau khi hết giờ dạy vào khoảng 3h chiều, các cô phải ở lại trông các cháu đến khi cháu cuối cùng lên xe đi về. Thời gian dạy cố định như trên đồng nghĩa các cô không thể dậy thêm ngoài giờ kiếm tiền như giáo viên các trường công lập khác.

Vì thu nhập quá thấp nên những sinh viên sư phạm các môn tiếng Anh (làm trợ giảng), Toán và Tiếng Việt đều nhanh chóng bỏ trường quốc tế vì họ sẽ kiếm được thu nhập tốt hơn từ việc dạy ở các trường công lập trong nước vì họ có thời gian dậy thêm, hoặc thậm chí một sinh viên sư phạm ra trường chỉ dạy trung tâm tiếng Anh buổi tối cũng có thu nhập cao hơn mức lương trường quốc tế trả.

Những người được tuyển vào để đứng lớp chủ yếu có bằng cấp rất tồi, bằng trung bình, bằng trung bình khá, thậm chí không có ai bằng khá của các trường như Công Đoàn, Văn Hóa, Kinh Tế, đại học dân lập Phương Đông vào được đào tạo khoảng 20 buổi và đứng lớp ngay.

Nên nhớ, để dạy được học sinh các khối phổ thông, cần phải được đào tạo bài bản trong khi nhóm người được tuyển vào gần như 90% từ các trường không thuộc khối sư phạm và vì không xin được việc chỗ khác nên đành phải vào đó làm việc với mức lương bèo bọt.

Tất nhiên khi tiếp phụ huynh, các trường sẽ mời một giáo viên có tiếng ra, giáo viên đó thường là hiệu trưởng, hiệu phó của một trường công lập đã về hưu và có tiếng nói để nói chuyện với phụ huynh, đảm nhận chức giám đốc học vụ và khẳng định giáo viên của trường đều do bà ta đào tạo nên. Thực chất người đó chỉ đào tạo sinh viên Công Đoàn, Thăng Long, và nhiều trường dân lập khác khoảng 20 buổi là đứng lớp chính thức.
Giáo viên dậy tiếng Anh: Theo các lời quảng cáo, giáo viên tiếng Anh của các trường quốc tế tốt nghiệp các trường chính quy và có bằng cấp chính thống.

Xin khẳng định chắc chắn rằng gần như tất cả giáo viên đó chỉ là Tây ba lô, trừ hiệu trưởng người nước ngoài (cũng chỉ là kẻ làm thuê).

Tôi không đưa ra cái nhìn phiến diện từ riêng trường tôi đã dạy mà trong quá trình làm tại trường quốc tế, tôi đã âm thầm tìm hiểu và đưa ra nhận định tương tự.

Vì muốn tiết kiệm chi phí, họ chỉ tuyển 1,2 người mang bằng cấp sư phạm thật của nước ngoài để đứng lớp và tiếp phụ huynh, còn lại toàn Tây ba lô sang Việt Nam ngắn hạn và dạy cũng ngắn hạn nốt với mức lương bèo bọt.

Các trường quốc tế cũng không có giáo viên riêng mà họ liên kết với nhau và khi trường này thiếu giáo viên sẽ điều chuyển sang trường khác. Vì lương trả theo số giờ dạy, họ không muốn trả lương cứng nên làm thế cho tiết kiệm.

Chương trình dạy học: Các vị phụ huynh thường thích chương trình dạy học của các trường quốc tế vì con đi học không mang cặp nặng và không phải làm bài tập khi về nhà. Thực tế không như họ nghĩ. Giáo viên đã được yêu cầu dạy ít thôi, chơi nhiều vào cho thoải mái và thi cử thật dễ, báo điểm tốt cho phụ huynh an lòng.

Đồng ý rằng hoạt động ngoại khóa nhiều sẽ giúp học sinh trường quốc tế bạo dạn hơn, tuy nhiên giáo viên trường quốc tế, không bằng cấp và được đào tạo chính quy, không thể truyền đạt kiến thức trong sách giáo khoa cho tốt. Đó là lý do học sinh trường quốc tế chỉ tốt tiếng Anh mà đuối các môn bằng tiếng Việt.

Một học sinh trường quốc tế so với một học sinh trường công lập thì học sinh quốc tế thường đuối hơn dù có thể bạo dạn hơn một chút.

  1. Các vị phụ huynh đang bị móc túi

Đối với một học sinh tiểu học ở trường quốc tế, một năm tính cả tiền học phí và các chi phí kèm theo, một phụ huynh tốn trên dưới 150 triệu. Thế nhưng hãy tính xem con em các bạn đang được hưởng cái gì?

Bữa ăn: Bao giờ một ngày ăn cũng được báo đến phụ huynh bằng giá USD, khoảng 10 đến 15 USD/ngày (bữa trưa + bữa phụ buổi chiều).

Nhưng thực tế, trong vai trò một người đã đại diện cho trường đi đặt ăn và thuê đầu bếp để nấu, một bữa ăn của học sinh không được phép có giá quá 30% con số trên.

Và khi bên cung cấp kêu ca rằng giá thực phẩm quá cao họ không thể cung cấp được với mức giá trên, lập tức trường quốc tế sẽ chuyển sang nhà cung cấp khác với giá thấp hơn rất nhiều. Và với số lượng lớn, họ chuyển nhà cung cấp rất đơn giản. Các vị phụ huynh đóng tiền ăn cho con 10 đồng thì họ đã móc túi tối thiểu 5 đồng.

Đồng phục: Học sinh không được tự may đồng phục (tất nhiên trường nào cũng thế). Tuy nhiên mức độ bị móc túi ở các trường công lập không cao như trường quốc tế. Một bộ đồng phục cho học sinh lớp 4, lớp 5 ở trường quốc tế có giá khoảng 40,50USD/bộ.

Thực chất cùng một nguồn may như các trường công lập trong nước hoặc đặt các xưởng may ở Cổ Nhuế, Bắc Ninh với giá và chất lượng rất thấp (mặc nhanh sờn, rách, bục chỉ) rồi bán lại bằng giá cho trường Tây.

Các bộ đồng phục ở trường công lập trong nước có thể mặc vài năm, còn ở trường quốc tế được đặt may làm sao học sinh chỉ mặc 1 mùa phải hỏng để mua bộ mới cho trường kiếm lãi (quan điểm của chủ tịch hội đồng quản trị trường nói vậy khi nhân viên chúng tôi than phiền về chất lượng đồng phục).

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật