Không phải nói “lấy được”!

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Những ngày sát phiên xử phúc thẩm bị cáo Nguyễn Đức Nghĩa, dư luận đặc biệt quan tâm đến “hành xử“ của các luật sư, cả phía bảo vệ cho bị hại và bào chữa cho bị cáo.
Không phải nói “lấy được”!
LS cần đề cao đạo đức nghề nghiệp

Luật sư Nguyễn Hồng Bách, bảo vệ cho phía bị hại đã "bị" gia đình bị cáo gửi thư "nhắc nhở". Đồng thời, có khá nhiều ý kiến trái chiều về quan điểm bào chữa của luật sư Ngô Ngọc Thủy khi cho rằng bị cáo Nghĩa không giết người man rợ… Vậy đâu là ứng xử nghề nghiệp "chuẩn" của LS?

Tại hội thảo về Qui tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của LS do Liên đoàn Luật sư Việt Nam tổ chức mới đây, các LS đã thảo luận sôi nổi về ứng xử và đạo đức nghề nghiệp của LS khi tham gia bào chữa cho các bị cáo phạm trọng tội, nhất là những vụ việc gây rúng động dư luận.

LS Nguyễn Văn Chiến (Phó Chủ nhiệm Đoàn LS Hà Nội) cho rằng, LS là nghề đặc thù, LS khi hành nghề phải tuân thủ qui tắc nghề nghiệp riêng, nên đạo đức LS khi hành nghề "khác" đạo đức của công dân thông thường, vì LS phải bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho thân chủ. Những trường hợp bị cáo phạm trọng án, nhất là những vụ án giết người, hiế‌ּp dâ‌ּm… bị xã hội kịch liệt lên án, LS đương nhiên không đồng tình với hành vi của bị cáo, không "bênh" bị cáo, nhưng thực hiện trách nhiệm của LS, họ phải tìm ra chứng cứ gỡ tội (nếu có) để chứng minh thân chủ của mình không phạm tội, hoặc được giảm nhẹ tội, xem xét lỗi của bị hại nếu có, để xác định trách nhiệm tăng nặng hay giảm nhẹ… chứ không phải nói "lấy được". Rõ ràng, LS không thể bào chữa bị cáo có tội thành không tội, mà là hành vi phạm tội đến đâu thì chịu trách nhiệm đến đó.

Luật giao cho LS trách nhiệm đưa ra tình tiết, căn cứ để loại trừ, giúp cho quyền lợi hợp pháp của bị cáo được bảo vệ, bởi khi phạm tội, bị cáo sẽ bị VKS buộc tội. Việc bào chữa của LS là gỡ tội, phản biện xem việc buộc tội có chắc chắn, chặt chẽ không. Việc phản biện, tranh luận của LS với VKS cũng giúp HĐXX ra phán quyết khách quan, giúp việc áp dụng pháp luật được chuẩn xác, tránh oan sai. Nhìn nhận từ góc độ này, bào chữa cho bị cáo phạm trọng tội của các LS là góp phần bảo vệ công lý, và thể hiện tính nhân đạo của Pháp Luật.

Tuy nhiên, trước những vụ việc nhạ‌y cả‌m, bị dư luận lên án, tâm trạng gia đình bị hại rất bức xúc, thì những LS bảo vệ cho bị cáo phải "vừa có tâm, vừa có tầm". LS phải thể hiện thái độ chia sẻ với gia đình bị hại, và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, cân nhắc từ ngữ khi bào chữa để họ thấy có lý, có tình, chứ không phải để người ta cho là LS nhận tiền của thân chủ rồi tìm cách "đổi trắng thay đen". Thực tế có nhiều vụ án lúc đầu gia đình bị hại bức xúc, cho rằng LS "ăn tiền" nên cãi lấy được, nhưng sau đó nghe phân tích cái đúng, cái sai, họ thấy việc bào chữa là có lý.

Những LS là người bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bị hại hoặc gia đình bị hại thường có "ưu thế" được dư luận "ủng hộ". Tuy nhiên, thực tế, đã có LS lợi dụng điều này để "hạ uy" của đồng nghiệp, cho rằng LS phía "bên kia" cãi "cùn", mà không nhìn nhận khách quan là lập luận của các đồng nghiệp cũng có cơ sở. Bởi vậy, qui tắc đạo đức nghề nghiệp cần được đề cao với mỗi LS khi hành nghề, bất kể là bảo vệ cho bị hại hay bào chữa cho bị cáo!

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật