Đề Văn mở, đáp án cũng cần mở

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
TS Trịnh Thu Tuyết, nguyên giáo viên dạy Ngữ văn Trường THPT Chu Văn An đặt câu hỏi, có cho điểm không nếu học trò nói những điều của lương tri và trách nhiệm khi làm đề Văn THPT quốc gia 2018.
Đề Văn mở, đáp án cũng cần mở
Thí sinh trao đổi sau khi thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2018 tại điểm thi Trường THCS Nguyễn Du, Hà Nội. Ảnh: Như Ý.

Sau khi đề thi môn Ngữ văn xuất hiện trên mạng xã hội đã có nhiều luồng tranh cãi tuy nhiên đa số ý kiến đánh giá đề năm nay mở và hay. Các giáo viên dạy Văn cũng cho rằng đề hay nhưng khó, có câu vượt tầm học sinh trung bình. Quan trọng là đáp án như thế nào để thí sinh không bị thiệt vì với đề mở, thí sinh được mặc sức nêu quan điểm và lập luận để bảo vệ chính kiến của mình.Nhiều ý kiến khẳng định, nếu đề mở, nhưng đáp án cứng, đóng khung thì thí sinh sẽ thiệt thòi.

TS Trịnh Thu Tuyết phân tích, phần I đề văn đưa ra ngữ liệu đọc hiểu là một đoạn trích trong bài thơ “Đánh thức tiềm lực” của Nguyễn Duy, một đoạn thơ từ thập kỷ 80 không chỉ giữ được tính thời sự mà còn có thể chạm tới những trăn trở, suy ngẫm của con người thời hiện đại. Trong đó, có các vấn đề cần trăn trở như tiềm lực, thực tế tiềm lực, thực tế khả năng phát triển tiềm lực của đất nước.

Ngoài 3 câu đầu thì câu 4 đã đặt ra vài suy ngẫm. TS cho rằng, cụm từ lệnh trong câu 4 “có còn phù hợp với…” là một câu lệnh có tính định hướng khiến học sinh có thể nhận ra ý nghĩa của phủ định/ phản biện với quan điểm của tác giả trong đoạn thơ “ta ca hát…/tiềm lực còn ngủ yên” – tính định hướng sẽ làm giảm phần nào tính tích cực, chủ động của học sinh trong tư duy. TS Tuyết đặt vấn đề: “Vậy đáp án có dung nạp, chấp nhận những ý kiến tâm huyết đó không khi học sinh có thể đề cập tới tình trạng chảy máu chất xám (tiềm lực con người), tình trạng cạn kiệt tài nguyên rừng biển sông đồng…của quê hương đất nước? “Và đáp án có cho điểm không nếu trò nói: câu thơ của Nguyễn Duy không còn phù hợp vì ít còn tiềm lực tự nhiên gì để đánh thức”, TS Tuyết nêu quan điểm.

Cũng theo TS Tuyết, đề Văn năm nay của Bộ GD&DT được đánh giá là hay và mở cho thí sinh có thể viết theo quan điểm của mình. Đặc biệt câu 4, phần I, thí sinh có thể trả lời có hoặc không ở câu hỏi “Có còn phù hợp…” tuy nhiên phải có sự lý giải, lập luận hợp lý.

TS Tuyết cũng cho rằng, thông thường với một đề mở như vậy, đáp án của bộ sẽ không đi vào từng chi tiết gạch đầu dòng làm ba rem chấm mà sẽ rất chung chung. Vì vậy, thí sinh có thể làm theo cách này hoặc cách khác đều có điểm. Tuy nhiên, với đề mở và đáp án chung như vậy thì tùy thuộc vào bản lĩnh của người chấm và thông thường sẽ có sự chênh lệch điểm giữa giám khảo này và giám khảo kia.

Đồng quan điểm, thầy Trịnh Quỳnh, giáo viên dạy Ngữ văn Trường THPT Lương Thế Vinh (Nam Định) cũng cho rằng, với đề thi mở như vậy, cách đây ít năm học sinh có thể làm một chiều tuy nhiên ngày nay các em đã chủ động có quan điểm của riêng mình nên sẽ trình bày theo nhiều hướng khác nhau. Ví dụ, có em sẽ cho rằng, tài nguyên hiện đã cạn kiệt, tài nguyên bị khai thác lãng phí hoặc có em liên hệ đến tài nguyên con người chưa khai thác hết. Vì thế, nếu đáp án “cứng” học sinh sẽ rất thiệt thòi. Tuy nhiên, thầy Quỳnh cũng cho rằng, thông thường những năm trước với dạng đề như vậy, bộ thường đưa ra đáp án khái quát, khá mở, không đưa ra các yêu cầu cần đạt cụ thể do đó giám khảo chấm thi được quyền quyết định cho điểm cả hai quan điểm có hoặc không. Điều quan trọng là thí sinh dùng lập luận, lý lẽ của mình như thế nào để thuyết phục quan điểm mình đã đưa ra.

Thầy Quỳnh cũng cho rằng, với dạng đề mở như vậy, chỉ cần học sinh đưa ra quan điểm và lý giải được vì sao lại có quan điểm đó đa số giám khảo sẽ cho điểm tối đa. Vì vậy, đối với những học sinh có lập luận, lý sẽ sâu sắc, rất thuyết phục cũng không được điểm hơn ở phần này nên có phần thiêt thòi.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 8812
  1. TS. Vũ Anh Tuấn: Đề thi Hóa quá dài, không phù hợp trắc nghiệm
  2. Cách giải câu hỏi khó nhất trong đề thi Toán THPT quốc gia gây tranh luận
  3. Nhiều trường Đại học công bố điểm chuẩn
  4. Kết thúc tốt đẹp kỳ thi THPT quốc gia, tiếp tục công bố điểm chuẩn vào lớp 10
  5. Bất lực vì đề thi THPT quốc gia quá khó, nữ sinh bật khóc gửi tâm thư đến Bộ giáo dục
  6. Hàng loạt trường đại học công bố điểm chuẩn năm 2018
  7. Nước mắt, nụ cười hậu mùa thi
  8. Giáo viên băn khoăn về câu Nghị luận xã hội đáp án môn Ngữ văn
  9. Điểm thi THPT quốc gia năm 2018 khó cao hơn năm 2017
  10. TS Lê Thống Nhất: Đề Toán THPT Quốc gia khó, dài, phân hóa không tốt
  11. Tuyệt đối không được phát tán bài thi của thí sinh ra bên ngoài
  12. Thứ trưởng Bộ GDvàĐT làm việc với hội đồng chấm thi Đà Nẵng
  13. Hậu Kỳ thi THPT Quốc gia 2018: Vì sao đề thi khiến giáo sư “bó tay”, giáo viên “bật khóc”?
  14. Đề và đáp án môn Ngữ văn “vênh” nhau, thí sinh sẽ mất điểm ‘oan’?
  15. Thi THPT quốc gia: Bài toán lãi suất không có đáp án đúng trong 4 lựa chọn
  16. Gấp rút chấm thi THPT quốc gia 2018
  17. Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội: ‘Công bố điểm chuẩn cần nhiều thời gian’
  18. Kỳ thi THPT quốc gia 2018: Phổ điểm tập trung ở mức 5-6, khó có điểm 9-10
  19. Chấm thi trắc nghiệm THPT quốc gia 2018: Phát hiện hàng loạt lỗi bài thi qua quét ảnh
  20. Thầy giáo dạy chuyên Toán: “20 câu cuối không thể giải trong 90 phút“
  21. Từ câu chuyện đề Văn THPT Quốc gia
  22. Bảo mật tuyệt đối quy trình rọc phách chấm thi tự luận THPT quốc gia 2018
Video và Bài nổi bật