Châu Âu toàn bàn về Nga nhưng không cho vào G7

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tổng thống Mỹ Donald Trump nói châu Âu bàn luận về Nga trong G7 nhưng lại không cho Nga tham gia.
Châu Âu toàn bàn về Nga nhưng không cho vào G7
Ông Trump nói thật vì sao cần Nga ngồi thảo luận ở G7

Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc phỏng vấn với Fox News đã lý giải về lý do ông mời Nga tham gia thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế lớn (G7).

Theo đó, nhà lãnh đạo Mỹ cho rằng, 25% thời gian các cuộc thảo luận ở G7 là về Nga. Điều đó khiến ông cho rằng Nga nên được tham gia thay vì G7 cứ họp và lại điện đàm với Nga để thông báo về những gì đã họp.

"Chúng tôi đã dành khoảng 25% thời gian của mình để nói về Nga. Tôi đã nghĩ, chắc chắn sẽ tốt hơn nếu Nga ở đây" - ông Trump trả lời.

Nhà lãnh đạo Mỹ nhấn mạnh rằng ông tuyên bố như vậy không phải ông ủng hộ nước Nga mà chỉ chọn phương án hiệu quả.

Ông Trump cho rằng, sự hiện diện của Nga trong một nhóm gồm Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Anh và Mỹ, sẽ cho phép các nước này, và đặc biệt là hai cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới, không chỉ thảo luận mà còn thực sự giải quyết các vấn đề bức xúc.

"Tôi không ủng hộ Nga. Tôi là người Mỹ. Nếu Vladimir Putin ngồi với tôi cùng bàn luận với tất cả những người khác tại bữa ăn tối ở Canada... thì tôi yêu cầu ông làm những điều tốt hơn cho thế giới và tốt hơn cho ông ấy" - Tổng thống Trump giải thích.

Ông Trump cũng tiện đây chỉ trích việc mà người tiền nhiệm của ông - cựu Tổng thống Barack Obama- đã làm là trục xuất Nga khỏi nhóm G8.

"Tôi nghĩ rằng, việc giao tiếp trực tiếp tốt hơn một cuộc điện đàm" - Tổng thống Trump nhận định.

Việc Tổng thống Trump giải thích việc mời Nga tham gia nhóm họp G7 để giải quyết bất đồng với các nước khác đồng nghĩa với việc ủng hộ đối thoại đa phương. Gặp mặt trực tiếp là phương án hiệu quả nhất cho phép các nước phương Tây có cơ hội lắng nghe Nga thể hiện quan điểm của mình đối với hàng loạt cáo buộc nhằm vào quốc gia này thời gian qua.

Từ những phát biểu trực tiếp được lắng nghe, phản ánh lại sẽ giúp vấn đề được giải quyết một cách nhanh chóng hơn.

Đây được cho là lời giải thích hợp tình, hợp lý và công bằng đối với Nga của Tổng thống Trump. Song, khá bất thường là trong những phản ứng trước đây của chính quyền Mỹ, ông Trump lại không đề cập tới cơ chế này.

Vụ việc của cựu điệp viên Nga Sergei Skripal là một ví dụ. Chỉ vài giờ sau khi xảy ra vụ việc, Anh đã tìm được chất độc được sử dụng và khẳng định chỉ có Nga mới sản xuất được chất độc quân sự như vậy. Anh tự đặt thời hạn cho Nga để trình bày vấn đề và chỉ sau ít ngày đã ra lệnh rút Đại sứ tại Nga về nước.

Cũng gần như lập tức, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ủng hộ Anh, các nước châu Âu như Đức, Pháp đã lần lượt bày tỏ đoàn kết và rút Đại sứ tại Nga về nước.

Việc rút Đại sứ về nước không phải vấn đề chính trong vụ việc này mà sự phản ứng tập thể theo kiểu tăng tình đoàn kết dù không cần bất cứ cuộc điều tra, chứng thực nào.

Sau khi cơ quan giám sát vũ khí hóa học của LHQ vào cuộc, điều tra viên từ Pháp cũng tham gia nhưng Nga lại không được góp mặt vào thành phần điều tra. Phía Nga cho rằng đây là động thái thể hiện việc các nước phương Tây quy chụp kết quả và đổ lỗi cho Moscow.

Nếu có sự tham gia một cách trực tiếp của Nga, mọi việc sẽ không tiếp tục theo kiểu "ai nói thì... người ấy nghe" như hiện nay.

Châu Âu đoàn kết để đổ lỗi, trừng phạt Nga nhưng không thèm lắng nghe

Một ví dụ khác là vụ tai nạn máy bay hàng không xảy ra tại miền Đông Ukraine. Phương Tây đổ lỗi cho Nga đã triển khai hệ thống tên lửa cơ động để thực hiện một âm mưu đã được toan tính trước. Hệ thống phóng tên lửa của Nga đã được giao cho lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine mà Moscow đang viện trợ quân sự.

Trong khi đó, Nga cũng bác bỏ hoàn toàn vai trò của mình trong vụ tai nạn, đưa ra bằng chứng, thực hiện thí nghiệm vụ nổ tương tự để chứng minh các kết luận của phương Tây độc lập điều tra mà không cho chuyên gia Nga tham gia. Các bản báo cáo của Nga bị bác bỏ, Nga tiếp tục không được tham gia điều tra và không nhận là tác nhân gây ra vụ việc. Cuối cùng, gia đình của gần 300 nạn nhân xấu số trên chiếc máy bay Boeing 777 mang số hiệu MH17 vẫn đau đáu về kẻ phải chịu trách nhiệm về vụ việc này.

Sự đùn đẩy qua lại và phi lý nếu có lời mời Nga tham gia như ông Trump đã làm ở hội nghị G7 thì những mâu thuẫn, những vướng mắc có thể đã được giải quyết trọn vẹn.

Chỉ có điều, đổ lỗi cho Nga đã trở thành một trào lưu và là cách để phương Tây thực hiện các ý định chính trị của mình.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 8708
  1. Sóng gió G7 là màn PR thắng lợi cho Trung Quốc
  2. Nhiều tổ chức quốc tế cảnh báo chủ nghĩa bảo hộ thương mại của Mỹ
  3. Các chính trị gia Canada và EU ủng hộ Thủ tướng Justin Trudeau
  4. Thủ tướng Anh nêu điều kiện Nga quay trở lại G8
  5. Đề nghị Nga trở lại G8, Tổng thống Trump muốn gây chia rẽ châu Âu?
  6. Đề nghị Nga trở lại G8, Tổng thống Trump muốn gây chia rẽ châu Âu?
  7. Hội nghị thượng đỉnh G7 kết thúc trong bất đồng
  8. Vì G7, Cố vấn Kinh tế Nhà Trắng đau tim phải nhập viện
  9. Nga trở lại G8, Mỹ “xoáy” khe nứt chia rẽ châu Âu?
  10. Tổng thống Trump tiếp tục gay gắt với đồng minh
  11. Giới phân tích hoài nghi về khả năng G7 sớm thu hẹp được bất đồng
  12. Thủ tướng đề xuất 2 sáng kiến “đắt” tại Hội nghị Thượng đỉnh G7
  13. Con trai Trump so sánh ảnh cha ‘đối đầu’ tại G7 với Obama
  14. Giải mã bức ảnh ông Trump bị “thập diện mai phục” tại Hội nghị G7
  15. Chiều cao của Trump trong bức ảnh tại G7 gây tranh cãi
  16. G7 lại tiếp tục bất đồng
  17. Tổng thống Mỹ công kích Thủ tướng Canada về thương mại
  18. Tổng thống Pháp: Không thể dùng “nắm đấm giận dữ” để làm ngoại giao
  19. Tổng thống Nga tuyên bố sẵn sàng đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh G7
  20. Sự thật phía sau quyết định ‘xé bỏ’ Tuyên bố chung G7 của Trump
  21. Sự thật phía sau quyết định ‘xé bỏ’ Tuyên bố chung G7 của Trump
Video và Bài nổi bật