Giải mã bức ảnh ông Trump bị “thập diện mai phục” tại Hội nghị G7

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Theo hãng tin BBC, một tấm ảnh chụp được đăng trên trang Instagram cá nhân của Thủ tướng Đức Angela Merkel đã khiến người ta nhận thấy sự căng thẳng và khó xử giữa những người tham gia hội nghị thượng đỉnh G7 vừa qua.
Giải mã bức ảnh ông Trump bị “thập diện mai phục” tại Hội nghị G7
Bức ảnh các nguyên thủ quốc gia nhóm nước G7 vây quanh Tổng thống Trump.

1. Ông Donald Trump, Tổng thống Mỹ

Tổng thống Trump đã khiến các đồng minh Mỹ như EU, Mexico và Canada bất bình khi mới đây ông tuyên bố áp đặt mức thuế 25% đối với mặt hàng thép và 10% đối với mặt hàng nhôm nhập khẩu từ các quốc gia và khu vực này. Họ đều tuyên bố sẽ có những biện pháp đáp trả và vì điều này, không khí hội nghị G7 trở nên căng thẳng và đôi lúc người ta có cảm tưởng ông Trump đang bị cô lập. Ông Trump đã rời hội nghị trước các nguyên thủ quốc gia khác, và tuyên bố rằng Mỹ “giống như con lợn tiết kiệm mà ai cũng muốn tranh phần”.

Sau đó, Tổng thống Mỹ cũng chỉ trích Thủ tướng Canada Justin Trudeau trong một loạt những dòng tin nhắn trên Twitter, gọi ông là người “thiếu trung thực và yếu đuối”, công kích “những phát biểu sai sự thật” của ông sau khi ông Trudeau tái khẳng định quan điểm phản đối mức thuế mà Mỹ áp đặt trong một cuộc họp báo.

2. Ông John Bolton, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ

Chỉ ba tháng sau khi được bổ nhiệm vào vị trí này, ông Bolton đã mang lại những tác động đáng kể. Một trong những lý do Tổng thống Mỹ chấp thuận áp đặt mức thuế lớn là “có nguyên nhân liên quan đến an ninh quốc gia”, điều mà ông Bolton ủng hộ nhiệt liệt.

3. Ông Kazuyuki Yamazaki, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản

Được bổ nhiệm vào tháng 7/2017, mới đây ông Yamazaki đã dẫn đầu một đoàn đại biểu tới Pakistan và tham gia vào hội nghị giữa Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc tại Seoul để đạt được một thỏa thuận tự do thương mại.

Một ảnh chụp tương tự được chụp ở góc độ khác, do Tổng thống Pháp công bố.

4. Ông Shinzo Abe, Thủ tướng Nhật Bản

Ông Abe đang chịu sức ép rất lớn khi được kêu gọi tiến hành biện pháp đáp trả quyết định áp đặt thuế của Mỹ. Điều này khiến ông ở vị trí khó, bởi ông đã nỗ lực để xây dựng quan hệ nồng ấm với Tổng thống Trump và hai người đã gặp mặt ít nhất 10 lần kể từ khi ông Trump nhậm chức Tổng thống.

5. Ông Yasutoshi Nishimura, phó Chánh văn phòng nội các Nhật Bản

Ông Nishimura vốn là một nghị sĩ thuộc đảng cầm quyền ở Nhật Bản, trong quá khứ đã từng làm việc trong bộ thương mại quốc tế và công nghiệp của Nhật Bản.

6. Bà Angela Merkel, Thủ tướng Đức

Bà là người có chủ trương giải quyết những bất đồng trong hội nghị thượng đỉnh G7. Bà Merkel đã đưa ra đề xuất thiết lập một cơ chế nhằm giải quyết bất đồng thương mại giữa Mỹ và các nước đồng minh vào ngày 8/6. Khi được hỏi về quan hệ giữa mình và ông Trump trong hội nghị, bà nói rằng hai người không phải lúc nào cũng nhất trí với nhau song vẫn có thể trao đổi với nhau. “Tôi có thể nói rằng tôi có quan hệ cởi mở và trực tiếp với Tổng thống Hoa Kỳ”, bà nói.

7. Ông Emmanuel Macron, Tổng thống Pháp

Vài tiếng trước khi hội nghị bắt đầu, ông Macron đã chỉ trích quyết định áp đặt thuế của ông Trump trên trang Twitter cá nhân của mình, điều này khiến nhiều người nghi ngờ rằng mối quan hệ tưởng như gần gũi giữa hai người đã chấm dứt. Tuy nhiên, trong hội nghị này hai người tỏ ra thân thiện với nhau và đội ngũ tháp tùng Tổng thống Pháp cho biết các cuộc trao đổi giữa ông và ông Trump đã rất “thẳng thắn và thiết thực”.

Tuy nhiên sau khi ông Trump chỉ trích ông Trudeau trên mạng, Tổng thống Macron đã đưa ra tuyên bố nói rằng “quan hệ hợp tác quốc tế không thể được định đoạt bằng sự tức giận nhất thời và những phát ngôn bâng quơ”.

Một ảnh chụp khác do Thủ tướng Đức công bố cho thấy không khí thân mật hơn giữa các nguyên thủ quốc gia.

8. Bà Theresa May, Thủ tướng Anh

Trong một cuộc điện đàm vào tuần trước, bà nói với Tổng thống Trump rằng mức thuế của Mỹ là “không công bằng và gây thất vọng lớn”. Tuy nhiên trong hội nghị này bà có chủ trương hòa giải, kêu gọi các nguyên thủ trong G7 hãy kiềm chế để tránh xảy ra chiến tranh thương mại.

9. Ông Larry Kudlow, Cố vấn Kinh tế của Tổng thống Trump

Ông Kudlow đã lên tiếng biện hộ cho mức thuế mới của Mỹ và nói rằng căng thẳng thương mại trong thời gian qua không phải do Tổng thống Mỹ gây ra. Sau hội nghị, ông Kudlow nói với hãng CNN rằng ông Trump và các quan chức Mỹ đã tham gia hội nghị “một cách có thành ý” nhưng ông Trudeau đã “đâm sau lưng chúng tôi” trong cuộc họp báo mà ông tổ chức.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 8708
  1. Cố vấn của Trump xin lỗi vì mắng TT Canada ‘có chỗ dưới địa ngục’
  2. Sóng gió G7 là màn PR thắng lợi cho Trung Quốc
  3. Nhiều tổ chức quốc tế cảnh báo chủ nghĩa bảo hộ thương mại của Mỹ
  4. Các chính trị gia Canada và EU ủng hộ Thủ tướng Justin Trudeau
  5. Thủ tướng Anh nêu điều kiện Nga quay trở lại G8
  6. Đề nghị Nga trở lại G8, Tổng thống Trump muốn gây chia rẽ châu Âu?
  7. Đề nghị Nga trở lại G8, Tổng thống Trump muốn gây chia rẽ châu Âu?
  8. Hội nghị thượng đỉnh G7 kết thúc trong bất đồng
  9. Vì G7, Cố vấn Kinh tế Nhà Trắng đau tim phải nhập viện
  10. Nga trở lại G8, Mỹ “xoáy” khe nứt chia rẽ châu Âu?
  11. Tổng thống Trump tiếp tục gay gắt với đồng minh
  12. Giới phân tích hoài nghi về khả năng G7 sớm thu hẹp được bất đồng
  13. Thủ tướng đề xuất 2 sáng kiến “đắt” tại Hội nghị Thượng đỉnh G7
  14. Con trai Trump so sánh ảnh cha ‘đối đầu’ tại G7 với Obama
  15. Chiều cao của Trump trong bức ảnh tại G7 gây tranh cãi
  16. G7 lại tiếp tục bất đồng
  17. Tổng thống Mỹ công kích Thủ tướng Canada về thương mại
  18. Tổng thống Pháp: Không thể dùng “nắm đấm giận dữ” để làm ngoại giao
  19. Tổng thống Nga tuyên bố sẵn sàng đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh G7
  20. Sự thật phía sau quyết định ‘xé bỏ’ Tuyên bố chung G7 của Trump
  21. Sự thật phía sau quyết định ‘xé bỏ’ Tuyên bố chung G7 của Trump
Video và Bài nổi bật