Quốc đảo Singapore: Dấu ấn và cơ hội từ thượng đỉnh Mỹ - Triều

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cuộc gặp gỡ thế kỷ Mỹ - Triều đã diễn ra trong bầu không khí thân thiện, bình đẳng, an toàn. Có được những thành công đó, không thể phủ nhận vai trò quan trọng của nước chủ nhà Singapore, khi quốc đảo sư tử này đã nỗ lực hết mình, tạo mọi điều kiện thuận lợi, tiện nghi nhất để đảm bảo hội nghị lịch sử này không bị bỏ lỡ.
Quốc đảo Singapore: Dấu ấn và cơ hội từ thượng đỉnh Mỹ - Triều
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un gửi lời cảm ơn Thủ tướng Lý Hiển Long vì sự hỗ trợ của Singapore khi tổ chức hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều. Ảnh Reuters

Ghi dấu ấn đậm nét

Không phải ngẫu nhiên mà cả Mỹ và Triều Tiên đều thống nhất chọn Singapore là nơi diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên trong lịch sử giữa Tổng thống Donald Trump và Nhà lãnh đạo Kim Jong-un.

Singapore - một trong số ít những quốc gia trên thế giới có quan hệ ngoại giao với cả Washington lẫn Bình Nhưỡng. Singapore được biết tới là quốc gia tiến bộ ở châu Á, với hệ thống hạ tầng cơ sở hiện đại, một chính phủ hoạt động minh bạch và hiệu quả.

Với 5,6 triệu dân, đảo quốc sư tử có nhiều kinh nghiệm trong việc đăng cai những cuộc gặp thượng đỉnh quan trọng. Vào năm 2015, nước này được chọn là nước chủ nhà cho cuộc gặp mang tính cột mốc giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và nhà lãnh đạo Đài Loan khi đó là ông Mã Anh Cửu.

Trong quá trình chuẩn bị cho hội nghị, Singapore thể hiện khả năng tổ chức khẩn trương, liên hệ chặt chẽ với quan chức của Mỹ và Triều Tiên. Ước tính, Singapore phải chi khoảng 20 triệu USD để đảm bảo an ninh và đáp ứng các nhu cầu khác cho hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều.

Đây là khoản chi phí không hề nhỏ, song Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long khẳng định, đất nước này sẵn sàng chi trả và là đóng góp của Singapore cho nỗ lực quốc tế.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã gửi lời cảm ơn những nỗ lực tổ chức của Singapore trong các cuộc gặp với những người đồng cấp nước này mới đây.

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen cho biết quan chức của cả Triều Tiên và Mỹ đều bình luận rằng, nếu không có sự hỗ trợ của Singapore, quá trình chuẩn bị cho hội nghị sẽ "không đạt được những tiến triển rõ rệt tới vậy".

Phát biểu tại cuộc gặp với Thủ tướng Lý Hiển Long, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã cảm ơn Singapore vì công tác chuẩn bị hết sức chu đáo: “Cả thế giới đang dõi theo cuộc gặp lịch sử giữa Triều Tiên và Mỹ, nhưng nhờ có sự chuẩn bị chu đáo của Singapore chúng tôi mới có thể hoàn tất công tác chuẩn bị cho cuộc gặp lịch sử. Tôi thật sự cảm ơn ngài vì điều đó".

Cơ hội ngàn vàng

Là quốc gia có quan điểm trung lập, rõ ràng và minh bạch, được hai nước tin cậy để tổ chức một sự kiện đặc biệt quan trọng, cũng đồng nghĩa với việc Singapore không chỉ có cơ hội “ghi tên mình vào lịch sử", mà còn có cơ hội quảng bá đất nước trên bản đồ thế giới.

Đảo Sentosa nhìn từ trên cao. Ảnh: CNA

Cả thế giới đổ dồn sự chú ý vào quốc đảo Đông Nam Á để chờ đợi cuộc gặp lịch sử. Trong những ngày gần đây, hình ảnh đảo Sentosa và khách sạn Capella, nơi diễn ra hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều, xuất hiện tràn ngập trên trang nhất của hàng loạt tờ báo và các bản tin trên các kênh truyền hình nổi tiếng.

Giống như những cuộc gặp cấp cao mà Singapore từng tổ chức trước đây như Đối thoại Shangri-La hay Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần này sẽ tăng cường uy tín của Singapore như một điểm đến an toàn, lý tưởng nhất trên thế giới, và không thể bỏ qua cho các cuộc gặp, từ đó có thể thu hút thêm các công ty nước ngoài tới mở trụ sở tại Singapore.

Khách sạn Capella của Singapore. Ảnh: Getty

Các chuyên gia về khách sạn cho rằng đây là cơ hội vô giá để Singapore nâng cao hình ảnh giá trị của mình trong mắt cộng đồng quốc tế.

Các chuyên gia cũng cho rằng hội nghị lần này sẽ mang lại lợi ích nhất định cho đảo Sentosa - nơi được xem và được quảng cáo như một điểm đến du lịch và thư giãn.

Sentosa là một hòn đảo nhiệt đới. Xét về hình ảnh, du khách sẽ thấy khung cảnh xanh tươi tại hòn đảo này. Mặc dù Sentosa chủ yếu được biết đến như một điểm đến du lịch và giải trí cho gia đình, song thông qua hội nghị thượng đỉnh lần này, mọi người sẽ biết đến Sentosa như một nơi tuyệt vời để tổ chức các cuộc gặp và sự kiện.

Đồ uống mang chủ đề thượng đỉnh Mỹ-Triều trong một quán bar ở Singapore. Ảnh: Reuters.

Không chỉ vậy, mức độ quan tâm lớn mà cả thế giới dành cho cuộc gặp thượng đỉnh cũng đã khuấy động tinh thần kinh doanh của người dân Singapore. Từ những chiếc bánh kẹp mang chủ đề thượng đỉnh Mỹ - Triều, cho tới những chiếc huy hiệu “Hòa bình thế giới" và áo phông in khẩu hiệu “Hòa bình từ đảo quốc sư tử", người Singapore đã nghĩ ra nhiều cách để kiếm tiền nhờ cuộc gặp lịch sử này.

Ngày 12/6, cả thế giới hướng về Singapore để dõi theo một sự kiện lịch sử và thành công hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều còn mở ra cho cơ hội đăng cai thêm nhiều sự kiện lớn nữa trong tương lai.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 8737
  1. Lầu Năm Góc xác nhận hoãn tập trận tháng 8 với Hàn Quốc
  2. 40.000 vụ tấn công mạng nhắm vào Singapore dịp thượng đỉnh Trump-Kim
  3. Nhật sẵn sàng tài trợ một phần quá trình phi hạt nhân hóa Triều Tiên
  4. Triều Tiên sắp trao trả hài cốt quân nhân Mỹ
  5. KCNA: Triều-Trung thảo luận tương lai mới và hòa bình thực chất
  6. Hậu Thượng đỉnh Mỹ - Triều: Tỷ số đang nghiêng về ông Kim Jong-un?
  7. Mỹ - Hàn sắp tuyên bố chấm dứt tập trận chung
  8. Triều Tiên bí mật tiếp cận con rể Trump để dàn xếp cuộc gặp lịch sử
  9. Căng thẳng Mỹ - Trung, vàng mất 606.000 đồng/lượng
  10. Mỹ rảnh tay lo chuyện Trung Quốc
  11. Tổng bí thư: ‘Lòng yêu nước bị kẻ xấu lợi dụng, kích động biểu tình’
  12. Ông Shinzo Abe khen ngợi ông Trump về kết quả cuộc gặp Mỹ-Triều
  13. Trump muốn dân ‘thẳng lưng lắng nghe’ lãnh đạo như người Triều Tiên?
  14. Đầu tư nước ngoài có thể sớm tìm đường vào Triều Tiên
  15. Thượng đỉnh Mỹ-Triều: Ám ảnh 3 tiền lệ Nam Phi, Ukraine, Libya
  16. Nỗi ám ảnh an ninh của Triều Tiên tại cuộc gặp lịch sử Trump - Kim
  17. Bất ngờ về đội quân âm thầm bảo vệ nguyên thủ Mỹ - Triều Tiên tại Singapore
  18. Giờ là lúc các bên ‘hỏi ý’ Trung Quốc?
  19. Nỗi lo của Triều Tiên về gián điệp trong cuộc họp Trump - Kim
  20. Hậu thượng đỉnh Mỹ - Triều, Trung Quốc cân nhắc xóa bỏ lệnh trừng phạt Triều Tiên
  21. Bản chất khoa học của phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên
  22. Quan chức Hàn: Quân Mỹ đóng ở Hàn Quốc nằm ngoài đàm phán hạt nhân
Video và Bài nổi bật