Không phải Mỹ, đồng minh và Ukraine mới là mục tiêu Nga nhắm tới

Star Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ba cựu quan chức tình báo Mỹ hé lộ mục tiêu thật sự của Moscow và tỷ lệ cơ hội thực hiện chúng.
Không phải Mỹ, đồng minh và Ukraine mới là mục tiêu Nga nhắm tới
Mục tiêu thực sự mà Moscow nhắm tới là gì?

Theo một số chuyên gia từ Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), Tổng thống Nga Vladimir Putin không nhằm vào các cuộc bầu cử tại Mỹ, mà lại đặt mục tiêu vào chính các đồng minh của Washington, và cơ hội để Moscow thực hiện điều đó đang lớn hơn bao giờ hết.

Ông George Beebe, người từng phụ trách bộ phận phân tích về Nga tại CIA và Peter Clement, cựu giám đốc Văn phòng Phân tích Nga và Âu-Á cùng cho rằng, Nga không thực sự cố gắng hết sức để đưa ông Donald Trump trở thành Tổng thống Mỹ vào năm 2016. Hai chuyên gia này cho rằng, nếu Moscow muốn tạo ra một cuộc khủng hoảng bầu cử, họ có thể làm nhiều điều khác, chứ không chỉ dừng lại ở việc tung ra các tin tức giả.

Thay vì nỗ lực đưa ông Trump trúng cử, theo ông Clement, Điện Kremlin lúc đó “đang trả thù” bà Hillary Clinton, nữ ửng cử viên Tổng thống Đảng Dân chủ. Bởi vì, khi còn là Ngoại trưởng dưới thời Tổng thống Barack Obama, bà Clinton từng ủng hộ một số phong trào đối lập và các cuộc “cách mạng màu” chống lại những người thân chính quyền Putin, tại Ukraine và một số nơi khác trên thế giới. Và đó mới là những gì mà Moscow e ngại, chứ không phải là “nền dân chủ” của một đất nước cách Nga hàng nghìn km.

Những nhận định của các cựu quan chức CIA được đưa ra vào thời điểm trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh G7 tại Quebec (Canada). Nhưng rõ ràng, với những gì mà cả thế giới đã chứng kiến sau đó, có thể thấy mức độ dễ tổn thương trong liên minh của Mỹ đang ngày càng bộc lộ rõ. Tổng thống Trump tham dự Thượng đỉnh G7 với lời đe dọa chiến tranh thương mại với các đồng minh thân cận, đồng thời kêu gọi hồi sinh G8 với sự tham gia của Nga. Rời đi một ngày trước khi hội nghị kết thúc, nhưng người đứng đầu nước Mỹ sau đó cũng kịp tuyên bố trên Twitter rằng mình không tán thành tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo G7.

“Ở thời kỳ của tôi, chúng ta ít bị tổn thương hơn bây giờ rất nhiều”, Milton Bearden, người từng phụ trách các trụ sở của CIA tại cả Moscow, Islamabad và Iran – . “Nhưng ngày nay, mọi việc hoàn toàn khác biệt”.

Tuy nhiên, điều trên không có nghĩ là ông Trump đang làm những gì mà Nga mong muốn. Ngược lại, “có một sự thất vọng tại Điện Kremlin”, ông Beebe nói. Ví dụ như, chính quyền Trump một mặt hứa hẹn sẽ rút khỏi các cuộc xung đột khu vực, mặt khác lại vẫn tăng cường hiện diện của Mỹ tại Afghanistan và không kích Syria – cả hai quốc gia mà Nga coi là nằm trong tầm ảnh hưởng của mình.

Cách phòng thủ tốt nhất theo phong cách Moscow

Theo ông Beebe, nhìn từ góc độ của Nga, việc can thiệp vào bầu cử Mỹ ở một góc độ nào đó “có thể được coi là sự phòng thủ”. Hơi khó để nước Mỹ hiểu được sự e ngại bị tổn thương, xuất phát từ lịch sử của một nước Nga từng chứng kiến không ít lần quân xâ‌m lượ‌c. Không có nhiều biên giới tự nhiên, giới chức Nga nhìn chung thường tìm kiếm an ninh bằng cách củng cố sức mạnh quân sự và lãnh thổ; đồng thời tỏ ra ưa thích chiến lược “cách phòng thủ tốt nhất là một thế tấn công tốt”. Vì vậy, sẽ là thảm họa đối với Nga nếu chỉ “ngồi yên” trước sự mở rộng ảnh hưởng của NATO trên những lãnh thổ mà Nga từng có “tiếng nói” như Đông Đức, Ba Lan hay Estonia…

Đối với các nước thuộc Liên Xô cũ như Ukraine và Georgia, ông Clement cho rằng, do quy định của NATO là không nhận các nước đang có tranh chấp lãnh thổ làm thành viên mới, tất cả những gì Nga phải làm đó là tạo ra một “sự vụ gì đó” để ngăn ngừa hai nước này gia nhập liên minh quân sự. Trong trường hợp của Ukraine là bán đảo Crimea và Georgia là Nam Ossetia và Abkhazia.

“Nga sẽ chấp nhận rủi ro để đạt được lợi thế tại Ukraine,” ông Milton Bearden nói. Ông Beebe tỏ ra đồng tình khi đánh giá: “Ukraine là đất nước quan trọng nhất trên thế giới đối với Nga. Họ cho rằng, họ không thể thất bại ở đây”.

Bearden cũng tiết lộ, trong mắt hầu hết các cựu điệp viên KGB như ông Putin, nước Mỹ là một bên có lỗi. “Tất cả các nhân viên KGB mà tôi từng tiếp xúc đều đổ lỗi cho người Mỹ vì những gì đã xảy ra”, ông kể lại. “Họ cho rằng, đây là thời điểm mà nước Mỹ phải trả giá”.

Tuy nhiên, trả giá trong giới hạn là những gì người Nga mong chờ. Beebe chỉ ra, Moscow muốn nắm lấy quyền lực của Mỹ, đối phó với nó, chứ không phải là “phá hủy” nó – một viễn cảnh có thể dẫn tới những khủng hoảng địa chiến lược kinh tế thậm chí là hạt nhân mà Moscow sẽ không thể xử lý được.

“Tôi không nghĩ ông Vladimir Putin, một người theo chủ nghĩa thực tế, lại muốn phá hủy chúng ta hay nền dân chủ của chúng ta; mặc dù họ có can thiệp vào bầu cử… và họ sẽ làm như vậy lần nữa nếu có cơ hội”, chuyên gia này cho biết. “Họ sẽ vẫn tiếp tục khuấy động tình huống, nhưng họ cũng sẽ ngạc nhiên bởi những gì chúng ta đang làm với chính bản thân mình”.

Ý kiến trên nhận được sự đồng tình từ Clement: “Tôi không nghĩ ông Putin tìm cách phá hủy nước Mỹ. Rất nhiều vấn đề nội bộ thực chất xuất phát từ chúng ta, mặc dù người Nga cũng lợi dụng chúng một cách rất tài tình”.

“Ngày hôm nay tôi thừa nhận rằng, nước Mỹ đang trải qua một giai đoạn khó khăn với các vấn đề nội bộ, một cuộc khủng hoảng niềm tin mà phần lớn đến từ nội tại”, ông Beebe đánh giá. “Nước Mỹ đang đổ lỗi rất nhiều trong số các vấn đề nội bộ và sự sợ hãi lên nước Nga. Trong thực tế, chính người Mỹ đang tự mình làm tổn thương chính mình”.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật