Hai lý do không cần thay đổi chữ viết tiếng Việt

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tiếng Việt cũng giống như các ngôn ngữ khác, có tính võ đoán và quy ước, người học chỉ có thể chấp nhận, chẳng thể giải thích.
Hai lý do không cần thay đổi chữ viết tiếng Việt
Bảng chữ cái mới theo đề xuất của phó giáo sư Bùi Hiền.

Thầy giáo về hưu Nguyễn Phương chia sẻ bài viết trước đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ của phó giáo sư Bùi Hiền.

Chuyện “âm vị học”, “nguyên âm”, “phụ âm”… có thể tôi không rành, chỉ xin bàn đến hai đặc tính quan trọng của ngôn ngữ mà các nhà ngôn ngữ học thế giới đều nhất trí từ rất sớm. Đó là tính võ đoán (arbitrary) và tính quy ước (conventional).

Ngôn ngữ mang tính võ đoán

Tại sao ta lại viết “cái chăn”, “con trăn”, “chăn trâu”…, câu trả lời dân dã nhưng rất đúng thường được nghe là “người ta nói thế, cứ thế mà nói và viết theo”.

Trong bất cứ ngôn ngữ nào cũng vậy, có trường hợp có thể giải thích được, nhưng nhiều trường hợp thì không thể. Không phải câu hỏi “tại sao” lúc nào cũng trả lời được vì ngôn ngữ mang tính võ đoán.

Ngoại trừ những từ ngữ về mặt từ nguyên học có xuất xứ từ điển tích văn hóa, vay mượn, có gốc gác từ ngôn ngữ khác, hay từ hoạt động của con người, vũ trụ…, đa phần còn lại mang tính võ đoán và được tự động quy ước cho người sử dụng. Mọi thành viên của cộng đồng ngôn ngữ phải sử dụng chung một bộ “mã” như thế thì mới có thể giao tiếp được với nhau.

Cho nên không có chuyện “tại sao cái con trâu lại viết là con trâu?”. Ai học nói và viết tiếng Việt thì đều phải biết “trâu” chỉ con vật nào.

Ngôn ngữ mang tính quy ước

Bất cứ ngôn ngữ nào trên thế giới cũng đều theo quy luật này. Học một ngôn ngữ mới như trẻ con học tiếng mẹ đẻ, hay học một ngoại ngữ là học chấp nhận cái mà cộng đồng của ngôn ngữ đó quy ước. Nó bất chấp những bất hợp lý nào đó.

Cộng đồng người nói tiếng Việt, trải qua quá trình sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, quy ước viết “hàng xóm” chứ không phải “hàng sóm” để chỉ những người sống gần nhà mình. Người Anh thì viết scarborough, rất “thừa chữ cái” nhưng đọc thì lại một nẻo. Nhưng người Việt và người Anh đã chấp nhận cái quy ước ấy là bộ “mã” chung và không ai thắc mắc. Ai muốn học chúng như ngoại ngữ thì chỉ việc “chấp hành”.

Đừng quên rằng người Trung Quốc từng thử cải tiến thay thế chữ tượng hình tượng ý của họ bằng chữ Latinh, nhưng không thể vì nhiều lý do, mà một trong những lý do là tính quy ước quá cao.

Tiếng Việt là ngôn ngữ thanh điệu hay tượng thanh?

Tiếng Việt được giới ngôn ngữ học thế giới xếp vào nhóm ngôn ngữ thanh điệu (tonal language) khu biệt nó với nhóm ngôn ngữ ngữ điệu (intonational language). Ngôn ngữ thanh điệu dùng thanh khác nhau (tiếng Việt có sáu thanh) để phân biệt nghĩa: Ma (con ma) - Mà (thế mà) - Má (ba má) - Mã (đẹp mã) - Mả (mả tổ) - Mạ (cây mạ).

Nhận xét như TS Bùi Hiền cho rằng tiếng Việt là ngôn ngữ “tượng thanh” (onomatopoeic) là không phù hợp. 

Thuật ngữ “tượng thanh” thường dùng để chỉ đơn vị nhỏ hơn, đó là hiện tượng có trong nhiều ngôn ngữ khác nhau. Ví dụ, những từ được in nghiêng sau đây là từ tượng thanh, tức là mô phỏng âm thanh nào đó: “Mưa rơi tí tách ngoài hiên”, “Anh ta hôn đánh chụt một cái lên má thằng bé”, “Hắn húp đánh xoạt hết bát cháo"… “The vehicle skidded to a halt”, “The car splashed by”... 

Sinh ngữ luôn vận động, điều chỉnh và hoàn thiện trong quá trình sử dụng. Cho đến nay tiếng Việt hoàn thiện theo quan điểm nó là sản phẩm mang tính quy ước được cộng đồng người Việt chấp nhận và sử dụng, diễn đạt được mọi tư duy, khái niệm cũ hay mới... của người Việt.

Có thể trong tương lai khi một nhóm người Việt theo tàu vũ trụ lên định cư ở một hành tinh mới, như sao Hỏa chẳng hạn, những người này có thể cải tiến tiếng Việt. Tựa như tiếng Anh của Vương quốc Anh khi cùng di dân sang bắc Mỹ cũng có những cải tiến chữ viết cho đơn giản hơn, ví dụ neighbour thành neighbor, theatre thành theater, hay thậm chí through thành thru trong giao dịch phi trạng trọng…

Trên quê hương mới, người ta có thể sáng tạo ra ngôn ngữ mới.

PGS Bùi Hiền giải thích lý do đề xuất thay đổi chữ quốc ngữ.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 7745
  1. Nếu cải tiến “Tiếq Việt” thì tên ông bà, ông vải cũng thay đổi
  2. 7 vấn đề rút ra từ công trình nghiên cứu “Tiếq Việt”
  3. Đề xuất cải tiến Tiếng Việt thành ‘Tieeqx Vieeth’: Gây tổn hại văn hóa, tốn kém cho xã hội
  4. Chính phủ không có chủ trương cải tiến chữ quốc ngữ
  5. Tâm thư của sĩ quan QĐND Việt Nam gửi PGS. TS Bùi Hiền nhận mưa lời khen từ dân mạng
  6. GS Trần Đình Sử lên tiếng phản bác PSG Bùi Hiền: Đề xuất của ông có tính hủy hoại Văn Hóa
  7. Mấy ý kiến về cải cách chữ viết
  8. Tiến sĩ Đoàn Hương nói gì khi bị cho là phát ngôn: “Đám quần chúng ném đá Tiếq Việt”?
  9. Bộ Giáo dục lên tiếng việc “đề xuất Tiếq Việt“ gây sốc dư luận
  10. Giáo viên nói gì về đề xuất cải cách chữ quốc ngữ của PGS.TS Bùi Hiền?
  11. Đề xuất cải tiến chữ Tiếng Việt đang gây tranh cãi, loạt sao bất ngờ lên tiếng
  12. Nếu cải tiến tiếng Việt, hàng triệu người dân phải đi học từ đầu
  13. ‘Chết cười’ tên sao Việt khi được viết bằng Tiếq Việt: Ngọc Trinh thành ‘Qọk Cin’
  14. Đừng làm mất đi tinh hoa của Tiếng Việt
  15. Thử đổi tên mình theo bộ Tiếng Việt mới, dân mạng hoang mang vì quá rối
  16. Tin tốt lành 28/1: Tiếq Việt sẽ wế này nếu cúq ta kải kác weo Fó Záo Sư Bùi Hiền
  17. Đôi dòng về những lần cải tiến chữ quốc ngữ Việt
  18. Đề xuất cải tiến chữ viết: Đừng vội ‘ném đá’!
  19. Cải cách kiểu ‘Luật Záo zụk’ liệu có đáng không!
  20. Bùng nổ làn sóng tranh cãi cải tiến tiếng Việt
  21. Tranh cãi về cải tiến chữ quốc ngữ
Video và Bài nổi bật