Thử đổi tên mình theo bộ Tiếng Việt mới, dân mạng hoang mang vì quá rối

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nếu sử dụng bộ Tiếng Việt mới của PGS.TS Bùi Hiền, họ và tên của chúng ta sẽ bị thay đổi. Ví dụ: ’Vũ Thị Thanh Thủy’ sẽ đổi thành ’Vũ Wị Wan’ Wủy’; ’Nguyễn Trung Dũng’ sẽ đổi thành ’Quyễn Cuq Zuxq’...
Thử đổi tên mình theo bộ Tiếng Việt mới, dân mạng hoang mang vì quá rối
Chữ viết rút gọn được không đáng kể.

Mới đây, đề xuất cải tiến cách viết tiếng Việt của PGS.TS Bùi Hiền – nguyên Phó Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội đang khiến nhiều người tranh luận sôi nổi.

Nhiều người đã thử dùng ứng dụng trên mạng xã hội để đổi tên của mình theo bộ tiếng Việt mới. Nếu áp dụng theo quy tắc này, tên của các bạn sẽ có sự biến đổi như sau:

Nhiều người còn không phát âm đúng được với cách viết mới.

Cả họ tên đều bị biến đổi hết cả.

Một số bạn cho rằng cách viết này khá khó.

Nếu nhìn lướt qua có thể các bạn sẽ không đọc được ngay tên của mình.

‘N, ng’ được đổi lại thành ‘Q’.

‘Ng’ thành ‘Q’, ‘Nh’ thành ‘N’.

Một số ý kiến cho rằng nếu viết thế này rất khó phát âm.

Nếu không để tên cũ đi kèm, bạn không thể đọc được đúng không?

Thành một cái tên khác luôn!

Thông qua công cụ này, nhiều người đã có họ tên đầy đủ theo cách viết của bộ tiếng Việt mới. Tuy nhiên, phản ứng đầu tiên của hầu hết mọi người sau khi nhận được ‘họ tên’ mới là hoang mang, lo lắng.

‘Nếu đổi thành như này không biết đọc kiểu gì?’

‘Nhìn rắc rối lắm, mình cũng thấy đâu có rút ngắn hơn được là mấy?’

‘Đề xuất này để dành cho mấy bạn teen teen viết nhật ký yêu đương hẹn hò thì bố mẹ còn lâu mới biết được’.

Hiện tại, rất nhiều dân mạng cũng đang tò mò sử dụng ứng dụng mới này của mạng xã hội.


Những ngày gần đây, đề xuất thay đổi chữ Tiếng Việt nhận được sự quan tâm của dư luận. Theo đó, PGS.TS Bùi Hiền (Nguyên Phó Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội) đề xuất thay đổi giá trị âm vị của 11 chữ cái hiện có: C = Ch, Tr; D = Đ; G = G, Gh; F = Ph; K = C, Q, K; Q = Ng, Ngh; R = R; S = S; X = Kh; W =Th; Z = d, gi, r. Vì âm ‘nhờ’ (nh) chưa có ký tự mới thay thế, nên trong văn bản trên tạm thời dùng kí tự ghép n’ để biểu đạt.

Ông đưa ra ví dụ:

LUẬT GIÁO DỤC

Điều 7. Ngôn ngữ dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác; dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số; dạy ngoại ngữ.

1. Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Căn cứ vào mục tiêu giáo dục và yêu cầu cụ thể về nội dung giáo dục, Thủ tướng chính phủ quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác.

2. Nhà nước tạo điều kiện để người dân tộc thiểu số được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến thức khi học tập trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Viết theo kiểu cải tiến sẽ thành:

LUẬT ZÁO ZỤK

Diều 7. Qôn qữ zùq coq n’à cườq và kơ sở záo zụk xák; zạy và họk tiếq nói, cữ viết kủa zân tộk wiểu số; zạy qoại qữ.

1. Tiếq Việt là qôn qữ cín’ wứk zùq coq n’à cườq và kơ sở záo zụk xák. Kăn kứ vào mụk tiêu záo zụk và yêu kầu kụ wể về nội zuq záo zụk, Wủ tướq cín’ fủ kuy dịn’ việk zạy và họk bằq tiếq nướk qoài coq n’à cườq và kơ sở záo zụk xák.

2. N’à nướk tạo diều kiện dể qười zân tộk wiểu số dượk họk tiếq nói, cữ viết kủa zân tộk mìn’ n’ằm zữ zìn và fát huy bản sắk văn hoá zân tộk, zúp co họk sin’ qười zân tộk wiểu số zễ zàq tiếp wu kiến wứk xi họk tập coq n’à cườq và kơ sở záo zụk xák. Việk zạy và họk tiếq nói, cữ viết kủa zân tộk wiểu số dượk wựk hiện weo kuy dịn’ kủa Cín’ fủ.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 7745
  1. Hai lý do không cần thay đổi chữ viết tiếng Việt
  2. Nếu cải tiến “Tiếq Việt” thì tên ông bà, ông vải cũng thay đổi
  3. 7 vấn đề rút ra từ công trình nghiên cứu “Tiếq Việt”
  4. Đề xuất cải tiến Tiếng Việt thành ‘Tieeqx Vieeth’: Gây tổn hại văn hóa, tốn kém cho xã hội
  5. Chính phủ không có chủ trương cải tiến chữ quốc ngữ
  6. Tâm thư của sĩ quan QĐND Việt Nam gửi PGS. TS Bùi Hiền nhận mưa lời khen từ dân mạng
  7. GS Trần Đình Sử lên tiếng phản bác PSG Bùi Hiền: Đề xuất của ông có tính hủy hoại Văn Hóa
  8. Mấy ý kiến về cải cách chữ viết
  9. Tiến sĩ Đoàn Hương nói gì khi bị cho là phát ngôn: “Đám quần chúng ném đá Tiếq Việt”?
  10. Bộ Giáo dục lên tiếng việc “đề xuất Tiếq Việt“ gây sốc dư luận
  11. Giáo viên nói gì về đề xuất cải cách chữ quốc ngữ của PGS.TS Bùi Hiền?
  12. Đề xuất cải tiến chữ Tiếng Việt đang gây tranh cãi, loạt sao bất ngờ lên tiếng
  13. Nếu cải tiến tiếng Việt, hàng triệu người dân phải đi học từ đầu
  14. ‘Chết cười’ tên sao Việt khi được viết bằng Tiếq Việt: Ngọc Trinh thành ‘Qọk Cin’
  15. Đừng làm mất đi tinh hoa của Tiếng Việt
  16. Tin tốt lành 28/1: Tiếq Việt sẽ wế này nếu cúq ta kải kác weo Fó Záo Sư Bùi Hiền
  17. Đôi dòng về những lần cải tiến chữ quốc ngữ Việt
  18. Đề xuất cải tiến chữ viết: Đừng vội ‘ném đá’!
  19. Cải cách kiểu ‘Luật Záo zụk’ liệu có đáng không!
  20. Bùng nổ làn sóng tranh cãi cải tiến tiếng Việt
  21. Tranh cãi về cải tiến chữ quốc ngữ
Video và Bài nổi bật