Khí tài lạ trên máy bay Nhật Bản khiến Trung Quốc ‘giật mình’

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Không quân Nhật Bản vừa “vô tình“ để lộ một bức ảnh về chiếc máy bay đặc biệt được cải tiến từ khung gầm vận tải cơ Kawasaki C-2.
Khí tài lạ trên máy bay Nhật Bản khiến Trung Quốc ‘giật mình’
Hình ảnh máy bay trinh sát điện tử RC-2 của Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản vừa được công bố

Hình ảnh của nó đã được những người đam mê nhiếp ảnh chụp lại.

Lúc này vẫn chưa có tên định danh chính thức, tuy nhiên, khả năng cao đây là máy bay trinh sát điện tử RC-2. Nhiệm vụ của chiếc phi cơ trên là thu thập thông tin tình báo từ trên không.

Như đã biết, trái đất là thể cầu hình elip bán với kính bình quân 6.370 km. Khi đứng trên mặt đất, trực tiếp quan sát ở phía xa thì cự ly nhìn thẳng tối đa chỉ vào khoảng 5 - 6 km, còn nếu đứng trên núi cao thì đường chân trời sẽ mở rộng rất nhiều.

Nếu bố trí một trạm vô tuyến điện trên mặt đất, dùng máy thu trinh sát điện tử để thu tín hiệu thì chúng đều phải cao hơn mặt đất tối thiểu 1 m và máy thu chỉ có thể thu được trong phạm vi 9 km. Ở ngoài phạm vi này tín hiệu sẽ bị mất do sóng vô tuyến điện trong không gian truyền đi theo đường thẳng.

Thuyết minh giới thiệu tính năng của RC-2 do Bộ Quốc phòng Nhật Bản công bố

Để khắc phục hạn chế trên, nếu thiết bị trinh sát điện tử được lắp đặt trên máy bay sẽ không những có được tầm nhìn rộng mà tính năng cơ động cũng rất tốt.

Giả sử độ cao của máy bay là 9 km, lấy máy bay làm trung tâm thì các tín hiệu trong phạm vi 400 km2 đều có thể trinh sát thu nhận được.

Với tốc độ trung bình của máy bay là 800 km/h thì trong một giờ đồng hồ sẽ có thể trinh sát được các loại tín hiệu vô tuyến trong phạm vi 640.000 km2. Đây là điều mà trạm trinh sát mặt đất không thể so sánh được.

Khí tài đặc biệt trang bị cho máy bay trinh sát điện tử RC-2 của Nhật Bản

Điểm khác biệt giữa RC-2 và C-2 đó là phiên bản máy bay trinh sát điện tử được tích hợp thêm hai "khối lồi" trên lưng và cánh đuôi đứng, đây là khoang chứa thiết bị như ăng ten, hệ thống thu thập tín hiệu điện tử và thiết bị thông tin liên lạc.

Bên cạnh đó, phần mũi của chiếc RC-2 cũng có kích thước lớn hơn rất nhiều so với nguyên bản. Việc bổ sung số lượng lớn thiết bị như trên cho thấy tính năng của RC-2 dự báo sẽ rất "khủng".

Chiếc RC-2 với phần mũi được mở rộng so với nguyên bản

Giới phân tích cho rằng Nhật Bản đang tiến hành sản xuất ít nhất 4 chiếc máy bay trinh sát điện tử RC-2, chúng dự kiến chính thức hoạt động từ tháng 2/2018 và sẽ thay thế loại YS-11EB sử dụng động cơ cánh quạt đã lạc hậu.

Máy bay trinh sát điện tử YS-11EB sắp được Nhật Bản cho nghỉ hưu

Việc Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản sắp tiếp nhận vào biên chế một khí tài tối tân như RC-2 chắc chắn sẽ khiến Không quân và Hải quân Trung Quốc phải dè chừng khi tiến hành các hoạt động trên biển Đông và biển Hoa Đông, nếu không muốn bị chiếc RC-2 này "bắt bài" các tham số quan trọng.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật