Ấn Độ trong chính sách Nam Á mới của Mỹ

Star Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson tuyên bố chính quyền Donald Trump quyết định tăng cường mối quan hệ với Ấn Độ ở mức cao để đảm bảo khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương sẽ tiếp tục duy trì sự tự do và cởi mở.
Ấn Độ trong chính sách Nam Á mới của Mỹ
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson

Ông Tillerson còn chỉ trích rõ rằng Trung Quốc không bảo vệ khu vực (như Ấn Độ đã làm) mà còn làm suy yếu trật tự quốc tế vốn dựa trên các nguyên tắc.

Trong bài phát biểu với tựa đề “Xác định mối quan hệ Mỹ-Ấn trong thế kỷ tiếp theo”, ông Tillerson nói: “Nhìn về tương lai 100 năm tới, việc tiếp tục duy trì tự do và cởi mở ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương nằm ở vị trí hạt nhân lịch sử chung của chúng ta (Mỹ và Ấn Độ) là điều rất quan trọng”.

Theo báo Liêp hợp buổi sáng của Singapore có chi nhánh tại Hong Kong, trước chuyến thăm đầu tiên đến Ấn Độ trong vai trò Ngoại trưởng Mỹ, ông Tillerson đã giải thích lý do chính quyền Trump quyết định tăng cường quan hệ đối tác chiến lược Mỹ - Ấn ở mức cao, đó là bởi hai nước Mỹ và Ấn Độ ngày càng hội tụ nhiều lợi ích chiến lược chung nên đương nhiên sẽ trở thành đối tác mang tính toàn cầu.

Trong chính sách Nam Á mới của Mỹ mà ông Tillerson phác họa, ý đồ của Mỹ thông qua việc tăng cường quan hệ đối tác chiến lược với Ấn Độ để chống lại Bắc Kinh là rất rõ ràng.

Bên cạnh việc ca ngợi Ấn Độ duy trì trật tự quốc tế dựa trên các nguyên tắc và “bảo vệ chủ quyền của các nước khác trong khuôn khổ trật tự quốc tế”, ông Tillerson cũng thẳng thừng nói rằng Trung Quốc mặc dù cũng được hưởng lợi từ trật tự quốc tế giống như Ấn Độ, nhưng lại không có trách nhiệm như Ấn Độ, thậm chí có lúc còn gây tổn hại tới trật tự này.

Ông nói: “Hành vi khiêu khích của Trung Quốc ở Biển Đông đã tạo ra một thách thức trực tiếp đối với luật pháp và các quy tắc quốc tế mà Mỹ và Ấn Độ là đại diện.

Mỹ theo đuổi một mối quan hệ mang tính xây dựng với Trung Quốc, nhưng khi Trung Quốc đang cố gắng lật đổ chủ quyền của các nước láng giềng và đặt Mỹ cũng như đồng minh của Mỹ vào thế bất lợi, chúng ta (Mỹ và Ấn Độ) sẽ không rút lui khỏi thách thức đối với trật tự dựa trên các quy tắc đến từ Trung Quốc".

Ông Tillerson còn khẳng định Mỹ “phải hợp tác với Ấn Độ để đảm bảo rằng khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương sẽ ngày càng trở thành một nơi hòa bình, ổn định và thịnh vượng, chứ không biến thành một nơi hỗn loạn, xung đột với nền kinh tế mang tính cướp bóc”. Điều này không khác gì tố cáo Trung Quốc có hành vi cướp bóc kinh tế trong khu vực.

John Hamre, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, cho rằng tuyên bố của ông Tillerson là “một sự biểu đạt rất thú vị".

Giải thích cho điều này, ông Tillerson cho biết, một số quốc gia, đặc biệt là Trung Quốc, có các hoạt động kinh tế ở một số nước trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, bao gồm việc mang lại cơ chế hỗ trợ tài chính cho các dự án cơ sở hạ tầng, đưa các nước này vào tình trạng nợ nần chồng chất, đồng thời cũng không tạo ra được nhiều việc làm cho nền kinh tế địa phương.

Ông Tillerson cũng viện dẫn kinh nghiệm của mình trên thương trường rằng việc lựa chọn đối tác của bạn là rất quan trọng. Ông cho biết Mỹ sẽ phát triển một "mối quan hệ quan trọng" với Trung Quốc, nhưng Mỹ không thể phát triển mối quan hệ với Trung Quốc tương tự như mối quan hệ Mỹ - Ấn.

Trước đó, ngày 18/10, hãng AFP cho biết Mỹ tuyên bố sẽ ưu tiên hợp tác với Ấn Độ nhiều hơn so với Trung Quốc trong thế kỷ tới để thúc đẩy một khu vực châu Á-Thái Bình Dương “tự do và rộng mở” do các nền dân chủ thịnh vượng dẫn đầu.

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson, nhân vật được Tổng thống Donald Trump giao trách nhiệm lãnh đạo ngành ngoại giao Mỹ, cũng nhân dịp này so sánh Mỹ và Ấn Độ - “hai nền dân chủ lớn nhất thế giới” - với Trung Quốc.

Washington và New Delhi từ lâu đã xây dựng mối quan hệ vững chắc hơn, nhưng ông Tillerson nêu ra một trong những ví dụ rõ ràng nhất, đó là “các giá trị chung” làm nền móng cho mối quan hệ này đã làm cho Ấn Độ và Mỹ là đối tác lý tưởng của nhau.

Bài diễn văn của ông Tillerson còn được coi như một lời cảnh báo đối với Trung Quốc, rằng Washington sẽ xây dựng các liên minh khu vực để chống lại sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc, đồng thời thúc đẩy thương mại tự do và các tuyến đường biển rộng mở. Ông nói: “Mỹ và Ấn Độ đang ngày càng trở thành đối tác toàn cầu của nhau với nhiều điểm chung về chiến lược”.

Dự báo về mối quan hệ trong 100 năm tới, Ngoại Trưởng Tillerson phát biểu: “Nhân dân Ấn Độ và Mỹ không chỉ yêu chuộng dân chủ, mà còn có chung tầm nhìn về tương lai”.

Hứa hẹn rằng một khu vực “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở” sẽ thịnh vượng và an ninh hơn, ông Tillerson thúc giục Ấn Độ - một nước có nhiều luật bảo hộ - hãy mở cửa biên giới lớn hơn cho thương mại khu vực, và thương mại với Mỹ.

Tuy nhiên, những lời chỉ trích gay gắt nhất của ông Tillerson được dành cho Trung Quốc, nền kinh tế khổng lồ ở châu Á, là đối thủ gần nhất với Ấn Độ có dân số cực lớn và có thể cũng là đối thủ của Mỹ, hiện vẫn là nền kinh tế hàng đầu của thế giới.

Ông nói: “Trung Quốc, trong khi trỗi dậy cùng với Ấn Độ, song lại làm như vậy một cách ít có trách nhiệm hơn, và đôi khi làm suy yếu trật tự quốc tế dựa trên luật lệ. Các hành động khiêu khích của Trung Quốc ở Biển Đông trực tiếp thách thức luật pháp và các chuẩn mực quốc tế mà cả Mỹ lẫn Ấn Độ đều ủng hộ”.

Một quan chức cao cấp của Bộ Ngoại giao Mỹ đề nghị giấu tên nói với các phóng viên về các chủ đề chính của bài diễn văn. Vị này nói ý tưởng về một “Thái Bình Dương Mới” là một ưu tiên của cả ông Trump lẫn ông Tillerson.

Nói một cách cụ thể, điều này có nghĩa là có một sự dàn xếp 4 bên gồm Australia, Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ hợp tác để “neo giữ” khu vực vô cùng rộng lớn này, và đồng thời, đặt ra các tiêu chuẩn về thương mại và an ninh. Không nêu rõ ra, nhưng kế hoạch này không bao gồm Trung Quốc.

Giữa lúc Ấn Độ từ từ trỗi dậy để trở thành một nền kinh tế hùng mạnh, nước này đã tránh tham gia các liên minh phức tạp, mà thay vào đó, muốn duy trì mối quan hệ thận trọng với cả Washington lẫn Bắc Kinh, tuy nhiên ông Trump đã xây dựng mối quan hệ nồng ấm với Thủ tướng Narendra Modi

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật