Đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ngày càng được nâng cao

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Những năm qua, thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước ta đã gặt hái được nhiều thành tựu rất đáng tự hào. Trong những thành tựu ấy có vai trò và sự đóng góp to lớn của đồng bào các dân tộc thiểu số. Và không phải ai khác, chính đồng bào đđã và đang được thụ hưởng những thành quả do sự nghiệp đổi mới mang lại.
Đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ngày càng được nâng cao
bản làng dưới chân núi Cô Tiên (Quản Bạ - Hà Giang) ngày càng đổi mới, trở thành điển du lịch hấp dẫn Ảnh : Trần Qu

Vùng dân tộc và miền núi nước ta chiếm gần ¾ diện tích tự nhiên, bao gồm 19 tỉnh miền núi vùng cao, 23 tỉnh có miền núi và 10 tỉnh đồng bằng có đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống. Các dân tộc ở nước ta có quy mô dân số và trình độ phát triển kinh tế- xã hội không đều nhau. Nhiều dân tộc đã đạt đến trình độ cao về phát triển kinh tế- xã hội, nhưng cũng còn một số dân tộc vẫn ở trình độ phát triển rất thấp.

Ngày 27/12/1989, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 22-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi. Đây là Nghị quyết quan trọng về công tác dân tộc, xây dựng chính sách dân tộc và phát triển kinh tế - xã hội, thay đổi tư duy trong chính sách phát triển vùng dân tộc và miền núi trong thời kỳ đất nước bắt đầu công cuộc đổi mới. Cụ thể hoá Nghị quyết quan trọng trên, hàng loạt chương trình, chính sách, dự án đã được triển khai ở vùng nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số như: Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng cao phía Bắc, Chương trình xóa đói giảm nghèo, Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc, miền núi, biên giới và vùng sâu, vùng xa (Chương trình 135), các chương trình Quốc gia về giáo dục, y tế, văn hóa, nước sạch và vệ sinh môi trường, Chương trình phủ sóng phát thanh, truyền hình, cấp báo tạp chí đến các xã đặc biệt khó khăn. Trong quá trình tổ chức thực hiện các chương trình trên, nhiều phong trào thi đua yêu nước được cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể phát động đã thu hút được sự tham gia của đồng bào các dân tộc như: “Giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo”, “Thi đua sản xuất kinh doanh giỏi”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, “Xóa mù chữ, phổ cập tiểu học”, “Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc”…

Nhờ thực hiện hệ thống chính sách dân tộc, các chương trình, dự án, với nguồn đầu tư ngày càng tăng của Nhà nước và cố gắng, nỗ lực của đồng bào các dân tộc, công tác dân tộc ở nước ta đã thu được nhiều thành quả quan trọng: kinh tế - xã hội vùng dân tộc phát triển nhanh, đời sống đồng bào các dân tộc được cải thiện nhiều. Đến nay đã có 98,5% xã đặc biệt khó khăn có đường ô tô đến trung tâm xã. Mạng lưới điện quốc gia về các xã đặc biệt khó khăn được đầu tư phát triển nhanh chóng: 100% số huyện và 95% xã có điện, trên 70% số hộ được dùng điện... Đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào không ngừng được nâng lên. Đã có 95% số xã đặc biệt khó khăn có trạm truyền thanh, nhiều xã có trạm truyền thanh, phát thanh bằng tiếng dân tộc. 90% số xã có điện thoại, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt. Đặc biệt công tác bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống được coi trọng, tiến hành đồng bộ việc xây dựng hương ước, quy ước làng, bản văn hoá với xoá bỏ những tập tục lạc hậu. Nhiều Ngày hội văn hóa các dân tộc được tổ chức ở các khu vực Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long... và Ngày hội văn hóa của một số dân tộc: Chăm, Hoa, Mông, Khmer... Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Về giáo dục, 100% các xã đặc biệt khó khăn có trường tiểu học, nhà mẫu giáo và các lớp bán trú dân nuôi. Các bản ở xa trung tâm đều có lớp cắm bản, xoá bỏ toàn bộ tình trạng 3 ca. 90 - 95 % trẻ em trong độ tuổi đến trường. 90% xã đặc biệt khó khăn có trường trung học cơ sở kiên cố cấp 4 trở lên, các trường đều được tăng cường về cơ sở vật chất kỹ thuật, tạo điều kiện để đảm bảo chất lượng dạy và học. 100% các huyện đều có trường trung học phổ thông. Ở một số huyện vùng cao, vùng sâu, vùng xa có các trường Phổ thông Dân tộc nội trú và trường bán trú dân nuôi tại các cụm xã. 71% xã đặc biệt khó khăn hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và 80% xã đặc biệt khó khăn hoàn thành phổ cập trung học cơ sở. Đến năm học 2008-2009, đã có 285 trường phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn 49 tỉnh, thu hút trên 84.000 học sinh theo học. Công tác cử tuyển con em đồng bào dân tộc đi đào tạo ở các trường cao đẳng, đại học được các địa phương rất quan tâm. Sau 15 năm thực hiện chế độ cử tuyển, các địa phương đã phối hợp với các trường tuyển được 20.590 học sinh là con em các dân tộc vào học tại các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp.

Sự nghiệp y tế cũng phát triển mạnh, hiện nay, 100% các huyện đã có trung tâm y tế và bác sỹ, cán bộ y tế. Hầu hết các xã đặc biệt khó khăn đã có trạm y tế và y sỹ. Đa số thôn bản đã có cán bộ y tế làm nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho đồng bào. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng đã giảm xuống dưới 25%, đại đa số đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng muối iốt phòng chống bệnh bướu cổ. dịch sốt rét ở vùng dân tộc thiểu số đã được ngăn chặn.

Hệ thống chính trị các cấp được củng cố, tổ chức cơ sở Đảng, các đoàn thể nhân dân được kiện toàn, đội ngũ cán bộ nhất là cán bộ dân tộc thiểu số đã có những bước trưởng thành. Đến nay đã có 90% thôn, bản ở các tỉnh Tây Bắc có chi bộ. Tỷ lệ cán bộ người dân tộc thiểu số trong hệ thống chính quyền các cấp ngày càng được nâng lên. Đại biểu là người dân tộc thiểu số trong Quốc hội khóa XII là 17,65%; trong Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh nhiệm kỳ 2004 - 2011 là 20,53%, cấp huyện là 20,18%, cấp xã là 24,4%. Tỷ lệ cán bộ là người dân tộc thiểu số trong UBND cấp tỉnh chiếm 10,9%, cấp huyện 11,32%, cấp xã 17,9%. Đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số không những tăng về số lượng mà cả chất lượng. Số cán bộ có trình độ đại học và trên đại học tăng lên rất nhiều so với các nhiệm kỳ trước.

Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ nòng cốt, người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc thiểu số được quan tâm. Nhiều địa phương đã có chính sách chi trả phụ cấp cho các trưởng thôn, bản, bí thư các chi bộ, tổ chức các hội nghị với các già làng, trưởng thôn, bản và những người có uy tín trong dòng họ để nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của đồng bào.

Hơn 20 qua, những thành tựu trong sự nghiệp đổi mới của đất nước có vai trò đóng góp to lớn của các dân tộc thiểu số và không phải ai khác, chính đồng bào đang được thụ hưởng những thành quả lớn lao mà sự nghiệp đổi mới đất nước mang lại./.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật