Thanh Ngoan: Tự mình cũng phải biết rút lui đúng lúc

Jeuner_rosier Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Gặp nghệ sĩ Thanh Ngoan ngoài đời, không ít người bị cuốn hút vào cách nói vui tươi dí dỏm đầy thông minh giống như chị trên sân khấu hài. Còn khi bàn tới công việc chị lại là một người khá thẳng thắn và nghiêm túc
Thanh Ngoan: Tự mình cũng phải biết rút lui đúng lúc
Thanh Ngoan

- Đã lâu ít thấy chị xuất hiện trên sân khấu hài. Phải chăng sân khấu hài không còn hấp dẫn nữa hay chị đang để tâm “chăm chút” cho một sân chơi nghệ thuật nào khác?

-
Không đúng. Bởi trong con người cũng như các vai diễn mà tôi góp mặt bao giờ cũng có yếu tố hài đồng hành song song bên cạnh các loại hình sân khấu khác. Chỉ có điều, thời gian gần đây tôi luôn phải làm việc trong quỹ thời gian khá hạn hẹp. Ngoài thời gian diễn trên sân khấu, tôi còn làm công tác quản lý, phần nữa vì muốn trau dồi thêm chút kiến thức về lý luận nên tham gia học cả lớp  đạo diễn. Vì thế Thanh Ngoan muốn dành thời gian tập trung cho công việc mà mình để tâm theo đuổi nhất. Sân khấu có câu “Thầy già con hát trẻ”, đôi khi tự mình cũng phải biết rút đúng lúc.

- “Sắm vai” trong nhiều lĩnh vực nghệ thuật: hát chèo, hát xẩm, tiểu phẩm hài… và bây giờ là một người quản lý, chị cho rằng mình “sắm vai” nào là hợp nhất? 

- Bạn thấy đấy, tôi hát chèo cũng rất Thanh Ngoan, hát xẩm, diễn hài cũng rất Thanh Ngoan và bây giờ làm quản lý thì vẫn là… Thanh Ngoan thôi (cười)

- Với âm nhạc truyền thống, chị có nghĩ rằng hiện nay chúng ta đang làm công tác bảo tồn nhiều hơn là phát triển?

- Đúng là chúng ta đang làm công tác bảo tồn, còn phát triển đôi khi còn chưa rõ định hướng. Bây giờ mới chỉ đang cố gắng bảo tồn mà thôi. Bởi nhiều người được giao công tác bảo tồn còn chưa triển khai đúng, chưa hiểu rõ cội rễ của nghệ thuật truyền thống để vạch ra được lối đi chính xác. Nếu như bảo tồn là vấn đề thuộc về bản sắc còn chưa xong mà đã vội phát triển thì thật sự chưa ổn. Nhưng trong thực tế này thì bảo tồn được nghệ thuật truyền thống cũng đã là tuyệt vời rồi.

- Hiện nay, thu nhập của ca sĩ hát nhạc trẻ cao hơn nhiều so với những nghệ sĩ hát chèo, hát xẩm... Chị có thấy chạnh lòng không?  

- Nghệ thuật truyền thống hay hiện đại cũng như là một mặt hàng và đã là mặt hàng thì bạn có quyền chọn những gì mà mình thích. Nếu chúng ta quy ước thành một “món ăn” thì sẽ tạm hình dung thế này: Xẩm, ca trù, chèo, chầu văn… với khách hàng hiện nay chẳng khác gì một món ăn “khó nhằn” đặc biệt là với giới trẻ.

Trong nhiều show diễn, tôi từng tham gia với ca sĩ trẻ có tên là “Nguyễn thị nứt mắt” (…), họ được trả cát sê trên chục triệu, còn tôi chỉ có trên dưới một triệu và điều đó là chuyện bình thường. Trên mọi sân khấu, ngoài yếu tố về nghệ thuật thì việc thu hút được đông khán giả với nhà tổ chức cũng là một hình thức kinh doanh. Đã là kinh doanh phải tính toán đến lợi nhuận chứ! 

- Nhiều làn điệu xẩm thường được ngẫu hứng ứng tác. Khi hát xẩm chị đã bao giờ làm việc này chưa?

- Có một làn điệu xẩm thường được các nghệ sĩ ứng tác là “Xẩm sai”-  được xuất phát từ thầy cúng mà trong đó ở trong chèo đã có. Đi diễn ở đâu, gặp những hoàn cảnh cụ thể chúng tôi đều có thể ngẫu hứng ứng tác. Nhiều khi hát xong rồi quên nhưng cũng có bài lại được nhiều người rất nhớ!

Theo Tintuconline

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật