“Thần y” chữa rắn cắn

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Có một người đàn ông dân tộc Vân Kiều lâu nay được nhiều người dân trong và ngoài tỉnh Quảng Trị biết đến như một “thần y” thực sự. Chỉ bằng viên đá lạ kết hợp với những bài thuốc huyền bí của mình, ông đã cứu mạng cho hàng trăm người không may bị rắn độc cắn. Đó là thầy Hồ Văn Cẩn ở thôn Ba Ze, xã Linh Thượng, huyện Gio Linh, Quảng Trị.
“Thần y” chữa rắn cắn
Bà Hồ Thị Liên (vợ ông Cẩn) coi viên đá như báu vật luôn mang bên mình

CHUYỆN LẠ CÓ THẬT
Cách thị trấn Cam Lộ 18km về phía tây, theo đường mòn Hồ Chí Minh chúng tôi đến xã Linh Thượng, huyện Gio Linh. Hỏi thăm nhà ông Cẩn ngay từ đầu xã ai cũng biết, họ nói về ông với ánh mắt đầy tự hào và tôn kính. Người đàn ông tên Thứ tự nguyện dẫn đường thỉnh thoảng ngoái đầu lại nói: “Bằng viên “ngọc rắn” và những bài thuốc lấy từ lá rừng, rễ cây, ông Cẩn đã cứu sống rất nhiều người trong xã. Ông được người dân ở đây gọi là “thầy phù thủy”. Hễ có ai gặp nạn, không kể ngày đêm ông đều tận tình đến từng nhà cứu chữa mà không đòi hỏi công sá gì”.


CHUYỆN LẠ CÓ THẬT
Cách thị trấn Cam Lộ 18km về phía tây, theo đường mòn Hồ Chí Minh chúng tôi đến xã Linh Thượng, huyện Gio Linh. Hỏi thăm nhà ông Cẩn ngay từ đầu xã ai cũng biết, họ nói về ông với ánh mắt đầy tự hào và tôn kính. Người đàn ông tên Thứ tự nguyện dẫn đường thỉnh thoảng ngoái đầu lại nói: “Bằng viên “ngọc rắn” và những bài thuốc lấy từ lá rừng, rễ cây, ông Cẩn đã cứu sống rất nhiều người trong xã. Ông được người dân ở đây gọi là “thầy phù thủy”. Hễ có ai gặp nạn, không kể ngày đêm ông đều tận tình đến từng nhà cứu chữa mà không đòi hỏi công sá gì”.

Từ trung tâm xã đi qua một con đường lầy lội bùn đất, trước mắt chúng tôi là những ngôi nhà sàn san sát nằm tựa lưng vào dãy Trường Sơn. Biết có khách đến nhà, bà Hồ Thị Liên (vợ ông Cẩn) liền chạy sang ngôi nhà có hàng rào bên cạnh gọi lớn bằng tiếng Vân Kiều: “Choai quai, choai quai” (về cứu người). Nghe tiếng gọi, người đàn ông ngoài 60 tuổi, nước da ngăm đen, tóc điểm bạc, vội vã chạy về. Khi thấy chúng tôi có vẻ khỏe mạnh không hề có triệu chứng bị rắn cắn, ông Cẩn mới trấn tĩnh lại, mời khách vào nhà rồi ân cần nói: “Cứu người như cứu hỏa, đã nhiều người đến tận nhà bảo tôi đưa viên đá đi cứu người thân của họ. Nhìn qua sắc mặt, làn da là tôi biết người đó bị rắn độc hay rắn thường cắn”.


Ông Cẩn bên cây củ một có tác dụng chữa rắn cắn


Nói đoạn, ông lấy từ trong cạp quần ra chiếc hộp nhỏ đựng một viên đá màu đen, to bằng đầu ngón chân cái cho chúng tôi xem. Theo ông Cẩn, viên đá có được là do người cha quá cố để lại. Chung quanh viên “ngọc rắn” này đã có nhiều câu chuyện ly kỳ mà người dân trong thôn Ba Ze thường rỉ tai nhau. Riêng đối với ông Cẩn, điều mà ông còn nhớ, lưu giữ trong ký ức đó là vào đầu năm 1979, khi người cha lâm bệnh nặng đã thì thào gọi ông đến bên rồi lấy từ trong ngực áo ra một viên đá hơi dẹt, dặn dò chu đáo: “Sau này nếu không may bị rắn cắn, hãy lấy viên đá mài để uống hoặc chườm lên vết thương, sau đó đắp thêm các loại thuốc lấy từ cây rừng có tác dụng giải độc”.

Từ đó, nhiều người thôn Ba Ze đi rừng bị rắn cắn đã được ông Cẩn chữa lành, an toàn tính mạng. Đến nay, ông Cẩn đã cứu rất nhiều người, trong đó có hơn 200 người bị các loài rắn cực độc như hổ mang, hổ chúa, lục... cắn gây nguy hiểm đến tính mạng.
Người đầu tiên bị rắn cắn được ông Cẩn chữa khỏi là anh Nguyễn Văn Toản (ở xã Hải Thái, huyện Gio Linh). Khi anh Toản đi chăn trâu ngoài đồng thì vô tình dẫm lên con rắn lục. Anh kể: “Lần đó tôi bị rắn độc cắn mê man, được người nhà đưa về bệnh viện đa khoa Quảng Trị cấp cứu. Qua điều trị, bác sĩ đã lắc đầu vì chất độc phân tán toàn thân, người tím bầm. Tính mạng tôi chỉ còn là mành chỉ treo chuông. May lúc đó mẹ tôi nghe nói ông Cẩn có viên đá hút độc cứu người nên lặn lội tìm đến nhà chở ông về bệnh viện. Ông Cẩn đã dùng viên đá hút độc rắn, nín thở dùng miệng thổi ép chất độc trong c‌ơ th‌ể ra trước sự chứng kiến của nhiều y, bác sĩ”.


Anh Bùi Đình Dũng trước đây bị rắn cắn được ông Cẩn chữa trị


Trường hợp khác được ông Cẩn cứu chữa đó là chị Hồ Thị Lài (thôn Ba Ze, xã Linh Thượng, huyện Gio Linh). Tối hôm đó, chị đi chơi từ nhà mẹ đẻ về thì bị con rắn cạp nia cắn vào chân, vì vết thương nhỏ bằng mũi kim nghĩ bụng không trầm trọng nên chị không nói cho gia đình biết. Sau bốn tiếng chị Lài lên cơn sốt rồi lịm dần, nằm bất động. Anh Minh nhớ lại: “Tôi và mọi người lúc đó lo sợ quá nên tức tốc đưa vợ xuống bệnh viện huyện cấp cứu, các bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng kết quả chẳng khả quan lắm vì chất độc đã lan khắp”. May thay lúc đó anh Minh nhớ ra người thầy có viên “ngọc rắn” ở thôn Ba Ze. Anh tức tốc về mời ông Cẩn xuống bệnh viện gấp. Ông Cẩn đưa viên “ngọc rắn” đặt ngay lên vết thương rồi dùng các loại thuốc lấy từ lá cây rừng chườm khắp thân. Cứ thế sau ba tiếng đồng hồ chị Lài bắt đầu cử động, nhúc nhích tay chân, mắt mở, c‌ơ th‌ể dần phục hồi.
Tiếng lành đồn xa, hàng trăm người sau khi bị rắn cắn ở tỉnh Quảng Trị tìm đến nhà “thầy phù thủy” Hồ Văn Cẩn mong cứu được mạng sống. Thậm chí, người ở Quảng Bình có người nhà bị rắn cắn cũng tìm vào tận Linh Thượng vời ông Cẩn ra cứu sống.

HIỆN TƯỢNG BÍ ẨN
Chính công dụng chữa bệnh rắn cắn thần kỳ nên viên “ngọc rắn” được bà Hồ Thị Liên (vợ ông Cẩn) gói gém cẩn thận, cất trong chiếc hộp bằng kim loại luôn mang theo bên mình để khỏi bị mất. Vợ chồng ông quý viên đá như vật báu vô giá. Đã có nhiều người hành nghề Đông y nghe tiếng tìm đến nhà gạ mua với giá hàng chục triệu đồng nhưng ông Cẩn đều lắc đầu từ chối bởi họ phải giữ lại viên đá gia truyền này để cứu người, làm việc nghĩa.

Hiện tượng một viên đá màu đen chỉ to bằng ngón chân cái nhưng có thể cứu sống hàng trăm người không may bị rắn cắn đã làm nảy sinh nhiều giả thuyết khác nhau. Có người giải thích theo kiểu bí ẩn đầy màu sắc dị đoan như: trước kia, cha ông Cẩn may mắn lấy được viên đá từ trong bụng một con rắn già chết ở rừng sâu đại ngàn. Rắn khổng lồ, thành tinh hàng trăm năm nên công dụng chữa trị rất thiêng. Bên cạnh những câu chuyện được thêu dệt vẫn có những giả thuyết mang tính khoa học. Anh Bùi Văn Bắc, cử nhân khoa học Đại học Huế (ở Mai Xá, Gio Linh), cho rằng: “Trong viên đá mà các chiến sĩ cách mạng để lại biếu cha ông Cẩn có những chất tác dụng kháng độc cực mạnh mà khoa học chưa lý giải được. Nọc độc rắn có thành phần là chất protein và enzyme bị biến đổi từ nước bọt vốn có chức năng phá vỡ các tuyến động mạch, tĩnh mạch trong c‌ơ th‌ể con người gây nên t‌ử von‌g. Viên đá chứa những chất có chức năng hút độc, làm trung hòa lượng protein, enzyme bị biến đổi. Chính vì điều này nên có tác dụng chữa trị các loại rắn độc cắn”.

Trao đổi với chúng tôi về chuyện lạ của viên “ngọc rắn”, tiến sĩ Trần Kim Phụng - Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Trị - nhận định: “Chuyện viên đá mang tính huyền bí ở thôn Ba Ze chưa được khoa học chứng minh cụ thể, sắp tới ngành y tế Quảng Trị sẽ tìm hiểu rõ ràng. Tuy nhiên chuyện ông Cẩn cứu người là có thật, được nhiều người biết đến và quý trọng vì tài chữa rắn cắn của mình”.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật