Cần bước sang giai đoạn mới hậu phán quyết để giải quyết tranh chấp Biển Đông

Vista Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Vấn đề tăng cường hợp tác chính trị-an ninh, trong đó có an ninh hàng hải đã được thảo luận tại các hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN+3 lần thứ 17, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước tham gia Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 6 và Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) lần thứ 23.
Cần bước sang giai đoạn mới hậu phán quyết để giải quyết tranh chấp Biển Đông
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tại hội nghị ngoại trưởng EAS. Ảnh: VOV.

Tham dự các hội nghị, phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc bảo đảm an ninh biển là lợi ích chung của các nước.

Tại các Hội nghị, Về vấn đề Biển Đông, nhiều nước chia sẻ quan ngại về những diễn biến gần đây và đang diễn ra, trong đó có việc xây đảo nhân tạo và quân sự hóa.

Các nước nhấn mạnh việc duy trì hòa bình, an ninh, an toàn và tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông là lợi ích và trách nhiệm chung của các nước, đề cao việc tuân thủ luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, thực hiện kiềm chế, không có các hành động làm phức tạp thêm tình hình, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, thực hiện DOC và sớm đạt COC.

Một số nước nêu quan điểm về vụ kiện trước Tòa Trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII của Công ước Luật Biển 1982.

Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao EAS lần thứ 6, các nước tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của EAS là diễn đàn của các Lãnh đạo để thảo luận về các vấn đề chiến lược nhằm thúc đẩy hòa bình, an ninh và ổn định ở Đông Á, là tiến trình mở, thu nạp với ASEAN đóng vai trò chủ đạo.

Hội nghị cũng ghi nhận nhiều ý kiến đề xuất đưa hợp tác về an ninh biển thành một lĩnh vực ưu tiên trong EAS.

Tại Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) lần thứ 23, các Bộ trưởng nhấn mạnh tầm quan trọng của ARF là diễn đàn đối thoại về các vấn đề chính trị-an ninh thuộc quan tâm và lợi ích chung ở châu Á-Thái Bình Dương, thúc đẩy xây dựng lòng tin, hợp tác vì hòa bình, ổn định ở khu vực.

Hội nghị đã thông qua danh mục các hoạt động cho năm giữa kỳ tiếp theo 2016-2017, trong đó Việt Nam sẽ đồng chủ trì Nhóm Hỗ trợ giữa kỳ ARF về an ninh hàng hải cùng với Úc và Liên minh Châu Âu trong nhiệm kỳ 2017-2020.

Hội nghị đã thông qua một số Tuyên bố các Bộ trưởng ARF, trong đó đáng chú ý nhất là Tuyên bố về thúc đẩy hợp tác giữa các cơ quan thực thi Pháp Luật trên biển theo đề xuất của Việt Nam.

* Tham dự các hội nghị, phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc bảo đảm an ninh biển là lợi ích chung của các nước, khu vực và quốc tế.

Những diễn biến phức tạp trên thực địa thời gian qua và đang diễn ra ở Biển Đông, nhất là việc cải tạo, xây dựng quy mô lớn và quân sự hóa, tiếp tục gây quan ngại sâu sắc, thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông, làm xói mòn lòng tin ở khu vực.

Đối với diễn biến vừa qua liên quan đến tiến trình ngoại giao và pháp lý, Việt Nam đã thể hiện quan điểm về Tòa Trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII của Công ước Luật Biển 1982.

Đoàn Việt Nam nhấn mạnh cần coi trọng đối thoại và thương lượng, bước sang giai đoạn mới để ổn định tình hình, giải quyết hòa bình tranh chấp trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước Luật Biển 1982 và tinh thần xây dựng; vì vậy, Việt Nam kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, không có các hoạt động làm tăng căng thẳng; thúc đẩy thương lượng song phương cũng như công việc giữa ASEAN và Trung Quốc về thực hiện hiệu quả DOC, sớm tiến tới COC.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 6931
  1. Biển Đông thử thách “Con đường tơ lụa mới” của Trung Quốc
  2. Biển Đông đã có gì mới sau phán quyết của Tòa trọng tài?
  3. 1 tháng sau vụ kiện Biển Đông: Nhìn lại động thái của TQ
  4. CRAFV gửi kiến nghị yêu cầu Trung Quốc tôn trọng phán quyết từ PCA
  5. Học giả Trung Quốc kêu gọi các nước tuân thủ phán quyết Biển Đông
  6. Trung Quốc vẫn khăng khăng không tuân thủ phán quyết trọng tài
  7. Trung Quốc-Philippines khẳng định tiếp tục hợp tác thương mại
  8. Trung Quốc đi ngược phán quyết của Tòa trọng tài về biển Đông
  9. Ông Tập bị quân đội gây sức ép cứng rắn sau phán quyết ‘đường lưỡi bò’
  10. Bắc Kinh với những chiêu lừa dối mới
  11. Tổng thống Obama lần đầu nói chuyện Biển Đông sau phán quyết của Tòa trọng tài
  12. Tin tặc lộng hành ở thời điểm nhạy cảm của vụ kiện ‘đường lưỡi bò’
  13. Nhiều web chính phủ Philippines bị tấn công sau phán quyết ‘đường lưỡi bò’
  14. Philippines khẳng định không đề nghị bỏ phán quyết PCA khỏi tuyên bố ASEAN
  15. Trung Quốc chỉ trích tuyên bố chung về Biển Đông của Mỹ, Nhật, Úc
  16. Manila ‘vận động quyết liệt’ để ASEAN nhắc tới phán quyết
  17. Trung Quốc phải tuân thủ phán quyết trọng tài
  18. Mỹ hối thúc ASEAN ra tuyên bố về phán quyết ‘đường lưỡi bò’
  19. Mỹ, Nhật, Australia kêu gọi Trung Quốc tuân thủ phán quyết ’đường lưỡi bò
  20. ASEAN ra tuyên bố chung về vấn đề Biển Đông
  21. Chuyên gia Ấn Độ: ‘Giấc mộng Trung Hoa’ tan vỡ trên Biển Đông
Video và Bài nổi bật