Tàu ngầm Hoàng Sa tìm nguyên nhân cá chết: Rất ủng hộ

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tàu ngầm mini sẽ giúp các nhà khoa học lấy được mẫu trầm tích ngay tại điểm xả thải, có hình ảnh thực tế đáy biển.
Tàu ngầm Hoàng Sa tìm nguyên nhân cá chết: Rất ủng hộ
Sử dụng tàu ngầm tìm nguyên nhân cá chết nên ủng hộ

Đã có kết luận phân tích mẫu nước từ các nhà khoa học

Sau những ngày theo đoàn chuyên gia đi khảo sát thực tế tại các địa điểm xuất hiện hiện tượng cá chết hàng loạt, trao đổi với Đất Việt, ngày 9/5, GS.TS Dương Đức Tiến, nguyên giảng viên ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, đoàn đã kết thúc việc lấy mẫu, hoàn thành nhiệm vụ và đã trở về Hà Nội.

Ông Tiến cho biết cụ thể: "Đoàn khoa học hơn 100 chuyên gia đã được chia ra thành 4 nhóm, đi lấy mẫu độc lập, đưa ra kết quả phân tích độc lập. Ngay sau đó, tổ trưởng của 4 tổ sẽ ký biên bản làm việc với Formosa về việc lấy mẫu.

Sau đó, sẽ tổng hợp các mẫu, các kết quả phân tích lại rồi tiến hành tổng kết, xem xét. Trong ngày 10/5, các nhà khoa học có tên trong danh sách họp bàn, rồi đưa ra công bố kết luận cuối cùng. Tất cả các chuyên gia đã có số liệu trả lời, giờ chỉ đợi công bố".

Chia sẻ thêm về chuyến đi thực tế, theo ông Tiến thì cả đoàn có thêm 4 chuyên gia người nước ngoài, 2 chuyên gia người Nhật Bản, 1 chuyên gia người Israel, một chuyên gia người Đức.

Được biết, hai chuyên gia Nhật Bản làm tại viện hải sản thuộc Bộ thủy sản của Nhật. Còn riêng GS Roberto Mayerle (người Đức) thì hiện là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu công nghệ Đại học Kiel - CHLB Đức.

Xem Video: Tàu ngầm Hoàng Sa đã được chế tạo

//

Xem Video: Cận cảnh Tàu ngầm Hoàng Sa không được thử nghiệm trên biển 

//

100 chuyên gia Việt Nam, quốc tế truy tìm nguyên nhân cá chết

Các chuyên gia quốc tế này cũng song song lấy mẫu độc lập cùng với các chuyên gia Việt Nam, hiện họ cũng đã có kết quả phân tích cụ thể.

Thế nhưng, ông Tiến nói: "Chuyên gia người Nhật cũng có tâm sự sang Việt Nam cũng là vì có công việc của mình, kết hợp với công việc của những người ông quan hệ, chứ không phải chúng ta mời đi cùng.

Họ cũng như những người khác quan tâm đến vấn đề này, chứ không phải nhà nước mời đi. Việc làm này, các nhà khoa học Việt Nam hoàn toàn đủ khả năng phân tích và chỉ rõ được nguyên nhân".

Đặc biệt, theo ông Tiến, hiện nay xuất hiện thêm tình trạng cá chết hàng loạt tại vùng biển Thanh Hóa, chính vì thế, đừng chỉ nhìn vào mỗi công ty Formosa. Nếu ở nước ngoài, họ sẽ xem xét, xác định ra nguyên nhân nhiều tác nhân tổng hợp, thậm chí nhiều nguồn xả thải.

Nếu có tàu ngầm là vô cùng tốt

Trong suốt quá trình đi theo đoàn khảo sát, bản thân ông Tiến cũng biết có đoàn đã phải lặn xuống đáy biển để quan sát hiện tượng cá chết ở đáy biển Quảng Bình.

Thậm chí, trước đó, có những thợ lặn đã t‌ử von‌g khi lặn tại vùng biển Vũng Áng (Hà Tĩnh) khu vực ngay sát nhà máy Formosa.

Tuy rằng, những thợ lặn đều là những người có kinh nghiệm, nghiệp vụ, rất khỏe, lặn giỏi, nhưng có chất độc thì cũng sẽ vô cùng nguy hại.

Chính vì thế, trước đề xuất được đưa tàu ngầm mini Hoàng Sa, cũng như các thiết bị có thể xuống giúp các nhà khoa học tìm nguyên nhân của doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa (Thái Bình) được ông Tiến rất ủng hộ và cho rằng đây là việc tốt, nên làm.

"Mọi ý kiến, sáng kiến, đóng góp xác định được nguyên nhân đều nên ủng hộ, đó cũng là khoa học, để tiếp xúc với vùng có chất độc thì tàu ngầm là hoàn toàn hợp lý.  

Lợi thế đó là công cụ do con người điều khiển đi vào những vùng bản thân con người không thể có công cụ lao động thì khó làm được.

Chiếc tàu ngầm có thể hoạt động kể cả trong điều kiện hết sức phức tạp, kéo dài trong nhiều ngày, điều thợ lặn có giỏi đến đâu cũng không làm được. Nói chung, quan điểm của tôi là mọi sáng kiến, ý tưởng đều phải được tận dụng", ông Tiến nhấn mạnh.

Đồng tình quan điểm với ông Tiến, PGS.TS Nguyễn Tác An - Phó Chủ tịch Hội Khoa học-Kỹ thuật biển Việt Nam, Nguyên viện trưởng viện hải dương học Nha Trang cho hay: "Tàu ngầm mini sẽ có thể ra quan sát trực tiếp ngay tại chỗ điểm xả thải, lấy mẫu trầm tích, ở lâu dưới nước quay phim, chụp ảnh hiện trường thải.

Đồng thời, xem có cá chết xếp lớp thực sự hay không, rồi sinh thái cảm quan làm được ngay vì tàu ngầm quan sát được. Máy móc thiết bị, liên lạc trên bờ dễ dàng hơn".

Cho nên, nếu như các nhà sáng chế tàu ngầm đã lên tiếng ủng hộ, thì chúng ta nên tận dụng lợi thế này.

"Tôi đã khẳng định rất nhiều lần, với sự việc cá chết thời gian vừa qua, xác định nguyên nhân rất dễ dàng, cá chết chỉ có thể do 2 lý do: thiên nhiên hoặc tác động của con người.

Nếu không có hiện tượng động đất, núi lửa, biến đổi khí hậu, thì loại bỏ ngay lý do thiên nhiên, chỉ còn lại tác động con người. Nếu làm kỹ càng cũng chỉ 3 ngày là tìm ra được nguyên nhân", ông An nói.  

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 6880
  1. Công bố đánh giá môi trường biển sau sự cố Formosa
  2. “Chưa thấy đại biểu ở miền Trung có ý kiến gì về Formosa”
  3. Sự cố Formosa xả chất độc: ‘Phải quy trách nhiệm cá nhân, tổ chức liên quan’
  4. Cận cảnh rác chất đống, cá chết trong Formosa
  5. Cận cảnh nhà máy xử lý rác thải cho Formosa khiến dân phải bỏ đi
  6. Không khởi tố vụ án thợ lặn ở Formosa bị chết
  7. Cận cảnh bãi rác ở Thiên Cầm - nơi chứa rác thải của Formosa
  8. ‘Đổ 100 tấn chất thải của Formosa để trồng cỏ chăn dê, bò’
  9. Chấn động: Formosa lén lút chôn chất thải ở trang trại của Giám đốc Công ty Môi trường
  10. ‘Vụ Formosa tiềm ẩn lâu dài vấn đề quốc phòng - an ninh’
  11. Ngoài sự cố làm cá chết, Formosa còn có 53 hành vi vi phạm khác
  12. Cá chết do Formosa làm giảm GDP 6 tháng đầu năm
  13. ​Formosa tự ý thay đổi công nghệ luyện cốc từ khô sang ướt
  14. Biển miền Trung hậu vụ cá chết: Biển sẽ “ngộ độc mãn tính”?
  15. Những thợ lặn biển ở KCN Formosa bây giờ ra sao?
  16. Formosa Hà Tĩnh có thể bị truy thu thêm 1.555 tỷ đồng tiền thuế
  17. Formosa Hà Tĩnh được để xuất ngừng hoạt động
  18. Formosa ‘tráo’ công nghệ
  19. Hơn 260.000 lao động ảnh hưởng vì sự cố cá chết
  20. Cuối tháng 7 sẽ công bố ‘biển miền Trung an toàn hay chưa’
  21. Khi Formosa mới vào Việt Nam, đã có người cảnh báo về môi trường
  22. Vụ Formosa làm cá chết ở miền Trung: Hỗ trợ dân cho đến khi biển sạch
Video và Bài nổi bật