Chu‌yện tìn‌h chấn động: 3.000 năm một kiếp luân hồi

Applecat Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
“3.000 năm một kiếp luân hồi” của Jonathan Cott là câu chuyện hoàn toàn có thật kể về một thiếu phụ người Anh tên Dorothy Louise Eady nhớ tiền kiếp của mình là một tu sĩ tại Đền Sety The First ở Abydos Ai Cập và mối tình dang dở với nhà Vua Sety Đệ Nhất.
Chu‌yện tìn‌h chấn động: 3.000 năm một kiếp luân hồi
Dorothy từ trần ngày 21/4/1981 tại Ai Cập.

Khi 3 tuổi, Dorothy đã khẳng định Ai Cập mới là quê hương của cô.

Dorothy Louise Eady sinh ngày 16/1/1904 tại Blackhealth, ngoại ô Luân Đôn, Anh. Năm 1907 lúc Dorothy vừa tròn 3 tuổi thì bị ngã từ trên tầng xuống. tai nạn này đã thay đổi hẳn đời sống của Dorothy. Cô khẳng định rằng Anh quốc không phải là nơi chôn nhau cắt rốn của mình.

Lớn lên, cô say mê nghiên cứu các di tích lịch sử Ai Cập tại Bảo tàng viện Anh quốc. Đối với cô, viện này có sức hấp dẫn lạ thường. Cô khám phá ra rằng Ai Cập mới chính là quê hương của cô. Cô còn cho biết kiếp trước của cô là một nữ tu sĩ 14 tuổi tại đền Sety ở Abydos tên là Bentreshyt.

Chính tại ngôi đền này cô đã gặp vua Pharaoh Sety  The First và đem lòng thương yêu Ngài. Để bảo toàn danh dự cho nhà Vua, cô đã t‌ּự vẫ‌ּn để dấu diếm bí mật này. Khi biết chuyện người yêu t‌ּự vẫ‌ּn, Vua Pharaoh rất đau lòng và Ngài thệ nguyện sẽ không bao giờ quên Bentreshyt.

Qủa thật, 3.000 năm sau Dorothy đã nối lại mối tình xưa với Vua.

“Lúc 14 tuổi, một đêm khi tôi đang ngủ, đột nhiên tôi thức dậy và thấy một người có gương mặt của Vua Sety Đệ nhất cúi xuống tôi, hai tay nắm lấy cổ áo tôi. Tôi nhận ra gương mặt này, tôi đã nhìn thấy bức hình mấy năm trước đây là xác ướp của Vua Sety Đệ nhất. Tôi bàng hoàng kinh hãi và la lên, nhưng rồi cảm thấy thật là sung sướng”, Dorothy tâm sự với một người bạn.

Năm 1933, Dorothy từ bỏ Anh quốc về sống tại Ai Cập. Tại đây bằng cách phóng quang thiên thể, cô đã nối lại mối tình xưa với nhà vua và trở thành Omm Sety.

Đây là câu chuyện đặc biệt ghi lại trong nhật ký: những cuộc gặp gỡ giữa cô và nhà Vua, những điều kỳ lạ của thời thượng cổ cũng như những cuộc nói chuyện với nhà Vua về chính mình, về người con trai Ramesses II của Ngài và về đạo giáo của thời cổ Ai Cập.

Dorothy từ trần ngày 21/4/1981 tại Ai Cập. Ngoài việc nối lại mối tình dang dở với Vua Pharaoh Sety  The First cách đây 3.000 năm, cô còn thực hiện được ước nguyện của mình là “Chết và được chôn tại Thánh địa Abydos”.

Theo Tiến sĩ Thích Đức Niệm, câu chuyện trong sách hoàn toàn có thật, mang ít nhiều màu sắc truyện cổ được tiểu thuyết hóa. Những nhân vật hiện diện trong truyện là những nhân vật trí thức có tầm vóc khoa học và đích thân họ chứng nghiệm, nên không là hoang đường. Nhất là với người Tây Phương có học thức ở thế kỷ 20 này, một thế kỷ mọi việc đều được đặt dưới lăng kinh phân tích và chứng nghiệm của các nhà khoa học....

"Luân hồi là một định luật bất biến, là chân lý mà Đức Phật Thích Ca thuyết minh, đã trở thành vấn đề mấy ngàn năm, lớp lớp người thắc mắc và tốn rất nhiều giấy mực để diễn đạt chứng minh.

Khoa học càng phát minh thì vấn đề luân hồi càng sáng tỏ. Cũng như Thiên văn học càng thành công rực rỡ trên đường khám phá các thiên thể thế giới trong vũ trụ thì lời Phật giảng nói về nghiệp lực vận chuyển chúng sinh tho quả báo trong mười phương các cõi Tam thiên đại thiên thế giới ngày một trở thành thật chứng hiển nhiên trong khắp mọi lĩnh vực khoa học.

Lời Phật thuyết giảng năm xưa về vũ trụ nhân sinh, về sự hình thành các chủng loại hữu tình vô tình và thế giới đều không ngoài nghiệp thức nhân quả luân hồi.

Vào thời khoa học chưa phát minh thì các tôn giáo thần linh lạm quyền độc đoán, tự cho mình cái quyền sáng tạo vạn vật và điều hành mọi hiện tượng chuyển biến vũ trụ nhân sinh. Tư tưởng thần linh sáng tạo vạn vật ngày một mất giá và lu mờ theo ánh sáng phát minh của khoa học.

Giáo lý thuyết minh về nhân quả, nghiệp báo, luân hồi của nhà Phật trở thành tư liệu chân xác vừa kiểm chứng vừa xúc tác cho sự phát minh của khoa học.

Đến nay chưa có sách sử nào công bố chính thức nhưng sự thật chứng nghiệm được phơi bày cho ta thấy rằng những thành quả của phát minh khoa học đã trùng hợp với Phật học", tiến sĩ nói.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật