Kỳ II: Người tiêu dùng bị “chém đẹp“!

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Mất tiền mua... thêm bệnh Trong cuộc điện thoại trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Xuân H. ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn cho biết: “Vì thường xuyên bị đau đầu, mỏi vai gáy và mất ngủ, nên khi được một người quen giới thiệu, tôi đã mua sản phẩm ga và vỏ gối Tourmaline của Công ty YAHGO Việt Nam vì tin vào những lời quảng cáo về tác dụng chữa bệnh của các sản phẩm này
Kỳ II: Người tiêu dùng bị “chém đẹp“!
Ông Trần vinh Nhung

Sau khi mất tiền triệu cho các sản phẩm, tình hình sức khỏe của tôi chẳng cải thiện được hơn chút nào. Gối Tourmaline nằm ngủ còn bí hơn cả gối bông. “Bỏ thì thương, vương thì tội, vì tiếc tiền trót mua nên vẫn cứ phải dùng”. Còn chị Mai Thu K. ở Hà Nội không giấu nổi bức xúc khi điện thoại phản ánh việc chị mua một bộ đồ lót Tourmaline vì được nhân viên bán hàng có đeo thẻ của Công ty YAHGO quảng cáo có quá nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Nhưng đổi lại niềm tin của chị K., chỉ sau khi mặc sản phẩm đồ lót có hơn một tiếng đồng hồ, chị đã bị dị ứng, nổi mẩn ngứa khắp người. Vì tin vào những lời quảng cáo “có cánh” trên sản phẩm và tâm lý “có bệnh thì vái tứ phương”, rất nhiều người đã tốn tiền vô ích.

Sản phẩm Vua thực vật Hòa Tráng Lam Tảo chưa được cấp phép lưu hành.
Có hay không việc “mập mờ đánh lận con đen”?
Nhằm cung cấp cho bạn đọc những thông tin nhiều chiều, khách quan, chúng tôi đã mang tờ rơi quảng cáo về sản phẩm “Vua thực vật Hòa Tráng Lam Tảo” tới Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), sau khi xem xét kỹ và làm việc với các phòng chuyên môn, lãnh đạo Cục ATVSTP đã khẳng định sản phẩm này chưa hề được đăng ký chất lượng tại Cục và đương nhiên là cũng không được chứng nhận hay cấp phép lưu hành. Ngay trong tờ rơi quảng cáo dày đặc các tính năng, tác dụng của sản phẩm thực phẩm chức năng viên uống Hòa Tráng Lam Tảo cũng không hề có lấy một dòng thông tin về việc sản phẩm đã được các ngành chức năng chứng nhận và cấp phép lưu hành. Trong khi đó theo quy định, để lưu hành các sản phẩm chức năng này, sản phẩm phải đăng ký và được Cục ATVSTP, Bộ Y tế kiểm nghiệm, chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng để lưu hành sản phẩm trên thị trường và cấp phép lưu hành quảng cáo.
Sau khi làm việc với Cục ATVSTP, chúng tôi đã có mặt tại trụ sở Công ty YAHGO Việt Nam và xin đăng ký làm việc với giám đốc công ty. Sau hơn 10 phút chờ đợi, chúng tôi được bà Nguyễn Thị Thanh Hiên - Trưởng phòng hành chính của công ty ra tiếp với lời xin lỗi “giám đốc đang rất bận”. Tại buổi làm việc, bà Hiên đã khẳng định sản phẩm “Vua thực vật Hòa Tráng Lam Tảo” đã được đăng ký, chứng nhận của Bộ Y tế.
Ngay trong tờ rơi quảng cáo dày đặc các tính năng, tác dụng của sản phẩm thực phẩm chức năng viên uống Hòa Tráng Lam Tảo cũng không hề có lấy một dòng thông tin về việc sản phẩm đã được các ngành chức năng chứng nhận và cấp phép lưu hành. Trong khi đó theo quy định, để lưu hành các sản phẩm chức năng này, sản phẩm phải đăng ký và được Cục ATVSTP, Bộ Y tế kiểm nghiệm, chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng để lưu hành sản phẩm trên thị trường và cấp phép lưu hành quảng cáo.
Sau khi làm việc với Cục ATVSTP, chúng tôi đã có mặt tại trụ sở Công ty YAHGO Việt Nam và xin đăng ký làm việc với giám đốc công ty. Sau hơn 10 phút chờ đợi, chúng tôi được bà Nguyễn Thị Thanh Hiên - Trưởng phòng hành chính của công ty ra tiếp với lời xin lỗi “giám đốc đang rất bận”. Tại buổi làm việc, bà Hiên đã khẳng định sản phẩm “Vua thực vật Hòa Tráng Lam Tảo” đã được đăng ký, chứng nhận của Bộ Y tế.
Theo các chuyên gia y tế, người dân không nên lầm tưởng thực phẩm chức năng là thuốc điều trị. Thực phẩm chức năng được nhà sản xuất công bố trên nhãn sản phẩm là thực phẩm, bảo đảm chất lượng ATVSTP... nhưng nếu sử dụng lâu dài cũng cần tham khảo ý kiến thầy thuốc, tránh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Các chuyên gia cũng cảnh báo việc nhiều nhà sản xuất thực phẩm chức năng đã “mập mờ” trong việc ghi rõ tác dụng, thành phần của các loại thực phẩm chức năng nhằm kiếm lợi. Người tiêu dùng nên thận trọng trong việc mua và sử dụng các sản phẩm này, tránh tình trạng “tiền mất tật mang”.

Ngay trong tờ rơi quảng cáo dày đặc các tính năng, tác dụng của sản phẩm thực phẩm chức năng viên uống Hòa Tráng Lam Tảo cũng không hề có lấy một dòng thông tin về việc sản phẩm đã được các ngành chức năng chứng nhận và cấp phép lưu hành. Trong khi đó theo quy định, để lưu hành các sản phẩm chức năng này, sản phẩm phải đăng ký và được Cục ATVSTP, Bộ Y tế kiểm nghiệm, chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng để lưu hành sản phẩm trên thị trường và cấp phép lưu hành quảng cáo.
Sau khi làm việc với Cục ATVSTP, chúng tôi đã có mặt tại trụ sở Công ty YAHGO Việt Nam và xin đăng ký làm việc với giám đốc công ty. Sau hơn 10 phút chờ đợi, chúng tôi được bà Nguyễn Thị Thanh Hiên - Trưởng phòng hành chính của công ty ra tiếp với lời xin lỗi “giám đốc đang rất bận”. Tại buổi làm việc, bà Hiên đã khẳng định sản phẩm “Vua thực vật Hòa Tráng Lam Tảo” đã được đăng ký, chứng nhận của Bộ Y tế. Khi chúng tôi đề nghị được xem Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm “Vua thực vật Hòa Tráng Lam Tảo”, bà Hiên đã cung cấp bản photocopy “Chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm” do Cục ATVSTP cấp cho sản phẩm thực phẩm chức năng Tảo Spirulina. Điều đáng nói ở đây là công ty đứng ra đăng ký xin chứng nhận tiêu chuẩn của sản phẩm lại không phải là Công ty YAHGO Việt Nam mà là một công ty khác, có địa chỉ đăng ký cũng hoàn toàn khác địa chỉ của YAHGO và tên sản phẩm xin đăng ký không hề có một chữ nào nhắc đến cụm từ “Vua thực vật Hòa Tráng Lam Tảo”. Ngay tại phòng làm việc của bà Hiên, chúng tôi đã được “mục sở thị” sản phẩm này và lại phát hiện thêm một điều đáng chú ý khác: trên nhãn của lọ sản phẩm chỉ ghi chữ Tảo Spirulina bằng tiếng Anh, nhưng khi về đến Việt Nam, sản phẩm này đã được Công ty YAHGO Việt Nam khoác thêm cho một vỏ hộp bằng giấy bên ngoài và cũng “tiện thể” khoác luôn cho cái tên “Vua thực vật Hòa Tráng Lam Tảo”. Riêng với các sản phẩm có chứa đá điện khí Tourmaline mà công ty đang phân phối và quảng cáo rầm rộ, bà Hiên một hai cho rằng đây chỉ là những sản phẩm thông thường và cũng được “bán một cách thông thường cho khách hàng, hoàn toàn không có tác dụng chữa bệnh”. Khi chúng tôi đặt vấn đề về nội dung trên các tờ rơi quảng cáo của công ty có quá nhiều tính năng, tác dụng của sản phẩm đối với sức khỏe con người, bà Hiên im lặng, không trả lời.

Ông Trần vinh Nhung, Phó giám đốc Sở thương mại TPHCM TPHCM đang rà soát lại hoạt động của loại hình kinh doanh đa cấp. Ông Trần Vinh Nhung, Phó Giám đốc Sở Thương mại TPHCM, đã có cuộc trao đổi với báo chí xung quanh công tác kiểm soát loại hình kinh doanh này.

Được biết, tại TPHCM có 8 công ty được cấp giấy đăng ký bán hàng đa cấp nhưng thực tế số doanh nghiệp bán hàng đa cấp lớn hơn nhiều. Ở góc độ quản lý, ông nhìn nhận ra sao?
Hiện có rất nhiều công ty đa cấp hoạt động tại TPHCM, nhưng chỉ một số công ty có đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp. Các công ty có đăng ký và đáp ứng những yêu cầu theo quy định sẽ được cấp giấy đăng ký. Đối với những công ty đang hoạt động nhưng chưa được Sở Thương mại cấp giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp nghĩa là kinh doanh trái pháp luật, sẽ bị xử phạt theo Nghị định 175/CP.
Sở Thương mại đã chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra xử lý. Nguyên tắc chung là Sở Thương mại thẩm định trên hồ sơ đăng ký, sau đó mới làm công tác kiểm tra thực tế kinh doanh của doanh nghiệp.
dư luận cho rằng, Công ty Sinh Lợi là một trong những đơn vị được cấp phép nhưng mới đây sở đã tạm rút giấy phép vì “cấp phép lầm”. Phải chăng trong quy định về cấp phép còn nhiều sơ hở?
Ở đây hoàn toàn không có chuyện cấp phép lầm. Sở Thương mại cấp giấy đăng ký bán hàng đa cấp theo hồ sơ cam kết của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thanh tra sở phát hiện công ty này có nhiều vi phạm nên tạm rút giấy đăng ký.
Quy định để cấp giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp về mặt thủ tục rất chặt chẽ. Vấn đề là sau khi có giấy phép, việc thực hiện cam kết của doanh nghiệp theo hồ sơ đăng ký có đúng với thực tế hoạt động hay không.
Nếu cơ quan chức năng không kiểm soát được sẽ dẫn đến hậu quả hồ sơ là một chuyện, thực tế lại là chuyện khác. Chẳng hạn, theo nguyên tắc là khi bán hàng đa cấp, công ty không được ràng buộc phân phối viên mua hàng, nhưng các công ty thường đưa ra điều kiện là phải mua hàng, đóng tiền mua tài liệu... đó cũng là biến tướng của đa cấp trái pháp luật.
Cần nói rõ là Sở Thương mại cấp giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp cho công ty nghĩa là chứng nhận công ty đó có đăng ký loại hình kinh doanh đa cấp (dựa trên hồ sơ và những cam kết cụ thể). Nhưng nếu phát hiện công ty hoạt động không đúng như hồ sơ cam kết thì Sở Thương mại có quyền rút giấy chứng nhận.
Riêng về những vi phạm cụ thể của Sinh Lợi, chúng tôi sẽ có cuộc họp báo để thông báo cụ thể cho các cơ quan báo đài.
Ngoài vấn đề rút giấy phép, còn có hình thức chế tài nào khác đối với những công ty đa cấp hoạt động sai phép, nhất là kiểu bán hàng lừa (quảng cáo quá lố về hàng hóa, bán giá trên trời…)?
Nghị định 175/CP có điều khoản xử phạt đối với bán hàng đa cấp không trung thực. Nhưng rất khó phân biệt giữa việc “vô tình” hay “cố ý” vi phạm. Chẳng hạn việc ép buộc khách hàng phải mua sản phẩm mới được trở thành phân phối viên, công ty “đổ thừa” do mạng lưới phân phối viên tự ép nhau (phân phối viên trước ép phân phối viên mạng lưới) chứ không phải chủ trương của công ty.
Sở Thương mại không có thẩm quyền chế tài đối với các công ty đa cấp vi phạm. Hiện sở đang kiến nghị Bộ Thương mại chuyển giao UBND TP xử lý.
Về phía sở, việc quan trọng nhất là phải tăng cường hậu kiểm. Lực lượng tham gia hậu kiểm là thanh tra Sở Thương mại, quản lý thị trường, kể cả Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và người tiêu dùng cũng có thể tham gia vào công tác hậu kiểm. Khi phát hiện công ty hoạt động có dấu hiệu lừa đảo, người tiêu dùng nên phản ánh với các cơ quan chức năng để kiểm tra.
Xin cám ơn ông!

Theo Thanh Nhân
Báo Người lao động
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật