Huyết áp ở thai phụ – các mẹ chớ xem thường

Applecat Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Các bác sĩ khuyên rằng, cần đặc biệt chú ý đến huyết áp khi mang thai bởi đây là một trong những yếu tố quyết định sự ra đời an toàn của em bé.
Huyết áp ở thai phụ – các mẹ chớ xem thường
Ảnh minh họa

Có bầu, chị em thường quan tâm đến sức khỏe , dinh dưỡng, cân nặng… và ít bận tâm đến việc đo huyết áp. Các bác sĩ khuyên rằng, cần đặc biệt chú ý đến vấn đề này khi mang thai, bởi huyết áp cân bằng một khoảng nhất định của thai kỳ chính là một trong những yếu tố quyết định sự ra đời an toàn của em bé.

Sự thay đổi huyết áp

Thay đổi huyết áp khi mang thai là vấn đề rất bình thường. Hormone thai kỳ progesterone sẽ tác động lên thành mạch máu và khiến huyết áp của bạn giảm đi trong 3 tháng đầu cũng như 3 tháng giữa. Thi thoảng, chị em sẽ có hiện tượng mệt mỏi, người lả đi vì bị tụt huyết áp nếu phải đứng quá lâu hoặc thay đổi tư thế đột ngột (đứng lên, ngồi xuống…). Ở người bình thường, huyết áp sẽ thấp nhất ở tuần thứ 18 – 20 của thai kỳ. Sau thời điểm này, c‌ơ th‌ể bạn sản xuất ra thêm khoảng 1 lít máu và tim phải vận chuyển lượng máu thêm này đi khắp các cơ quan trong c‌ơ th‌ể. huyết áp của bạn sẽ cao dần lên và trở lại ổn định trong vài tuần cuối trước khi sinh.

Thông số đo huyết áp được thể hiện theo mẫu a/b, ví dụ 110/70. Số đầu tiên thể hiện số nhịp tim bơm máu đi nuôi c‌ơ th‌ể. Số tiếp sau biểu hiện nhịp nghỉ của tim giữa những lần đập. huyết áp của một bà Bầu khỏe mạnh thường xê dịch ở khoảng 110/70 và 120/80.

Tầm quan trọng của đo huyết áp

huyết áp là một thông số quan trọng để các bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe của thai phụ. Họ sẽ làm xét nghiệm nước tiểu song song với việc đo huyết áp, vì protein trong nước tiểu và huyết áp cao là hai dấu hiệu đặc trưng cho thấy, bạn có nguy cơ bị chứng tiền sản giật (thường xảy ra khi nhau thai có vấn đề).

- Thai dưới 20 tuần: Nếu bạn có chỉ số huyết áp cao ở giai đoạn này thì đây là biểu hiện của chứng cao huyết áp tiền thai kỳ. Điều này có nghĩa là c‌ơ th‌ể bạn đã có chỉ số huyết áp cao trước khi mang thai và tiếp tục tăng trong giai đoạn bầu bí.

- Thai sau 20 tuần: Đây là biểu hiện của chứng tăng huyết áp trong thai kỳ. Bạn không cần quá lo lắng nếu mình rơi vào trường hợp này. Các bác sĩ sẽ tiến hành đo huyết áp thường xuyên cho bạn. Nếu huyết áp quá cao, họ có thể tư vấn cho bạn dùng thuốc để kiểm soát tình trạng này.

Nếu trước và trong suốt thai kỳ có huyết áp cao thì nguy cơ bị tiền sản giật của bạn khá cao. Do vậy, hãy thường xuyên đi khám để được bác sĩ theo dõi và điều trị kịp thời.

huyết áp sau sinh

Nếu mang thai sau 20 tuần mà bị tăng huyết áp thì có khả năng, huyết áp của bạn sẽ trở lại bình thường sau khi sinh bé vài tuần. Truờng hợp trước khi mang thai có chỉ số huyết áp cao, bạn nên đo huyết áp định kì 6 tiếng/lần sau khi sinh bé. Nếu huyết áp vẫn ở mức cao trong một thời gian dài, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được chỉ định uống thuốc khi bé được vài tháng tuổi. Nếu để tình trạng cao huyết áp kéo dài mà không có biện pháp gì, nguy cơ mắc các bệnh.Tim mạch của bạn sẽ rất cao, thậm chí, bạn có thể bị đau tim trong vài năm sau đó.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật