DHA với thai phụ, dùng thế nào mới giúp con thông minh!

Applecat Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nhiều dưỡng chất có vai trò tích cực, quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe bà mẹ và đảm bảo sự phát triển toàn diện cho bé. Một trong số đó là axit docosahexaenoic - DHA.
DHA với thai phụ, dùng thế nào mới giúp con thông minh!
Ảnh minh họa

Mang thai là thời kỳ đặc biệt, đòi hỏi sự khắt khe và nhu cầu lớn hơn về mặt dinh dưỡng. Nhiều dưỡng chất có vai trò tích cực, quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe bà mẹ và đảm bảo sự phát triển toàn diện cho bé. Một trong số đó là axit docosahexaenoic – DHA.

DHA là gì?

Thành phần chính của tất cả chất béo là axit béo có thể bị bão hòa, không bão hòa đơn hoặc không bão hòa đa.Chất béo tồn tại trong từng tế bào của c‌ơ th‌ể và đóng vai trò quyết định đến sự hình thành và phát triển chức năng của tế bào, cơ, dây thần kinh cùng các cơ quan trong c‌ơ th‌ể của thai nhi. Omega-3 và Omega-6 là 2 loại của axit béo không bão hòa đa (PUFAs). Axit docosahexaenoic (DHA) là một loại axit béo omega-3. Đây là axit béo quan trọng và chiếm tỉ lệ nhiều nhất trong bộ bão và võng mạc. DHA tạo nên 40% PUFAs của bộ não và 60% PUFAs trong võng mạc.

Vai trò của DHA trong thai kỳ và cho con bú

Với trẻ nhỏ, DHA có vai trò quan trọng cho sự phát triển của não, mắt và trí thông minh. Sau khi sinh từ 1 đến 8 tháng tuổi, DHA tiếp tục tăng với tỉ lệ thấp trong c‌ơ th‌ể bé. Sau khoảng 2 năm, DHA trên thực tế đã đạt đến mức của tuổi trưởng thành. Bởi vì em bé được cung cấp sữa mẹ – nguồn dinh dưỡng duy nhất và tốt nhất cho trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu tiên. Do vậy, việc đảm bảo cho bà mẹ có đủ lượng DHA dự trữ là vô cùng quan trọng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ nhỏ bú sữa mẹ sẽ hấp thụ hiệu quả nguồn DHA để tăng cường khả năng phát triển trí não. Bên cạnh đó, việc bổ sung đầy đủ lượng DHA của người mẹ trong suốt những tuần đầu, sẽ đảm bảo cho việc phát triển toàn diện của trẻ, đặc biệt là khả năng phát triển chức năng trí tuệ.

Cần bao nhiêu lượng DHA?

Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì trong suốt thời kỳ mang thai và cho con bú, người mẹ cần khoảng 300mg DHA/mỗi ngày. Tuy nhiên, mức hấp thụ DHA ở các bà mẹ của một số nước lại quá thấp so với khuyến cáo. Chẳng hạn như ở Ấn Độ, các bà mẹ chỉ được cung cấp lượng DHA vào khảng 11mg/ngày. Thời gian gần đây người ta nhận ra rằng, các loại cá và dầu cá bao gồm cả kim loại nặng như thủy ngân – một chất gây ôi nhiễm môi trường – có thể nguy hiểm đến sự phát triển của thai phụ và em bé. Thêm vào đó, chế độ ăn kiêng không đúng cách dẫn đến việc trẻ thiếu hụt DHA ngay từ khi còn trong bụng mẹ và ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển về sau của những thế hệ tương lai. Vì thế, bà mẹ mang thai và cho con bú cần phải được đảm bảo cung cấp lượng DHA đầy đủ và phù hợp bằng cách bổ sung dinh dưỡng và thức ăn chứa nhiều DHA.

Nguồn dinh dưỡng chủ yếu chứa DHA

DHA có mặt ở nhiều loại thực phẩm khác nhau và thực sự là nguồn dinh dưỡng quý giá cho các bà Bầu. Để đáp ứng đủ lượng DHA cần thiết cho cả bà mẹ và em bé, bạn nên được cung cấp sự đa dạng của các loại hải sản như cá hồi, cá ngừ, cá mòi, tôm cua, cá thu, cá trích… bởi chúng ít thủy ngân và chứa hàm lượng DHA dồi dào. Ngoài ra, thực phẩm bổ sung (dầu cá, đậu phộng), các loại hạt, các loại dầu (đậu nành, hạt nho, dầu lanh), trứng và tảo biển cũng rất giàu DHA. Bạn cần lưu ý là không nên nấu quá kỹ vì có thể phá hủy DHA.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật