Nỗi buồn tượng đá

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Gần đây người ta nhắc nhiều đến những khái niệm “không gian đô thị”, “môi trường đô thị” nhưng trên thực tế thì như Thanh Hà, một nhân viên của tổ chức phi chính phủ chuyên tài trợ cho các chương trình bảo vệ môi trường không gian đô thị đã nhận định, “Có xu hướng mọi người quan tâm nhiều đến việc phát triển kinh tế hơn là nâng cao chất lượng sống, ý thức về môi trường sống”.
Nỗi buồn tượng đá
Của người thấy ham...

Một hoạ sĩ đã sống ở TP.HCM trên 50 năm, cho rằng điều mà không gian mỹ thuật đô thị đem lại chính là niềm hãnh diện văn hoá cho một đô thị, nhất là đô thị lớn như TP.HCM. Đó là những khoảng thở cho đô thị, những không gian thị giác cho công chúng, là điểm dừng chân của du khách phương xa. Không nên quan niệm đó là những thứ lãng phí. Một thành phố hấp dẫn chính là ở chỗ nó có ý nghĩa với đời sống thường nhật của từng cư dân, và nghệ thuật góp phần làm nên ý nghĩa đó. Vậy mà hiện nay, tại TP.HCM, rất tiếc chưa có một không gian mỹ thuật thật sự nào. Chỉ vài vườn tượng như Văn Thánh, Bình Quới, Đầm Sen… đang trưng bày vài tác phẩm điêu khắc ngoài trời sau những cuộc triển lãm được tổ chức trong khoảng mười năm qua.

Việt Nam hiện có hai không gian mỹ thuật khá nổi tiếng, một ở Huế và hai là vườn tượng rất lớn ở chân núi Sam – Châu Đốc. Hai nơi này trưng bày tác phẩm điêu khắc của nghệ sĩ trong và ngoài nước khi họ tham gia Trại sáng tác điêu khắc quốc tế. TP.HCM cũng từng tổ chức trại sáng tác điêu khắc, nổi tiếng nhất là Trại điêu khắc chất liệu đá TP.HCM lần 1 – 2005 tại công viên Gia Định, mà sau đó toàn bộ tác phẩm được chuyển về trưng bày tại công viên Tao Đàn, biến nơi đây thành vườn tượng lớn nhất TP.HCM. Nhưng chẳng bao lâu sau vườn tượng này trở thành “bãi rác của tượng” khi mà hàng đống tượng hư hại, gãy đổ và bị dồn vào một góc.

Theo một nhà phê bình lý luận mỹ thuật, tại các quốc gia, việc trích 5 – 10% kinh phí của các công trình kiến trúc lớn để xây dựng không gian mỹ thuật cho cư dân sống ở đó là điều kiện bắt buộc. Điều này vừa tạo bộ mặt đô thị vừa giúp nuôi dưỡng những tài năng điêu khắc mà Nhà nước không phải bỏ tiền.

Ở TP.HCM, việc “đánh thức không gian”, làm cho không gian chung trở nên sống động, văn minh lại càng cần thiết vì hiện tượng teo tóp, tàn lụi của không gian cộng đồng đang ngày càng trầm trọng.

Còn của mình: “Hỏi đá xanh rêu”. Ảnh: Trần Việt Đức

Trường đại học ở các đô thị lớn trên thế giới luôn có bảo tàng mỹ thuật riêng. Đó là điều chưa thể thực hiện được ở nước ta. Nhưng trong một khuôn viên rộng lớn như đại học Quốc gia TP.HCM hay ở các thành phố Hà Nội, Đà Lạt, Huế, Nha Trang… đều có thể dễ dàng tạo những vườn tượng để làm đẹp không gian, tạo ý thức thẩm mỹ cho những trí thức tương lai. Cũng tại những trường đại học ở nhiều nước phát triển, những tác phẩm nghệ thuật phần lớn là tặng phẩm của giới doanh nhân, để tri ân trường cũ của mình, hay những người thành đạt muốn đóng góp cho xã hội. Việc này, doanh nhân Việt cũng có thể làm được. Cũng có một bài toán giản đơn cho những tác phẩm điêu khắc oan uổng: đem chúng vào những không gian phù hợp: các trường học, công viên, khu vui chơi giải trí… hay đôi khi là đặt ngay trong những giải phân cách có trồng cây cỏ, giúp cho người dân được thưởng thức nghệ thuật hàng ngày.

Làm điều này còn để cho thấy chúng ta biết tôn trọng nghệ sĩ, những người đã ngày đêm sáng tác, không phải để một ngày kia đau khổ vì thấy “đứa con” của mình bị bỏ lăn lóc.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật