Tại sao G2 Trung – Mỹ vẫn chỉ là ảo tưởng?

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ông Christopher Clark, chuyên gia của Cục nghiên cứu tình báo Quốc hội Mỹ gần đây phân tích, trong thế giới hội nhập, sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa hai nước Mỹ - Trung là cần thiết nhưng do lợi ích chính trị khác nhau cùng với các mối liên hệ và trách nhiệm khác khiến cho Washington và Bắc Kinh không thể hình thành cục diện “cùng nhau lãnh đạo thế giới”.
Tại sao G2 Trung – Mỹ vẫn chỉ là ảo tưởng?
Ảnh minh họa

Trên thực tế, việc hình thành thể chế hai cực Mỹ - Trung đã vấp phải nhiều sự phản đối của các học giả và chuyên gia. Thậm chí, câu nói của Lord Palmerston – “các quốc gia không có bạn vĩnh viễn, chỉ có lợi ích vĩnh viễn” – vẫn còn nguyên giá trị. Hiện tại, vấn đề khó khăn trong quan hệ Trung – Mỹ không thực sự là vấn đề chiến lược mà chính là kinh tế: Mỹ là con nợ lớn nhất của thế giới, trong khi Trung Quốc là chủ nợ lớn nhất của Mỹ. Điều này có thể hiểu được. Là kẻ đi vay, Mỹ không thể sẵng giọng với chủ nợ ở Bắc Kinh. Nếu một khối Mỹ - Trung hình thành, nó sẽ nổi lên những hồi chuông báo động trên toàn khu vực, đặc biệt là các đồng minh lâu nay của Washington như Nhật Bản, Australia và Hàn Quốc.

            Cuộc đối thoại kinh tế và chến lược Mỹ - Trung lần thứ nhất trong ngày 28/7

Hiện nay, khi hai nước Mỹ - Trung cùng đang cạnh tranh với nhau đặc biệt là trong công cuộc tìm kiếm các nguồn tài nguyên chiến lược như dầu mỏ và quặng sắt. Tuy nhiên, tất cả các cường quốc đều thừa nhận rằng, biện pháp giải quyết lâu dài cho nguồn tài nguyên đang cạn kiệt và vận mệnh môi trường có mối quan hệ mật thiết với nhau, biện pháp giải quyết có thể kéo dài cần sự hợp tác và cạnh tranh. Về tăng trưởng kinh tế, nước dâng thì thuyền cũng dâng; Về sự xấu đi của môi trường, thì sự xấu đi của trái đất có thể khiến tất cả những con thuyền đều bị nhấn chìm.

Có rất nhiều lý do để giải thích tại sao G2 Trung – Mỹ không hiện thực mà chỉ là ảo tưởng. Điều quan trọng nhất đó là giữa hai nước vẫn còn sót lại sự không tin tưởng lẫn nhau. Báo chí, Quốc hội, giới học thuật và công chúng Mỹ đều tỏ ra quan ngại trước những mưu đồ chiến lược của Trung Quốc. Một số người lo ngại việc hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc sẽ gây tổn hại mối quan hệ giữa Mỹ và châu Á, cuối cùng sẽ gạt bỏ Mỹ hoặc ít nhất sẽ dùng tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh để thay thế Mỹ. Một số người cũng đã coi việc Trung Quốc phát triển hải quân lớn mạnh là thách thức lâu dài đối với Mỹ tại Thái Bình Dương.  

Trung Quốc cũng có mối lo lắng giống Mỹ. Rất nhiều học giả, chuyên gia và các quan chức chính phủ vẫn tin rằng, mục tiêu lâu dài của Mỹ là “phân chia Trung Quốc và tây hóa”. Bắc Kinh còn coi những nỗ lực Mỹ tăng cường qan hệ lâu dài với các nước lân bang của Trung Quốc là một trong những âm mưu lâu dài dùng những quốc gia không hữu hảo, các căn cứ quân sự để bao vây Trung Quốc và gây áp lực với nước này. Sự không tương thích về giá trị quan và thể chế chính trị là mấu chốt về sự không tin tưởng.

Theo Anne Wu thuộc Trung tâm Belfer nghiên cứu các vấn đề quốc tế và khoa học của Đại học Havard, trong khi một sự dàn xếp như trên sẽ mang lại những lợi ích và chiến lược kinh tế, chúng ta không nên xem xét mối quan hệ đó thông qua một lăng kính “G2” đầy tham vọng và quá đơn giản. Cách tiếp cận thực tế hơn để xử lý mối quan hệ Mỹ - Trung là sử dụng “cách trung gian” của Đạo Khổng (thuyết trung dung).

Để sử dụng các thức trung gian này một cách cơ bản,washington và Bắc Kinh không nên quá lạc quan hay thậm chí bi quan về mối quan hệ của mình. Mỹ và Trung Quốc cũng không nên đánh giá quá cao năng lực phối hợp của họ trong việc hình thành trật tự thế giới. Thay vào đó, họ cần phải coi trọng sự hợp tác, nhưng cũng phải chuẩn bị cho những “sự chệch hướng”. Nguyên tắc chỉ đạo của cách thức này là luôn giải quyết các vấn đề theo đường lối thực dụng, hòa bình và tôn trọng lẫn nhau. Người Trung Quốc cổ đại vẫn tin rằng Trung Quốc là trung tâm của thế giới và các vị hoàng đế của họ có quyền lực cao nhất trên Trái đất, cho đến khi xuất hiện của nền văn minh phương Tây vào đầu thế kỷ 18 đã khiến cho họ nhận ra rằng họ đã chia sẻ trách nhiệm của thế giới.

Ngày nay, cả Mỹ và Trung Quốc đều hiểu rõ hơn rằng môi trường mà họ đang hoạt động theo nhiều cách thức được quyết định bởi các điều kiện được tạo ra từ nhiều người chơi khác. Đổ loại rượu cũ của quan điểm chính trị đơn cực vào một cái chai mới và gọi đó là G2 không phải là một giải pháp thực tế để xây dựng một thế giới đa cực. Thậm chí nếu tổ chức G2 có thể trở thành hiện thực, vẫn có khoảng cách quá lớn giữa Mỹ và Trung Quốc mà sẽ đòi hỏi một sự chia sẻ không công bằng về vấn đề trách nhiệm của hai nước. Một tờ báo của Nhật Bản đã bình luận rằng Mỹ cam kết chuyển động cơ của nền kinh tế toàn cầu cho Trung Quốc chỉ “đơn giản là chiến thuật mang tính chất thực dụng”.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật