Chim biết nói

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Dù là đàn ông nhưng tôi rất mê chim và đã biết chơi chim từ khi 16 tuổi, tức là lúc bắt đầu dậ‌y th‌ì. Tính đến nay, tôi đã có gần 20 năm kinh nghiệm chơi chim, cả chim ngoại (tức chim Tây) và chim nội (tức chim ta).
Chim biết nói
Ảnh minh họa

Nhiều người chơi chim (đặc biệt là các chị em phụ nữ) hay thích chim Tây, vì chim Tây to, đẹp mã, da dẻ hồng hào, lông vừa dài vừa nhiều màu sắc, lại mượt mà. Nhưng tôi khuyên các bạn (đặc biệt là các chị em phụ nữ) một điều thật lòng như thế này: “Chim quý không phải ở chỗ to hay nhỏ, cũng không phải ở cái mã, mà là ở cách hót, ở sức khỏe, ở độ dẻo dai, độ bền”. Quan trọng nhất vẫn là tìm được con chim phù hợp với mình.

Nếu bạn là người yếu sức (sức ở đây là sức mạnh về kinh tế nhé!) mà bạn lại cứ thích chim Tây thì rõ là không ổn, bởi chim Tây ăn rất khỏe, ngày nó có thể ăn vài lần, mỗi lần ăn kéo dài cả tiếng đồng hồ, liệu bạn có đủ sức (sức ở đây là sức mạnh về kinh tế nhé!) để đáp ứng cho nhu cầu ăn của nó? Một vài tuần thì bạn còn cố xoay sở, chịu đựng được, chứ liên tục như thế vài tháng thì việc bạn kiệt sức là điều khó tránh khỏi (sức ở đây là sức mạnh về kinh tế nhé!).

Vườn nhà tôi bây giờ lúc nào cũng có khoảng vài trăm giống chim nội ngoại đủ loại, lồng chim treo lủng lẳng rợp lối đi. Tôi không nuôi chim để chơi mà tôi nuôi để bán. Khách đến xem và mua chim đông lắm. Đặc biệt tôi còn có khả năng dạy chim nói theo yêu cầu của khách, vì vậy mà khách họ rất thích.

Khách đến mua chim, sau khi chọn được một con ưng ý, thì thường đề nghị tôi dạy cho con chim ấy biết nói mấy câu chào hỏi cơ bản, hoặc thậm chí những câu giao tiếp phức tạp hơn một chút. Tất nhiên là câu càng dài, càng khó thì tiền công mà khách phải trả cho tôi càng cao. Và tất nhiên là chim cũng chỉ giao tiếp được một số câu cố định do phản xạ theo thói quen thôi, chứ không thể trò chuyện tâm sự với ta giống như một người bạn được, nếu nó làm được vậy thì nó thành yêu quái rồi chứ không còn là chim nữa.

Việc dạy nói thì cũng muôn hình muôn vẻ lắm, mỗi khách một sở thích, một yêu cầu riêng. Phổ biến nhất vẫn là mấy câu kiểu như: “Xin chào!” “Cảm ơn!” “Tạm biệt!”, “Oh shi‌t!”, “*****you”, “Come on Baby”. Riêng lần ấy có một chị còn khá trẻ đến mua chim thì cứ hỏi là chim này có treo trong phòng tắm được không? Rồi yêu cầu tôi dạy chim nói chỉ một câu duy nhất: “Mặc quần áo vào! Mặc quần áo vào!”. Về sau mới biết là bởi chị này mắc bệnh đãng trí, nhiều lần tắm xong quên không mặc quần áo, cứ để tồng ngồng như vậy ra ngoài phòng khách, thậm chí ra cả ngoài đường. Vì vậy chị ấy muốn mua con chim này treo trong nhà tắm để mỗi lần tắm mà có đãng trí thì nó sẽ có trách nhiệm nhắc nhở chị: “Mặc quần áo vào! Mặc quần áo vào!”.

Thế nhưng mua chim về được vài ngày thì đã thấy chị mang chim trả lại, nói không mua nữa, và bắt tôi hoàn lại tiền. Tôi hỏi tại sao thì chị bảo rằng con chim này cũng bị đãng trí giống chị. Những lúc chị không tắm mà chỉ vào đó để đi vệ sinh hoặc giặt quần áo thôi thì nó cứ kêu loạn lên là “Mặc quần áo vào! Mặc quần áo vào!”, còn cái lúc chị tắm thật thì nó cứ há hốc mồm lên nhìn, rồi mắt đờ đi, chẳng kêu được tiếng nào, thành ra chị lại quên. Tóm lại đó là một con chim không có tác dụng gì.

Một ông khách nữa thì không cần chim nói mà chỉ muốn tôi dạy cho chim rên rỉ được thôi. Tôi còn chưa hiểu là rên như thế nào thì ông ấy đã lấy điện thoại ra, mở một đoạn phim se‌ּx của Nhật lên rồi nói:

– Đấy! Rên như diễn viên nữ này là được!

Hỏi ra mới biết là vợ ông ấy bị lãnh cảm, lúc vợ chồng quan hệ thì bà vợ cứ nằm im như khúc gỗ, không một tiếng kêu, không biểu lộ tí cảm xúc gì, nên ông ấy muốn mua con chim này về treo ở đầu giường, khi nào vợ chồng gần gũi thì ông ấy sẽ bắt con chim rên lên để tạo cảm hứng.

Thế nhưng cũng chỉ được vài ngày lại thấy ông ấy mang chim đến trả, rồi đòi hoàn lại tiền. Tôi thấy vậy thì liền thắc mắc:

– Sao thế? Nó không chịu rên à?

– Có rên! Rên rất to và rất giống là đằng khác!

– Thế tại sao trả lại?

– Tại nó không phân biệt được lúc nào nên và lúc nào không nên rên. Hôm qua, bố mẹ vợ tôi qua nhà tôi chơi, trong lúc bố vợ tôi đang ngồi ngoài phòng khách, chỉ có tôi với mẹ vợ nói chuyện ở trong buồng, vậy mà nó cũng rên ầm ĩ lên…

Tất nhiên, những lần bị khách mang chim trả lại như vậy rất hiếm, hầu hết là khách đều hài lòng với chim của tôi. Tuần trước có một vị khách rất giàu có, ông ấy đến ngắm nghía và chọn một con chim đẹp nhất, quý nhất, rồi muốn tôi dạy nói cho nó. Nhưng không phải dạy nói mấy câu bình thường mà là dạy theo kiểu một cuộc hội thoại. Nghĩa là khi ông ấy hỏi nó câu gì thì nó phải trả lời đúng câu đó. Tất nhiên là câu hỏi và câu trả lời thì ông khách đã có mẫu sẵn, tôi chỉ việc huấn luyện cho con chim học thuộc câu trả lời rồi mỗi khi nghe câu hỏi thì tự lựa chọn ra câu trả lời tương ứng để đáp lại mà thôi.

Cụ thể câu hỏi và câu trả lời mẫu mà ông khách đưa ra như sau:

– Hỏi: Làm bạn với ta, ngươi thấy thế nào? Trả lời: Vui lắm! Vui lắm!

– Hỏi: Hôm nay ta có đẹp không? Trả lời: Quá tuyệt vời! Quá tuyệt vời!

– Hỏi: Có muốn ăn thịt sống không? Trả lời: Không! Mắc ói lắm! Mắc ói lắm! (Cái này chắc ông ấy sợ người lạ cho chim ăn thịt sống sẽ sinh bệnh).

– Hỏi: Nếu đột nhiên ta chết và không làm bạn với ngươi được nữa thì ngươi sẽ thế nào?

Trả lời: Phát điên mất thôi! Phát điên mất thôi!

Đấy! Chỉ có bốn câu đấy thôi, và ông khách nói rằng đúng một tuần nữa sẽ quay lại lấy chim. Nghĩa là tôi có đúng một tuần để dạy cho con chim học thuộc và nói thạo bốn câu trả lời ấy. Trước khi về, ông khách ứng trước cho tôi một nửa tiền, rồi cẩn thận dặn dò:

– Đây là món quà bất ngờ tôi muốn tặng vợ tôi. Tuần sau tôi sẽ đưa vợ đến đây và tôi muốn lúc đó con chim phải nói chuyện được với vợ tôi thật trôi chảy. Anh hiểu chứ?

– Dạ! Ngài cứ yên tâm! Chắc chắn con chim sẽ làm vợ ngài hài lòng!

Vậy là trong suốt một tuần ấy, tôi với con chim chăm chỉ, miệt mài luyện tập. Nhiều hôm đến 3, 4 giờ sáng tôi vẫn ngồi ôm rồi vuốt ve chim để động viên tinh thần cho nó. Động viên là phải, đến như tôi đây là người mà còn thấy oải, huống hồ nó chỉ là một con vật bé nhỏ, phải lao tâm khổ tứ, hao tổn sức lực cho cái ham muốn, cho cái thú vui của người đời. Thật may là đến đúng ngày hẹn, con chim cũng đã nghe và trả lời khá nhuần nhuyễn tất cả bốn câu hỏi. Thỉnh thoảng có đôi chút hơi vấp váp, nhưng nhìn chung là ổn. Bởi vậy nên khi ông khách ấy đưa vợ đến, tôi đã nở nụ cười rất tươi chào đón với một sự tự tin và bình thản như không. Ông khách thấy vậy thì cũng gật gù, mỉm cười với vẻ rất an tâm. Rồi ông dắt tay vợ đến chỗ cái lồng chim, giọng đầy trịnh trọng:

– Đây! Đây chính là sự bất ngờ mà anh đã nói với em! Nó là con chim rất đặc biệt, có thể trò chuyện được với người đấy!

– Thật á? Nó có thể nói chuyện với em được sao?

– Tất nhiên rồi! Em hãy hỏi nó những câu hỏi mà anh ghi trong giấy này nhé! Nó sẽ trả lời được hết! Và những gì nó nói cũng chính là những điều mà anh muốn nói với em bấy lâu nay!

Bà vợ của ông khách thích thú nhận mảnh giấy từ tay chồng rồi tiến gần hơn lại chỗ con chim, giọng không giấu nổi vẻ hồi hộp:

– Hôm nay ta có đẹp không?

Con chim nghe xong thì ngơ ngác trong giây lát, rồi trả lời dõng dạc:

– Không! Mắc ói lắm! Mắc ói lắm!

Mặt bà vợ tối sầm, mặt ông khách tối sầm, và mặt tôi cũng thế. Chỉ có mặt con chim thì vẫn vênh vênh lên tự đắc như thể nó vừa trả lời được câu hỏi một cách rất xuất sắc. Cái con chim chết tiệt này! Lúc tập luyện thì ngon vậy mà đến lúc làm thật thì lại nhầm lẫn lung tung cả. Thế nhưng tôi và ông khách còn chưa kịp can thiệp gì thì bà vợ đã tiếp tục:

– Có muốn ăn thịt sống không?

– Quá tuyệt vời! Quá tuyệt vời!

– Làm bạn với ta, ngươi thấy thế nào?

– Phát điên mất thôi! Phát điên mất thôi!

– Nếu đột nhiên ta chết và không làm bạn với ngươi được nữa thì ngươi sẽ thế nào?

– Vui lắm! Vui lắm!

Xong bốn câu hỏi, mặt bà vợ đã chuyển từ tối sầm sang tím tái. Bà ta vo tròn mẩu giấy, ném thằng vào mặt chồng rồi quát:

– Hóa ra, đó là những điều mà ông muốn nói với tôi bấy lâu nay hả?

Dứt lời, bà vợ hầm hầm bỏ đi. Ông chồng cuống cuồng chạy theo trình bày, giải thích, rồi xin lỗi, nhưng có vẻ như tình hình không ổn lắm!

Tôi thở dài ngao ngán nhìn con chim chết tiệt vẫn đang vui vẻ nhảy nhót loạn xạ trong lồng. Thôi, thế là bao công sức đi tong, lát nữa chắc lão khách ấy sẽ quay lại đòi tiền tạm ứng, rồi còn chửi rủa tôi nữa chứ. Bao nhiêu năm theo cái nghề này rồi mà đến giờ vẫn còn bị một vố nhục nhã thế này. Quả đúng là lão khách ấy quay lại thật, nhưng không hề tỏ ra giận dữ mà ngược lại, mặt lão rất hả hê. Lão dúi vào tay tôi một xấp tiền khiến tôi như muốn ngã ngửa, không thể hiểu chuyện gì đang xảy ra…

– Ơ! Thế này là sao? Tôi đã làm hỏng việc của ngài thì tôi phải trả lại tiền ứng cho ngài chứ, sao ngài còn đưa thêm tiền cho tôi?

– Đúng ra là tôi phải đưa cho anh gấp nhiều lần chỗ này, nhưng trong túi chỉ còn bấy nhiêu nên mong anh thông cảm. Hôm nay, con chim đã thay mặt tôi nói với vợ tôi những điều mà tôi ấp ủ bấy lâu nay, những điều mà tôi biết rằng cho đến lúc chết tôi cũng không bao giờ đủ dũng khí để nói! Tôi đội ơn con chim của anh nhiều lắm!

Nói xong, lão khách vội vã ra về, bỏ lại tôi một mình đứng đó trong sự ngỡ ngàng đến bàng hoàng. Con chim chết tiệt ấy thì vẫn đang nhảy loạn xạ trong lồng, vừa nhảy vừa nói luôn mồm:

– Điên mất thôi! Điên mất thôi! Quá tuyệt vời! Quá tuyệt vời!

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật